Sinh hóa - Một chuyên ngành hay của sinh học

Nguyễn Công Sơn

Senior Member
SINH HOC (BIOCHEMICAL (TA) HAY BIOCHIMIE (TP)) LA MOT NGANH HOC RAT LY THU VA HAP DAN NGHIEN CUU VE CAC VAN DE VE MOI QUAN HE CUA HOA HOC VA SINH HOC VA UNG DUNG CUA NO.

CHUNG TA CO THE NEU RA MOT SO CAC HUONG NGHIEN CUU CHINH NHU SAU: ENZYM VA UNG DUNG - CHAT MAU - KIEM NGHIEM LUONG THUC THUC PHAM - CAC SAN PHAM THUC AN GIA SUC... OI THOI RAT NHIEU CAC BAN AH. CAC BAN NAO CO HUNG THU VE VAN DE HOA SINH CHUNG TA CO THE TRAO DOI TAI DAY.

CO RAT NHIEU NHUNG VAN DE LIEN QUAN DEN SINH HOA, TRONG KHA NANG HAN HEP CUA MINH MONG CAC BAN DONG GOP THEM CHO SINH DONG.

MOT NGUOI DAM ME HOA SINH

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
<Ban quản trị>
+ Mong các bạn hãy viết tiếng Việt có dấu. Bộ gõ tiếng Việt luôn được bật ở chế độ Telex
+ Không viết toàn chữ hoa như trên.
 
Tôi thì thích nhất môn sinh hóa ở điểm nó giúp tôi hiểu sâu thêm nhiều cơ chế. Phải công nhận nó là một môn hay và rất cơ bản cho người học sinh học cũng như các chuyên ngành sinh học khác.
Mình có một câu hỏi này hơi chuối, cũng mang tính chất đánh đố một chút, mãi không tìm ra câu trả lời bạn nào biết thì giúp nhé, và cũng thông cảm nếu thấy nó chuối quá.
Cho hỏi đường Ribose và deoxyribose có tính chất gì đặc biệt mà nó lại tồn tại trong RNA và DNA nhỉ. Tại sao không phải là glucose chẳng hạn.
 
Bạn định "đánh đố" ai thế?..:)
Mình chỉ xin nói một điều nho nhỏ như thế này trước đã nhé, còn cụ thể, nếu cần, mình sẽ viết tiếp sau...
DNA, RNA là viết tắt của từ gỉ nhỉ?
Deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid..:) OKie?
 
câu trả lời của ruanhocon rất hay. Muốn tìm hiểu về cơ chế này bạn có thể tham khảo thêm sách "Sinh học phân tử" của TS Hồ Hùynh Thùy Dương - nxb ĐHQG
 
Câu hỏi why luôn là một dạng câu hỏi khó nhất để trả lời! Có lẽ tôi hiểu ý bạn casper hỏi là tại sao lại là đường ribose và deoxyribose tham gia vào trong cấu trúc của vật chất di truyền (tức là DNA và RNA) mà không phải là loại đường khác, đúng không vậy?
Đúng là tôi cũng đã từng nghĩ đến vấn đề này từ hồi phổ thông nhưng mà vẫn chưa trả lời được. Có thể là do cấu trúc của nó đảm bảo được các tính chất của vật chất di truyền chăng, ví dụ như là tính bền vững của chuỗi, khả năng tự sao chép...
Các bạn có thể cho những bình luận sâu hơn về vấn đề này không, vì mình nghĩ đây là câu hỏi thật sự thú vị!
 
mình có thể tạm giải thích nơm na thế này. DNA và RNA đã tồn tại rất lâu trước khi được Waston và Crick phát hiện ra các bạn ah.

Và khi người ta phân tích được thành phần cấu tạo của mỗi nuclêotid hoặc ribonucleptide thì trong thành phần của nó có chứa một phân tử đường mà người ta đã định tên cho đường này trước đây là dezổyíbose và... cho nên để tiện cho tên gọi người ta đã gán tên mà lọai đường tồn tại trong đó để gọi tên phân tử DNA và RNA

Các bạn muốn tìm hiểu thêm mình hẹn các bạn một dịp gần đây mình sẽ tìm hiểu và trả lời vì kiến thức của mình cũng có hạn.

mong các bạn vui với câu trả lời này,
có thắc mắc bạn gửi mail cho mình banana_drum@yahoo.com
welcome to you!
 
Mình chỉ xin nói một điều nho nhỏ như thế này trước đã nhé, còn cụ thể, nếu cần, mình sẽ viết tiếp sau...
DNA, RNA là viết tắt của từ gỉ nhỉ?
Deoxyribonucleic acid và ribonucleic acid.. OKie?

--> Bác ruanhocon chắc hiểu sai câu hỏi của tôi

câu trả lời của ruanhocon rất hay. Muốn tìm hiểu về cơ chế này bạn có thể tham khảo thêm sách "Sinh học phân tử" của TS Hồ Hùynh Thùy Dương - nxb ĐHQG

--> đọc hết cả cái quyển này chả thấy giải thích cơ chế đâu cả.

Tôi nghĩ rằng đường ribose hay deoxyribose là thành phần cấu trúc của RNA/DNA do
1. Độ phân cực cao giúp các đường này dễ dàng liên kết với base nitơ và nhóm phosphate.
2. Cũng nhờ tính chất phân cực của bác này và bác phosphate group giúp DNA/RNA có tính chất hoà tan trong môi trường lỏng (môi trường trong tế bào).
3. Với lại em thấy cái vòng 5 cạnh của 2 bác đường này nằm trên một mặt phẳng hay sao ý, nên khi bác ý xếp vào trong cấu trúc DNA trông cứ đẹp đẹp, gọn gọn :roll: .

Còn mấy câu chuối tương tự như tại sao trong thành phần DNA lại là nhóm phosphate (mà không phải nhóm cacbonate chằng hạn), tại sao lại là base nitơ mà không phải base khác thì tôi tạm có câu trả lời, post lên đây các bác cho ý kiến
1. Là nhóm phosphate vì nhóm này có khả năng tạo thành liên kết phosphodiester là bộ khung khá vững chắc cho DNA (từ giờ cứ nói đến DNA cho ngắn gọn, RNA tương tự). Hơn nữa bác ATP lại kiêm luôn vai trò dữ trữ năng lượng của tế bào tiện quá còn gì. Hơn nữa khi polymer hoá mạch DNA từ bác dNTP, giải phóng năng lượng là bác PPi, năng lượng này giúp DNA polymerase tiếp tục thực hiện vai trò polymer hoá của mình.
2. Tại sao là base nitơ nhỉ. Theo em thì vì bác này không phân cực nên bác ý kỵ nước, quay vào trong chuỗi xoắn kép. Với tương tác kỵ nước và lực Van der Waals giữa các base giúp ổn định cấu trúc DNA. Hơn nữa lại có khả năng tạo mấy cái liên kết H làm cấu trúc DNA lại càng ổn định.

Còn một cái chung chung tôi nghĩ do dùng 3 bác cơ sở này để tạo thành cấu trúc DNA giúp cực tiểu hoá năng lượng liên kết, nếu thay bất cứ thành phần nào bằng nhóm khác sẽ làm tăng năng lượng liên kết trong các quá trình sinh hoá. Có khí hôm nào rỗi thử dùng HyperChem hay Chem3D test cái vậy.
 
Sau khi xem xét kỹ cấu trúc của đường deoxyribose và so sánh với các đường khác thì thấy quả thật nó có rất nhiều ưu thế. Deoxyribose là đường 5C, dạng vòng của nó có 5 cạnh (gọn gàng quá), tổng cộng là 3 nhóm –OH, cả ba nhóm này lại phân bố rất khéo trong không gian, dễ dàng tham gia chuỗi xoắn kép nhất. Các nhóm –OH này do đó tham gia tạo liên kết hoá học một cách thuận lợi nhất về mặt năng lượng và cấu trúc không gian khi tạo thành phân tử DNA, một nhóm tham gia liên kết với base nitơ nè, một nhóm tham gia liên kết với gốc phosphate nè, nhóm còn lại để dành, sau này tạo liên kết phosphodiester với anh bạn hàng xóm chứ.
Còn các bác đường khác ý à, bác thì có nhiều nhóm –OH quá (manose, galactose..), khi tạo chuỗi xoắn kép chúng nó tham gia liên kết tùm lum, làm sao tạo được cấu trúc có chu kỳ, gọn gàng, đẹp đẽ. Chưa kể các bác khác lại hay có cấu trúc vòng 6 cạnh, chả gọn gàng gì cả. Cho dù có bác nào khác cũng vòng 5 cạnh, cũng có 3 nhóm –OH thì các nhóm –OH này cũng không thể phân bố trong không gian thích hợp như bác deoxyribose được.
Đến đây lại nghĩ đến bác Ribose, bác này có tới 4 nhóm –OH. Thì đấy, cũng vì thế mà nhóm –OH tại 2’C của đường Ribose có thể trải qua sự tấn công ái nhân (nucleophilic) chống lại liên kết phosphodiester kế cận trong chuỗi RNA và phá vỡ liên kết. Chả thế mà các bác RNA có bao giờ dài và gọn được như DNA đâu. Nhưng điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là ngoài số nhóm –OH ra còn phải kể đến cấu trúc không gian của chúng nữa.
 
Chữ Biochemical là tính từ của chữ biochemistry, nên nếu nói tên môn học hay ngành học thì phải xài danh từ chứ kô phải tính từ.

Deoxyribonucleic acid nghĩa là acid ở trong nhân (nucleic) có nhóm đường ribo (5C) bị mất oxy (deoxy)
 
Dạ vâng em xin tiếp thu, sao mình đen thế nhỉ, cứ phát biểu câu nào lại lại động chạm đến cô rùa con:d
...Em lo âu trước cô rùa xa tắp
Trái tim đập những điều chưa biết rõ...
(ten tennnn)

to Biochimie, tất cả những cái tôi nói về DNA chỉ mang tính suy luân của tôi thôi, nên muốn mọi người cho ý kiến kiểm chứng. Chứ còn tôi nghĩ ai chả biết rõ về DNA có chăng là người ta không nghĩ theo kiểu chuối như tôi thôi :d
 
casper said:
... Tôi nghĩ rằng đường ribose hay deoxyribose là thành phần cấu trúc của RNA/DNA do
1. Độ phân cực cao giúp các đường này dễ dàng liên kết với base nitơ và nhóm phosphate.
2. Cũng nhờ tính chất phân cực của bác này và bác phosphate group giúp DNA/RNA có tính chất hoà tan trong môi trường lỏng (môi trường trong tế bào).
3. Với lại em thấy cái vòng 5 cạnh của 2 bác đường này nằm trên một mặt phẳng hay sao ý, nên khi bác ý xếp vào trong cấu trúc DNA trông cứ đẹp đẹp, gọn gọn :roll: .
Bác giải thích hay quá!
Nhưng
casper said:
1. Là nhóm phosphate vì nhóm này có khả năng tạo thành liên kết phosphodiester là bộ khung khá vững chắc cho DNA (từ giờ cứ nói đến DNA cho ngắn gọn, RNA tương tự). Hơn nữa bác ATP lại kiêm luôn vai trò dữ trữ năng lượng của tế bào tiện quá còn gì. Hơn nữa khi polymer hoá mạch DNA từ bác dNTP, giải phóng năng lượng là bác PPi, năng lượng này giúp DNA polymerase tiếp tục thực hiện vai trò polymer hoá của mình.
2. Tại sao là base nitơ nhỉ. Theo em thì vì bác này không phân cực nên bác ý kỵ nước, quay vào trong chuỗi xoắn kép. Với tương tác kỵ nước và lực Van der Waals giữa các base giúp ổn định cấu trúc DNA. Hơn nữa lại có khả năng tạo mấy cái liên kết H làm cấu trúc DNA lại càng ổn định.
Còn một cái chung chung tôi nghĩ do dùng 3 bác cơ sở này để tạo thành cấu trúc DNA giúp cực tiểu hoá năng lượng liên kết, nếu thay bất cứ thành phần nào bằng nhóm khác sẽ làm tăng năng lượng liên kết trong các quá trình sinh hoá. Có khí hôm nào rỗi thử dùng HyperChem hay Chem3D test cái vậy.
Thì không thấy hợp lý cho lắm, vì thử tính xem nếu mà tính tổng năng lượng giải phóng tử phản ứng NTP -> NMP + PP thì nó vượt quá rất nhiều năng lượng tổng hợp n NMP -> RNA, DNA ! Vì thế tôi nghĩ ở đây có sự giải thích khác, liên quan đến câu trúc môi trường xung quanh là Nước! Thử hình dung xem nếu, chính cái năng lượng thoát ra từ phản ứng NTP -> NMP + PPi thì PPi sẽ lan ra xung quanh môi trường và tạo thành các claster với nước! Lúc đó chính cấu trúc môi trường nước xung quanh thay đổi và nó sẽ tạo ra một "con đường riêng" để phản ứng giữa các polymer hóa NMP dưới dẫn dắt của DNA-polymerase thành RNA và DNA!
Cách giải thích có một số lợi thế là:
-cân bằng năng lượng more understanded hơn
-có thể giải thích được tại sao ADN, ARN có chiều dài xác định!
Nhưng có điểm chưa hiểu rõ là
-Cách các ptử nước trong nhân và trong tế bào chất tạo thành claster - cái này rất khó tìm hiểu vì công nghệ chưa cho phép. Phải chăng nước trong tế bào không giống với nước tinh khiết bên ngoài!!!
Còn tại sao là base Nito thì câu hỏi này phải có lẽ liên quan đến nhiều các khác nữa! Tôi nghĩ có thể có mối quan hệ giữa base Nito của RNA hay ADN và Nito trong protein!
Còn cách giải thích base Nito ở DNA là timin có thêm gốc -CH3 để tăng tính không phân cực => giữ cấu trúc của ADN bền vững hơn là khá hợp lý!
 
các bác cho em hỏi glucozo khác fructozo và galactozo o chỗ nào mà tại sao glucozo hay dc dùng làm năng luong còn hai bác kia thì ko giúp em voi khó qúa
 
xin lỗi em mới làm thành viên nên có 1 câu hỏi hơi ngớ ngẩn như sau: làm thế nào để vào được chỗ chỉ chuyên post và trả lời câu hỏi :mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top