Xong thạc sĩ có nên học tiếp tiến sĩ ko? Trong nước hay ngoài nước?

Em diễn giải từ các ý kiến của anh chị ở trên khi quyết định đi học tiến sĩ ở nước ngoài như thế này không biết có đúng không?

Thứ 1: Học tiến sĩ là cách dễ dàng nhất bên so với các cách khác khi muốn sống ở nước ngoài khi không có đủ khả năng tài chính và lại học ở mức khá trở lên. Các lý do thì vô cùng đa dạng. Đây là cách dễ dàng nhất vì thứ nhất nếu mình nghèo không đủ tiền đi học tự túc như các sinh viên khác thì phải kiếm học bổng 100% cho dù nguồn nào thì cũng vậy. Tất cả các giáo sư trừ những người rất giỏi đứng hàng đầu chuyên ngành thì có nhiều lựa chọn nghiên cứu viên cho mình, còn nói chung các thầy cũng khát sinh viên nhất là những thằng theo con đường và ngạch nghiên cứu của minh. Một số lý do để giải thích cho cái này như sau: tìm các sinh viên trong nước thì ít thằng theo, nên nhập khẩu sinh viên trong đó có sinh viên học tiến sĩ của Việt Nam mình, vì kiếm được sinh viên theo đúng chuyên ngành, có kiến thức cơ bản, kiến thức nền của ngành thì khỏi phải đào tạo lại cho nó mệt, với lại tìm chưa chắc đã có nên bắt buộc phải nhập khẩu dưới dạng học bổng giáo sư và các mối quen biết với các đồng nghiệp trên thế giới.

Với nguồn học bổng của chính phủ Việt Nam: Thì nói chung tiền sinh hoạt phí chỉ đủ nhu cầu tồn tại tối thiểu cho một gia đình sinh hoạt. Còn việc học hay làm được đề tài và về nước hay không phụ thuộc vào mình.

Với nguồn học bổng từ giáo sư và từ trường hoặc từ chính phủ nước sở tại thì cũng đủ cho một gia đình tồn tại tất nhiên là xông xênh hơn nhiều so với học bổng của chính phủ Việt Nam.

Thứ 2: Ham tìm hiểu những cái mới và trả lời câu hỏi do chính mình hoặc giáo sư đặt ra và tìm cách trả lời thông qua các kiến thức sách, tạp chí, hội thảo và thực nghiệm cũng như trao đổi với đồng nghiệp. Vì mọi thứ cực kỳ tự do nên phải lấy tiêu chí đăng báo làm tiêu chuẩn, vì ông có thể chơi cả 2-5 năm không có kết quả gì thì đó là tiêu chí loại bỏ và đánh giá hiệu quả đầu tư. Nước ngoài họ hiểu rõ, nghiên cứu là có tỉ lệ thất bại cực kỳ cao có thể lên đến 95-99,9%, nên họ phải lấy tiêu chí đăng báo để đảm bảo những cái tìm ra có ích và có khả năng ứng dụng trong vòng vài năm hoặc vài chục năm tới.

Tất cả mọi thứ kia đều phải trả giá tức là người ta mua sức lao động của mình còn đặt thêm một loạt mỹ từ như học bổng, danh giá, nhà nghiên cứu... Còn bán với giá bao nhiêu thì tuỳ quyền và khả năng tìm được gặp được của nghiên cứu sinh.

Em có một câu hỏi thế này: Ncs có thể nghiên cứu mọi thứ nhưng tại sao phần nhiều người nghiên cứu lại chấp nhận cái nghèo để đánh đổi nhỉ? Nghèo có thể là một yếu tố kích thích nhưng nó sẽ giới hạn rất nhiều thứ. Mà giả sử giàu thì tốt hơn chứ, vì nghèo phải đối mặt với yếu tố không có khả năng mua hoặc không có tiền để sa ngã ví dụ đi chơi, du lịch, đi bar, nhậu nhẹt, tiệc tùng... Còn giàu thì phải vượt qua cái cám dỗ có khả năng đó mà không dùng thì cái nào khó hơn nhỉ?

Mình có thể nghiên cứu tất cả mọi thứ sẵn sàng đánh đổi vài năm để trả lời câu hỏi ở đâu đâu, mà có câu hỏi nhà mình cần bao nhiêu tiền để sống và làm cách nào đủ số tiền đó lương thiện và theo pháp luật? Con số thì tuỳ mọi người. Em nghĩ câu hỏi này ai cũng phải giải quyết. Còn cách nhanh nhất và lười nhất của chúng ta là người ta trả mình thế, có bao nhiêu tiêu kiểu gì chả đủ. Với lại cứ đưa hết cho vợ là xong, cô ấy lo lắng xoay xở một mình còn ta cứ quan tâm tới mấy câu hỏi kia của ta, kiểu gì chả đủ ăn không sợ chết đói.

Em nói lương thiện vì tình trạng làm đề tài nckh ở nhà ntn thì mọi người đều biết rồi. Không xẻo từ đó thì lấy đâu ra mà mời, mà xin các loại duyệt?

Giáo sư thì cuối cùng cũng đi buôn mà, cuối cùng cũng bán sản phẩm (bài báo, công trình nghiên cứu, patent) cho thị trường mà. Tại sao mình ko bắt đầu học cách buôn ở lúc 2x, 3x mà phải chờ đến khi cuối 3x 4x rồi mới học đi buôn? Vì trước sau mình cũng phải bảo vệ kế hoạch, câu kéo tài trợ, câu kéo dự án mà?
 
Thứ 1: Học tiến sĩ là cách dễ dàng nhất bên so với các cách khác khi muốn sống ở nước ngoài khi không có đủ khả năng tài chính và lại học ở mức khá trở lên. Các lý do thì vô cùng đa dạng. Đây là cách dễ dàng nhất vì thứ nhất nếu mình nghèo không đủ tiền đi học tự túc như các sinh viên khác thì phải kiếm học bổng 100% cho dù nguồn nào thì cũng vậy.

Điều này không đúng nhé! Có nhiều cách dễ hơn (một cách tương đối):

- Xuất khẩu lao động
- Làm cho các công ty đa quốc gia rồi leo lên vị trí ra nước ngoài làm cho họ
- Cưa một chàng/nàng Tây rồi cưới họ :D
- Cưa một chàng/nàng Việt Kiều rồi cưới họ :D
...

Ngoài ra rất nhiều trường hợp đi tự túc nhưng chỉ mất tiền đầu tư ban đầu, sang đây các bạn đi làm thêm là đủ để trang trải cuốc sống.

Tất cả các giáo sư trừ những người rất giỏi đứng hàng đầu chuyên ngành thì có nhiều lựa chọn nghiên cứu viên cho mình, còn nói chung các thầy cũng khát sinh viên nhất là những thằng theo con đường và ngạch nghiên cứu của minh. Một số lý do để giải thích cho cái này như sau: tìm các sinh viên trong nước thì ít thằng theo, nên nhập khẩu sinh viên trong đó có sinh viên học tiến sĩ của Việt Nam mình, vì kiếm được sinh viên theo đúng chuyên ngành, có kiến thức cơ bản, kiến thức nền của ngành thì khỏi phải đào tạo lại cho nó mệt, với lại tìm chưa chắc đã có nên bắt buộc phải nhập khẩu dưới dạng học bổng giáo sư và các mối quen biết với các đồng nghiệp trên thế giới.


Cách nhìn nhận nhập khẩu sinh viên này không đúng. Việc nhận sinh viên nước ngoài vào 1 lab có nhiều lý do lắm, điều Minh nói có xảy ra nhưng chỉ ở tỉ lệ rất nhỏ:

- Khi trưởng nhóm nghiên cứu là người nước ngoài, muốn giúp những người cùng quê nên ưu tiên
- Một số trung tâm nghiên cứu có quy định về tỉ lệ người nước ngoài tối thiểu, nhằm đa dạng hoá môi trường nghiên cứu
- Do các loại học bổng kiểu 322, 911, lab không mất tiền trả cho NCS mà vẫn có người làm
- Do một trong những điều rất hay của bọn Tư bản là bọn nó ít khi phân biệt bản địa hay ngoại quốc, ai tốt hơn thì nhận người đó!


Tất cả mọi thứ kia đều phải trả giá tức là người ta mua sức lao động của mình còn đặt thêm một loạt mỹ từ như học bổng, danh giá, nhà nghiên cứu... Còn bán với giá bao nhiêu thì tuỳ quyền và khả năng tìm được gặp được của nghiên cứu sinh.

Đây là sự thật chứ ko phải mỹ từ. Có rất nhiều học bổng quốc tế mà cả Tây lẫn ta cạnh tranh nhau quyết liệt, người được những học bổng như vậy có quyền tự hào về học bổng đó danh giá, mặc dù xét về lương thì không cao hơn những học bổng khác. Tuy nhiên điều kiện/môi trường nghiên cứu vượt trội là lợi thế cho tương lai nghiên cứu của những người đạt học bổng này.

Em có một câu hỏi thế này: Ncs có thể nghiên cứu mọi thứ nhưng tại sao phần nhiều người nghiên cứu lại chấp nhận cái nghèo để đánh đổi nhỉ? Nghèo có thể là một yếu tố kích thích nhưng nó sẽ giới hạn rất nhiều thứ. Mà giả sử giàu thì tốt hơn chứ, vì nghèo phải đối mặt với yếu tố không có khả năng mua hoặc không có tiền để sa ngã ví dụ đi chơi, du lịch, đi bar, nhậu nhẹt, tiệc tùng... Còn giàu thì phải vượt qua cái cám dỗ có khả năng đó mà không dùng thì cái nào khó hơn nhỉ?

Mình có thể nghiên cứu tất cả mọi thứ sẵn sàng đánh đổi vài năm để trả lời câu hỏi ở đâu đâu, mà có câu hỏi nhà mình cần bao nhiêu tiền để sống và làm cách nào đủ số tiền đó lương thiện và theo pháp luật? Con số thì tuỳ mọi người. Em nghĩ câu hỏi này ai cũng phải giải quyết. Còn cách nhanh nhất và lười nhất của chúng ta là người ta trả mình thế, có bao nhiêu tiêu kiểu gì chả đủ. Với lại cứ đưa hết cho vợ là xong, cô ấy lo lắng xoay xở một mình còn ta cứ quan tâm tới mấy câu hỏi kia của ta, kiểu gì chả đủ ăn không sợ chết đói.

Em nói lương thiện vì tình trạng làm đề tài nckh ở nhà ntn thì mọi người đều biết rồi. Không xẻo từ đó thì lấy đâu ra mà mời, mà xin các loại duyệt?

Giáo sư thì cuối cùng cũng đi buôn mà, cuối cùng cũng bán sản phẩm (bài báo, công trình nghiên cứu, patent) cho thị trường mà. Tại sao mình ko bắt đầu học cách buôn ở lúc 2x, 3x mà phải chờ đến khi cuối 3x 4x rồi mới học đi buôn? Vì trước sau mình cũng phải bảo vệ kế hoạch, câu kéo tài trợ, câu kéo dự án mà?

Nếu Minh muốn kiếm tiền để nuôi vợ con thì tốt nhất đừng apply PhD làm gì! Vì như đã nói, đã xác định làm nghiên cứu thì quên cái sự làm giàu đi và ngược lại! Tất nhiên có nhiều người làm nghiên cứu sau mở công ty vẫn giàu như mình đã nói, nhưng đó là chuyện sau này, khi làm PhD mà họ suốt ngày trăn trở vì tiền thì cũng khó mà thành công!

Thật ra làm PhD nghèo nhưng là nghèo tương đối thôi nếu so với những người ở VN cũng như bên này. Với phương Tây, lương PhD là mức lương cơ bản tức dành cho đa số dân lao động, trong khi thất nghiệp rất nhiều. Với VN thì lương PhD bên này thuộc loại cao, hơn nữa điều kiện sống, điều kiện nghiên cứu đều tốt hơn ở VN, lại không phải bon chen.

Ngoài ra làm PhD cũng có nhiều cái hay mà đi làm kiến tiền không có được như thời gian tự do, những gì mình làm được là của mình (ghi nhận trong bài báo), nếu giỏi, có phát kiến mới như kiểu tìm ra 1 loài mới, protein mới thì có thể lấy tên mình đặt cho nó :)), khi làm ra 1 thí nghiệm thì có cảm giác rất vui mừng, trong khi nhận lương hàng tháng thì thấy rất bình thường!
 
Em có một câu hỏi thế này: Ncs có thể nghiên cứu mọi thứ nhưng tại sao phần nhiều người nghiên cứu lại chấp nhận cái nghèo để đánh đổi nhỉ? Nghèo có thể là một yếu tố kích thích nhưng nó sẽ giới hạn rất nhiều thứ. Mà giả sử giàu thì tốt hơn chứ, vì nghèo phải đối mặt với yếu tố không có khả năng mua hoặc không có tiền để sa ngã ví dụ đi chơi, du lịch, đi bar, nhậu nhẹt, tiệc tùng... Còn giàu thì phải vượt qua cái cám dỗ có khả năng đó mà không dùng thì cái nào khó hơn nhỉ?
Nếu như quan niệm sống thoải mái nhất là làm cái mình thích thì có thể trả lời mấy bác nghiên cứu sinh *thích* ngồi trong lab suy nghĩ về những câu hỏi đâu đâu hơn là thích sa ngã.

Nói đến "đối mặt với những thứ không có khả năng mua" thì thực sự nhu cầu con người là vô hạn, giàu cách mấy cũng luôn phải có những lúc đối mặt như vậy. Nó chỉ trở thành vấn đề lớn khi "đối mặt với những nhu cầu cơ bản mà không có khả năng mua" thôi. Cái này thì như bác Hưng đã nói, ncs không nghèo đến mức "rớt mồng tơi".

Em nói thêm tại sao lương ncs thấp (chỉ ngang lương lao động cơ bản): là do nghiên cứu sinh vẫn là sinh viên chưa tốt nghiệp, chưa làm việc như một lao động thực thụ, thực tế lương (theo học bổng giáo sư) được coi là khoảng một nửa lương làm việc thực tế (áp dụng với postdoc). Vì vậy nghiên cứu sinh là "sinh viên", và được hưởng các ưu đãi của sinh viên.

Có mấy điểm em không đồng ý với bác Hưng
- Xuất khẩu lao động
- Làm cho các công ty đa quốc gia rồi leo lên vị trí ra nước ngoài làm cho họ
- Cưa một chàng/nàng Tây rồi cưới họ :D
- Cưa một chàng/nàng Việt Kiều rồi cưới họ :D
...
Bốn cái này đều khó khăn không kém. Cái thứ nhất thường phải qua công ty, không đủ tiền sẽ phải vay nợ trả góp. Thêm nữa lương của công nhân về cơ bản không cao hơn lương nghiên cứu sinh, thậm chí còn thấp hơn. Người đi làm giàu được là nhờ buôn bán và làm thêm (trái phép ở nhiều nước do vượt thời gian quy định). Cái thứ hai ngang với xin học bổng. Cái thứ ba và thứ tư còn khó hơn, và thường chỉ có các bạn nữ có khả năng này.
có phát kiến mới như kiểu tìm ra 1 loài mới, protein mới thì có thể lấy tên mình đặt cho nó :))
Cái này có khi khổ là khác. Bác cứ tưởng tượng đang ngủ mà mấy bác nghiên cứu sinh ở Mỹ cứ í ới gọi tên mình trong lab, sợ ngủ cũng k ngon mấy :D
 
Có mấy điểm em không đồng ý với bác Hưng

Bốn cái này đều khó khăn không kém. Cái thứ nhất thường phải qua công ty, không đủ tiền sẽ phải vay nợ trả góp. Thêm nữa lương của công nhân về cơ bản không cao hơn lương nghiên cứu sinh, thậm chí còn thấp hơn. Người đi làm giàu được là nhờ buôn bán và làm thêm (trái phép ở nhiều nước do vượt thời gian quy định). Cái thứ hai ngang với xin học bổng. Cái thứ ba và thứ tư còn khó hơn, và thường chỉ có các bạn nữ có khả năng này.

Đấy Minh thấy chưa, làm NCS là chuẩn rồi, ko cái gì dễ cả!
 
câu chuyện thứ 2:
MDB: 38 bài báo (phần lớn trên những tạp chí chuyên ngành hàng đầu), 2 book chapters, hướng dẫn 1 NCS. Đã hết 2 lần postdoc và hiện tại đang ở nhà chăm con.
 
Theo mình biết học ngành biotech/bioscience ở nước ngoài xong, có thể ở lại nước sở tại hoặc 1 nước tiên tiến thứ 3 bằng cách xin việc. Những công việc có thể xin (sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên nhé) kèm theo đk là:

+ Xin làm trợ GS ở 1 ĐH nghiên cứu (university) nếu cực giỏi, hồ sơ đẹp, có người đỡ đầu

+ Xin làm giảng viên ở một college. Ở Mỹ có mô hình baccalaureate college, là một dạng đại học chỉ giảng dạy thuần túy không có nghiên cứu (nếu có cũng chỉ là hoa lá cành). Công việc này nhẹ nhàng hơn làm Gs ĐH, nhưng cũng khá cạnh tranh.
+ Làm postdoc dài hạn: nhiều stress, bế tắc vì bỏ sức ra cho người khác lấy hết công...v.v
+ Làm cho công ty biotech: khả năng hòa nhập, trình độ ngoại ngữ tốt. ngặt cái là hầu như phải sang Mỹ mới có nhiều cty biotech
+ Làm cho chính phủ, ví dụ về counseling, patenting...v.v: lương thấp, làm công chức ăn lương
 
Em đã có quyết định của riêng mình.

Em cảm ơn các anh, các chị rất nhiều cho em một cái nhìn đúng hơn và những khó khăn phải đi qua khi học "Tiến sĩ".
 
Có khi nào ở VN mình mở một công ty tư vấn cho các nhà khoa học về vấn đề này không nhỉ?

Để được giúp đỡ và hướng dẫn thêm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Khương có thể liên lạc với Indochine Counsel hoặc Trung Thực JSC. Cả hai law firms này đều có người chuyên về công nghệ sinh học.

Chúc thành công,

Biologist-
 
Học hay không đó là tùy theo khả năng của bản thân mối người thôi bạn à.
Nếu nếu có điều kiện theo mình bạn nên du học sẽ tốt hơn.

Ads: Quận Ba Đình là một trong các quận lớn nhất thành phố Hà Nội với phía nam thì giáp Quận Hoàn Kiếm, phía Đông thì giáp với mặt sông Hồng, phía tấy thì giáp FPT Quận Cầu Giấy, còn phía bắc thì giáp với khu vực FPT Quận Tây Hồ thuộc nội đô thành phố Hà Nội.

FPT Quận Ba Đình hiện đang triển khai các gói cước internet tốc độ cao từ 16 Mbps đến 32 Mbps với giá cước cực kỳ khuyến mãi là 200.000đ. Chưa bao giờ giá cước lắp mạng fpt cầu giấy chi tiết >>> https://internetvietnam.net/dang-ky-lap-dat-internet-fpt-tai-quan-cau-giay.html và internet FPT tại Quận Ba Đình lại rẻ như vậy
lap-dat-internet-fpt-cau-giay.jpg

Khách hàng lắp cáp quang FPT Quận Ba Đình mà nhà không có số hoặc địa chỉ lắp mạng fpt đống đa không rõ ràng hoặc địa chỉ có người sử dụng nhưng nợ cước của FPT có thể đặt cọc 600.000đ hoặc trả trước tiền cước 12 tháng internet FPT Quận Ba Đình. Chương trình đang được khuyến mãi lắp mạng fpt hà đông tương tự tại địa bàn Internet FPT Quận Cầu Giấy Tp. Hà Nội

Xem thêm >>> Đăng ký lắp mạng internet fpt Huế

Thủ tục đăng ký FPT Quận Ba Đình Hà Nội cần có 1 CMND photo + Hộ khẩu photo + Phí và lắp đặt internet FPT Quận Ba Đình

Đặc biệt khi đăng ký FPT Quận Ba Đình có thể lựa chọn các hình thức thanh toán trả trước 6 tháng hay 1 năm để được miễn phí lắp đặt + Tặng 2 tháng cước sử dụng + Tặng accout Fshare vip đồng thời sẽ miễn luôn được tiền đặt cọc 600.000đ khi đăng ký internet quận Ba Đình.

Một số thông tin liên quan đến mạng internet fpt Cầu giấy.
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top