Lê Đoàn Thanh Lâm
Senior Member
Đồ uống kết hợp bia và cafe
Một món đồ uống nửa cafe nửa bia sẽ nhanh chóng xuất hiện trong menu của bạn. Hãng Nestec, thuộc đế chế Nestle ở Thuỵ Sĩ, vừa sáng chế ra một loại đồ uống cafe lên men, sủi bọt như bia nhưng lại có vị cafe đặc trưng.
Loại đồ uống được làm theo cách tương tự như bia, nhưng nhiệt độ được kiểm soát để ngăn việc tạo ra cồn êtylic. Vì vậy món đồ uống mới có thể hoàn toàn phù hợp với những người lái xe đường dài.
Nestle cho biết rất khó để bảo tồn hương vị cafe đặc trưng trong quá trình sản xuất. Các hạt cafe được rang như thường và hoá chất chứa hương liệu tự nhiên sẽ được tách ra bằng bình ngưng đông lạnh rồi sau đó chuyển thành dầu cafe. Số còn lại được xay thành bột, trộn với men và đường mía, và để lên men trong vòng 4 tiếng ở nhiệt độ dưới 22 độ C. Tại nhiệt độ đó, men vẫn có thể chuyển hoá nhưng không tạo ra cồn.
Lúc này, dầu hương liệu mới được trộn lẫn với chất lỏng và nitơ được bơm vào để tạo bọt. Thêm một chút đường cũng giúp giữ lại hương liệu cho đến khi đồ uống được đổ ra, Nestle tiết lộ.
VÀ ĐÂY:Sản xuất cà phê bằng men sinh học
Sản xuất cà phê theo phương pháp ướt, hay còn gọi là lên men, là kết quả nghiên cứu của Bộ môn công nghệ sinh học, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, do PGS TS Nguyễn Đức Lượng làm chủ nhiệm đề tài. Cà phê được lên men bằng phương pháp sinh học có vị thơm đậm, sau khi uống vào có vị ngọt hậu, càng để lâu càng ngon. Cà phê được sản xuất bằng phương pháp lên men có hiệu suất trích ly lên đến 95%, các thành phần có trong hạt cà phê được hòa tan gần như hoàn toàn khi pha chế.
Theo PGS Nguyễn Đức Lượng, chất pectin và celluloza trong cà phê chiếm 30-40% khối lượng vỏ. Không chỉ trong vỏ, hai chất này còn có trong hạt cà phê, gây cản trở sự thất thoát các chất khi hòa tan. Các quá trình rang cà phê (nhiệt) và nghiền cà phê (cơ học) chỉ mới phá vỡ một phần thành tế bào. Vì vậy, khi được pha chế, một phần chất vẫn còn lại ở bã cà phê.
Nhóm nghiên cứu đã chế tạo ra được một loại chế phẩm sinh học từ nấm mốc Aspergillus niger, tên thương phẩm là Biona-9. Loại men sinh học này có khả năng loại bỏ hai loại chất nói trên mà không ảnh hưởng đến chất lượng của hạt (nhân). Sau 9 giờ ủ men sinh học với cà phê, 100% cà phê được bóc vỏ hoàn toàn.
Bà Lê Thị Thanh Huyền, giám đốc Công ty Cao Nguyên Đỏ cho biết: So với việc sản xuất cà phê theo phương pháp khô, sản xuất cà phê theo phương pháp lên men cho năng suất cao hơn gần 20%. Hiện nay, công suất của nhà máy là 100kg/ngày. Sau khi được phân loại, cà phê sẽ được ủ men sinh học, sau 24 giờ có thể sử dụng ngay. Cà phê được sản xuất bằng men sinh học càng để lâu càng ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn toàn được bảo đảm. Hiện nay, loại cà phê này đã được bán trên thị trường.
-----------------------------
--> ở trường hợp 1 ốtc thành phần C2H5OH trong sản phẩm. trường hợp 2 không có. Vậy truong hop 1 mói đúng là lên men cà phê, còn cái 2 thì chỉ là sử dụng men sinh học để tăng hiệu suất. Không biết bác nào có diễm phúc uống cả 2 loại này chưa?
Có ai tham gia thảo luận về cái này không nhỉ :?: khá thú vị phải ko
nhờ anh,chị giúp em lấy bài báo này ạ science direct
Một món đồ uống nửa cafe nửa bia sẽ nhanh chóng xuất hiện trong menu của bạn. Hãng Nestec, thuộc đế chế Nestle ở Thuỵ Sĩ, vừa sáng chế ra một loại đồ uống cafe lên men, sủi bọt như bia nhưng lại có vị cafe đặc trưng.
Loại đồ uống được làm theo cách tương tự như bia, nhưng nhiệt độ được kiểm soát để ngăn việc tạo ra cồn êtylic. Vì vậy món đồ uống mới có thể hoàn toàn phù hợp với những người lái xe đường dài.
Nestle cho biết rất khó để bảo tồn hương vị cafe đặc trưng trong quá trình sản xuất. Các hạt cafe được rang như thường và hoá chất chứa hương liệu tự nhiên sẽ được tách ra bằng bình ngưng đông lạnh rồi sau đó chuyển thành dầu cafe. Số còn lại được xay thành bột, trộn với men và đường mía, và để lên men trong vòng 4 tiếng ở nhiệt độ dưới 22 độ C. Tại nhiệt độ đó, men vẫn có thể chuyển hoá nhưng không tạo ra cồn.
Lúc này, dầu hương liệu mới được trộn lẫn với chất lỏng và nitơ được bơm vào để tạo bọt. Thêm một chút đường cũng giúp giữ lại hương liệu cho đến khi đồ uống được đổ ra, Nestle tiết lộ.
VÀ ĐÂY:Sản xuất cà phê bằng men sinh học
Sản xuất cà phê theo phương pháp ướt, hay còn gọi là lên men, là kết quả nghiên cứu của Bộ môn công nghệ sinh học, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, do PGS TS Nguyễn Đức Lượng làm chủ nhiệm đề tài. Cà phê được lên men bằng phương pháp sinh học có vị thơm đậm, sau khi uống vào có vị ngọt hậu, càng để lâu càng ngon. Cà phê được sản xuất bằng phương pháp lên men có hiệu suất trích ly lên đến 95%, các thành phần có trong hạt cà phê được hòa tan gần như hoàn toàn khi pha chế.
Theo PGS Nguyễn Đức Lượng, chất pectin và celluloza trong cà phê chiếm 30-40% khối lượng vỏ. Không chỉ trong vỏ, hai chất này còn có trong hạt cà phê, gây cản trở sự thất thoát các chất khi hòa tan. Các quá trình rang cà phê (nhiệt) và nghiền cà phê (cơ học) chỉ mới phá vỡ một phần thành tế bào. Vì vậy, khi được pha chế, một phần chất vẫn còn lại ở bã cà phê.
Nhóm nghiên cứu đã chế tạo ra được một loại chế phẩm sinh học từ nấm mốc Aspergillus niger, tên thương phẩm là Biona-9. Loại men sinh học này có khả năng loại bỏ hai loại chất nói trên mà không ảnh hưởng đến chất lượng của hạt (nhân). Sau 9 giờ ủ men sinh học với cà phê, 100% cà phê được bóc vỏ hoàn toàn.
Bà Lê Thị Thanh Huyền, giám đốc Công ty Cao Nguyên Đỏ cho biết: So với việc sản xuất cà phê theo phương pháp khô, sản xuất cà phê theo phương pháp lên men cho năng suất cao hơn gần 20%. Hiện nay, công suất của nhà máy là 100kg/ngày. Sau khi được phân loại, cà phê sẽ được ủ men sinh học, sau 24 giờ có thể sử dụng ngay. Cà phê được sản xuất bằng men sinh học càng để lâu càng ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm hoàn toàn được bảo đảm. Hiện nay, loại cà phê này đã được bán trên thị trường.
-----------------------------
--> ở trường hợp 1 ốtc thành phần C2H5OH trong sản phẩm. trường hợp 2 không có. Vậy truong hop 1 mói đúng là lên men cà phê, còn cái 2 thì chỉ là sử dụng men sinh học để tăng hiệu suất. Không biết bác nào có diễm phúc uống cả 2 loại này chưa?
Có ai tham gia thảo luận về cái này không nhỉ :?: khá thú vị phải ko
nhờ anh,chị giúp em lấy bài báo này ạ science direct