Các phương pháp phân lập và nuôi cấy virus ở m?
Virus là sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc. Có rất nhiều loại virus, virus của: vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn lam, nấm, tảo, thực vật, động vật (nguyên sinh, không xương sống, côn trùng, có xương sống). Bệnh do virus gây ra thường rất khó chữa mà phần lớn trông chờ vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn.
Tùy loại virus mà người ta phải dùng các phương pháp nuôi cấy khác nhau:
I. Nuôi cấy trên mô tế bào: đây là một thành tựu lớn trong virus học, ngày nay được sử dụng rộng rãi để phân lập, định loại và chuẩn độ virus. Ngoài ra còn dùng trong nghiên cứu huyết thanh học và dùng để chế tạo vắc xin. Phương pháp này sử dụng nguyên tắc: nếu lấy một số tế bào cho vào môi trường dinh dưỡng thích hợp và điều kiện thích hợp thì tế bào sẽ sống và phân chia. Sau một thời gian lại rửa và thêm môi trường dinh dưỡng mới thì tế bào lại tiếp tục phân chia.
1. Các loại tế bào chính được sử dụng:
- Nuôi cấy dòng tế bào sơ cấp (trong các tài liệu cũ của Việt Nam gọi là tiên phát): lấy tế bào trực tiếp từ mô của cơ thể.
- Nuôi cấy các dòng tế bào bán liên tục: cấy chuyển một số lần nhất định mới chết (thường dưới 50 lần)
- Nuôi cấy dòng tế bào liên tục (thường trực): Phân chia không ngừng.
2. Môi trường dinh dưỡng: chia 2 loại tự nhiên và tổng hợp
- Tự nhiên: huyết thanh, nước ép bào thai, muối đệm...
- Tổng hợp: được các hãng sx với công thức nhất định mỗi loại môi trường của các hãng khác nhau thì có ưu điểm riêng.
3. Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào:
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào một lớp: Một lớp tế bào đẹp trên hộp nuôi (thường là flask)
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào nhiều lớp: Từ 2 lớp tế bào trở lên
- Nuôi cấy tế bào trên nồi lên men: (nuôi cấy chìm) tế vào lơ lửng hoặc được cố định trên giá thể tiếp xúc với môi trường dinh dưỡng và phân chia, đến khi đạt nồng độ cần thiết thì lấy tế bào đem đi xử lý theo yêu cầu công việc. Tế bào được nuôi cấy liên tục hoặc bán liên tục.
Sau đó cho virus xâm nhiễm tế bào và nhân lên, phá hủy tế bào - xử lý - thu virus.
II. Nuôi trên phôi gà: Virus được tiêm vào phôi gà (6-13 ngày tuổi). Tuỳ loại virus mà tiêm vào các nơi khác nhau của phôi: màng túi niệu hoặc túi ối, màng niệu đệm, lòng đỏ, não... Sau khi tiêm dùng parafin vô trùng gắn vào lỗ tiêm, để tủ ấm 37 độ C trong 3-4 ngày. Sau đó mổ trứng lấy các mô nhiễm virus, dựa vào biến đổi đại thể để đánh giá sự phát triển của virus. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng trừ một số trường hợp đặc biệt chưa tìm ra phương pháp thay thế. Kỹ thuật tiêm của phương pháp này khó đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao.
III. Nuôi trên động vật mẫn cảm: Phương pháp được dùng từ lâu đời. Virus được tiêm vào bộ phận của cơ thể sinh vật, sau một thời gian (thường là 5-10 ngày) giết động vật, lấy tổ chức, tiêm truyền cho con khác, làm như vậy 2-3 lần có thể gaay được bệnh cảnh lâm sàng hoặc biến đổi phủ tạng của cơ thể con vật phán đoán được sự tồn tại của virus. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng mặc dù nó vẫn được dùng để làm huyết thanh, làm một số loại vắc xin, các kháng nguyên chẩn đoán...
Virus là sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc. Có rất nhiều loại virus, virus của: vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn lam, nấm, tảo, thực vật, động vật (nguyên sinh, không xương sống, côn trùng, có xương sống). Bệnh do virus gây ra thường rất khó chữa mà phần lớn trông chờ vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn.
Tùy loại virus mà người ta phải dùng các phương pháp nuôi cấy khác nhau:
I. Nuôi cấy trên mô tế bào: đây là một thành tựu lớn trong virus học, ngày nay được sử dụng rộng rãi để phân lập, định loại và chuẩn độ virus. Ngoài ra còn dùng trong nghiên cứu huyết thanh học và dùng để chế tạo vắc xin. Phương pháp này sử dụng nguyên tắc: nếu lấy một số tế bào cho vào môi trường dinh dưỡng thích hợp và điều kiện thích hợp thì tế bào sẽ sống và phân chia. Sau một thời gian lại rửa và thêm môi trường dinh dưỡng mới thì tế bào lại tiếp tục phân chia.
1. Các loại tế bào chính được sử dụng:
- Nuôi cấy dòng tế bào sơ cấp (trong các tài liệu cũ của Việt Nam gọi là tiên phát): lấy tế bào trực tiếp từ mô của cơ thể.
- Nuôi cấy các dòng tế bào bán liên tục: cấy chuyển một số lần nhất định mới chết (thường dưới 50 lần)
- Nuôi cấy dòng tế bào liên tục (thường trực): Phân chia không ngừng.
2. Môi trường dinh dưỡng: chia 2 loại tự nhiên và tổng hợp
- Tự nhiên: huyết thanh, nước ép bào thai, muối đệm...
- Tổng hợp: được các hãng sx với công thức nhất định mỗi loại môi trường của các hãng khác nhau thì có ưu điểm riêng.
3. Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào:
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào một lớp: Một lớp tế bào đẹp trên hộp nuôi (thường là flask)
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào nhiều lớp: Từ 2 lớp tế bào trở lên
- Nuôi cấy tế bào trên nồi lên men: (nuôi cấy chìm) tế vào lơ lửng hoặc được cố định trên giá thể tiếp xúc với môi trường dinh dưỡng và phân chia, đến khi đạt nồng độ cần thiết thì lấy tế bào đem đi xử lý theo yêu cầu công việc. Tế bào được nuôi cấy liên tục hoặc bán liên tục.
Sau đó cho virus xâm nhiễm tế bào và nhân lên, phá hủy tế bào - xử lý - thu virus.
II. Nuôi trên phôi gà: Virus được tiêm vào phôi gà (6-13 ngày tuổi). Tuỳ loại virus mà tiêm vào các nơi khác nhau của phôi: màng túi niệu hoặc túi ối, màng niệu đệm, lòng đỏ, não... Sau khi tiêm dùng parafin vô trùng gắn vào lỗ tiêm, để tủ ấm 37 độ C trong 3-4 ngày. Sau đó mổ trứng lấy các mô nhiễm virus, dựa vào biến đổi đại thể để đánh giá sự phát triển của virus. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng trừ một số trường hợp đặc biệt chưa tìm ra phương pháp thay thế. Kỹ thuật tiêm của phương pháp này khó đòi hỏi nhân viên có tay nghề cao.
III. Nuôi trên động vật mẫn cảm: Phương pháp được dùng từ lâu đời. Virus được tiêm vào bộ phận của cơ thể sinh vật, sau một thời gian (thường là 5-10 ngày) giết động vật, lấy tổ chức, tiêm truyền cho con khác, làm như vậy 2-3 lần có thể gaay được bệnh cảnh lâm sàng hoặc biến đổi phủ tạng của cơ thể con vật phán đoán được sự tồn tại của virus. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng mặc dù nó vẫn được dùng để làm huyết thanh, làm một số loại vắc xin, các kháng nguyên chẩn đoán...