SSH là viết tắt của Supression Subtractive Hybridization (chịu không dịch sang tiếng Việt được). Đây là một phương pháp cho phép phát hiện sự khác biệt về mức độ biểu hiện gene bằng cách so sánh 2 "quần thể" cDNA.
Nguyên lý của phương pháp (nhìn hình minh họa là chính, đọc là phụ )
1. Thiết lập 1 quần thể cDNA chuẩn, tên gọi gán cho quần thể này là DRIVER.
2. Tách mRNA tổng số của đối tượng cần so sánh. Chạy RT-PCR để thu được quần thể cDNA thứ 2, tên được gán cho quần thể này là TESTER.
Thông thường trong các nghiên cứu driver là cDNA tổng số của kiểu gene hoang dại (wild style) đã được chuẩn hóa, còn Tester là cDNA tổng số của kiểu gene đột biến (mutant). Sự có mặt của một cDNA mới, sự vắng mặt của 1 cDNA vốn có hay sự khác nhau đáng kể về số lượng bản copies của 1 cDNA chính là 3 yếu tố phản ánh sự khác biệt trong biểu hiện/mức độ biểu hiện gene giữa kiểu gene hoang dại và kiểu gene đột biến.
3. Cắt tester bằng enzyme giới hạn đầu bằng.
4. Chia đôi lượng cDNA này thành 2 phần là tester A và tester B.
5. Nối tester A ở 1 đầu với 1 đoạn adapter A. Nối tester B ở 1 đầu với adapter B. Trên hình vẽ adapter A mầu vàng, adapter B mầu tím.
Các Adapter được thiết kế có tính chất inverted terminal repeats, tức là có thể lai với nhau. cDNA mạch kép với hai mạch đơn được gắn cùng 1 loại adapter sẽ tạo thành 1 cấu trúc "hình cái chảo" (pan-like structure). Với cấu trúc này thì cDNA mạch kép sẽ không thể nhân lên bằng PCR được do primers (bổ xung với adapter) không còn chỗ để bám. Hiện tượng này được gọi là PS-effect.
6. Bước loại trừ thứ nhất là loại trừ bằng hibridization: Tester A, B và driver được biến tính rồi hybridize: Driver - Tester A và Driver - Tester B. Số lượng copies của driver được cung cấp dư thừa so với tester. Những cDNA nào của tester có trình tự tương ứng với driver sẽ tạo thành kiểu tổ hợp lai mạch kép như trên hình minh họa. Những cDNA nào không có trình tự tương ứng vẫn duy trì mạch đơn. Lưu ý ở đây là có những cơ chế (tôi cũng chưa hiểu những cơ chế này) và thí nghiệm đã được thiết kế sao cho không để sót trình tự nào của tester vẫn duy trì mạch đơn nếu nó có trình tự tương ứng trong driver.
7. Bước loại trừ thứ hai là loại trừ bằng PCR: Tiếp tục trộn 2 phần này lại với nhau. Lúc này các cDNA mạch đơn còn sót lại (tức là các cDNA không có trình tự tương ứng trong driver) sẽ lai với nhau tạo thành cDNA mạch kép. Bổ xung primers. Các tổ hợp chỉ có 1 adaper hoặc không có adpater nào được tạo thành trong bước loại trừ 1 dĩ nhiên không được nhân lên vì không có primer. Các tổ hợp có hai đầu adapter giống nhau được tạo thành trong bước loại trừ 1 cũng không được nhân lên do PS-effect. Chỉ có các tổ hợp cDNA mạch kép với 2 đầu adapter khác nhau mới được nhân lên.
8. Điện di, tách dòng ... để xác định các trình tự này. Đây chính là các trình tự mới được hình thành, chỉ có ở kiểu gene đột biến chứ không có mặt trong kiểu gene hoang dại.
Bài viết còn nhiều hạn chế do bản thân tôi chưa bao giờ làm thực nghiệm, chỉ đọc một chút lý thuyết về SSH. Mong các anh em cùng mổ xẻ tiếp.
Tham khảo:
- http://www.evrogen.com/t6.shtml
- WIKI
Nguyên lý của phương pháp (nhìn hình minh họa là chính, đọc là phụ )
1. Thiết lập 1 quần thể cDNA chuẩn, tên gọi gán cho quần thể này là DRIVER.
2. Tách mRNA tổng số của đối tượng cần so sánh. Chạy RT-PCR để thu được quần thể cDNA thứ 2, tên được gán cho quần thể này là TESTER.
Thông thường trong các nghiên cứu driver là cDNA tổng số của kiểu gene hoang dại (wild style) đã được chuẩn hóa, còn Tester là cDNA tổng số của kiểu gene đột biến (mutant). Sự có mặt của một cDNA mới, sự vắng mặt của 1 cDNA vốn có hay sự khác nhau đáng kể về số lượng bản copies của 1 cDNA chính là 3 yếu tố phản ánh sự khác biệt trong biểu hiện/mức độ biểu hiện gene giữa kiểu gene hoang dại và kiểu gene đột biến.
3. Cắt tester bằng enzyme giới hạn đầu bằng.
4. Chia đôi lượng cDNA này thành 2 phần là tester A và tester B.
5. Nối tester A ở 1 đầu với 1 đoạn adapter A. Nối tester B ở 1 đầu với adapter B. Trên hình vẽ adapter A mầu vàng, adapter B mầu tím.
Các Adapter được thiết kế có tính chất inverted terminal repeats, tức là có thể lai với nhau. cDNA mạch kép với hai mạch đơn được gắn cùng 1 loại adapter sẽ tạo thành 1 cấu trúc "hình cái chảo" (pan-like structure). Với cấu trúc này thì cDNA mạch kép sẽ không thể nhân lên bằng PCR được do primers (bổ xung với adapter) không còn chỗ để bám. Hiện tượng này được gọi là PS-effect.
6. Bước loại trừ thứ nhất là loại trừ bằng hibridization: Tester A, B và driver được biến tính rồi hybridize: Driver - Tester A và Driver - Tester B. Số lượng copies của driver được cung cấp dư thừa so với tester. Những cDNA nào của tester có trình tự tương ứng với driver sẽ tạo thành kiểu tổ hợp lai mạch kép như trên hình minh họa. Những cDNA nào không có trình tự tương ứng vẫn duy trì mạch đơn. Lưu ý ở đây là có những cơ chế (tôi cũng chưa hiểu những cơ chế này) và thí nghiệm đã được thiết kế sao cho không để sót trình tự nào của tester vẫn duy trì mạch đơn nếu nó có trình tự tương ứng trong driver.
7. Bước loại trừ thứ hai là loại trừ bằng PCR: Tiếp tục trộn 2 phần này lại với nhau. Lúc này các cDNA mạch đơn còn sót lại (tức là các cDNA không có trình tự tương ứng trong driver) sẽ lai với nhau tạo thành cDNA mạch kép. Bổ xung primers. Các tổ hợp chỉ có 1 adaper hoặc không có adpater nào được tạo thành trong bước loại trừ 1 dĩ nhiên không được nhân lên vì không có primer. Các tổ hợp có hai đầu adapter giống nhau được tạo thành trong bước loại trừ 1 cũng không được nhân lên do PS-effect. Chỉ có các tổ hợp cDNA mạch kép với 2 đầu adapter khác nhau mới được nhân lên.
8. Điện di, tách dòng ... để xác định các trình tự này. Đây chính là các trình tự mới được hình thành, chỉ có ở kiểu gene đột biến chứ không có mặt trong kiểu gene hoang dại.
Bài viết còn nhiều hạn chế do bản thân tôi chưa bao giờ làm thực nghiệm, chỉ đọc một chút lý thuyết về SSH. Mong các anh em cùng mổ xẻ tiếp.
Tham khảo:
- http://www.evrogen.com/t6.shtml
- WIKI