Thủy sinh vật định hướng trong không gian như thế nào

Status
Not open for further replies.

Đinh Văn Khương

Senior Member
Thủy sinh vật định hướng trong không gian như th

Các sinh vật định hướng trong không gian như thế nào? Chúng ta biết rằng các sinh vật có thể di cư đi rất xa để kiếm thức ăn hoặc là sinh sản, đặc biệt sự di cư của chúng được thực hiện theo một tuyến đường rất chính xác. Vậy, làm sao chúng biết được là chúng đang ở đâu và đang làm gì. Trước khi một loài động vật có thể di chuyển thành công từ nơi này tới nơi khác, chúng phải định hướng được mình trong không gian và theo thời gian.
Hoạt động của đồng hồ sinh học dựa theo nhịp điệu của cơ thể theo chu kỳ ngày đêm và theo những khoảng thời gian dài hơn là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình định hướng. Rất nhiều các nhân tố của môi trường là những tín hiệu giúp chúng thích nghi và “cài đặt” lại nhịp điệu cho chính mình. Một trong những tín hiệu quan trọng nhất chính là độ dài của ngày. Nó thay đổi một cách tuần hoàn theo các mùa khác nhau. Bên cạnh đó là nhiệt độ nước, nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có cũng là những tín hiệu cho sự di chuyển theo mùa.
Các nhà khoa học thấy rằng, sự định hướng trong không gian dường như phức tạp hơn so với định hướng theo thời gian. Thú và chim dựa vào các đặc điểm có thể nhận dạng được trên mặt đất để định hướng. Cá voi xám khi di cư cũng sử dụng những tín hiệu mặt đất mà chúng có thể nhìn thấy để định hướng. Chúng thường nhô đầu lên cao khỏi mặt nước
Một vài loài chim có khả năng ghi nhớ một cách chính xác những vùng xa lạ hoàn toàn. Keeton đã tìm ra bằng chứng cho thấy, bồ câu nhà có khả năng cảm nhận được chiều của từ trường trái đất. Khi Keeton gắn một nam trâm nhỏ ở cổ chim để làm nhiễu từ trường của trái đất, những con chim này đã không tìm được đường về nhà. Cá mập và cá đuối cũng có khả năng cảm nhận và phản ứng từ trường của trái đất. Nhưng khi nào chúng sử dụng khả năng này để định hướng chúng đang ở đâu trong đại dương thì vẫn còn là một ẩn số.
Một vài loài chim có khả năng định hướng trong đêm nhờ một vài ngôi sao. Các thông tin trực tiếp từ vị trí các vì sao, mặt trăng và mặt trời cũng có thể có vai trò trong sự di cư của những động vật biển nhưng chỉ khi chúng nhìn thấy bầu trời. Cá voi và rùa biển thường ngoi lên mặt để thở và có lẽ cũng để nhận nhữn tín hiệu từ mặt đất và từ các thiên thể. Nhưng những động vật bốn chân ở biển lại là những con vật “cận thị” trong không khí, và như vậy, rất khó có thể nhìn rõ bờ biển hoặc các vì sao.
Người ta biết rằng cá trình, cá hồi, cá mập và nhiều cá khác có khả năng dựa vào khứu giác. Những tiến bộ trong những thập kỷ qua về giải phẫu cơ thể đã tập hợp được những bằng chứng chứng tỏ cá hồi sử dụng những tín hiệu khứu giác để hỗ trợ chúng trong việc quay trở lại dòng sông mà chúng được sinh ra. Mỗi dòng sông và nhánh phụ lưu có mùi vị đặc trưng có khả năng nhận biết từ một khoảng cách rất xa ngoài biển. . Hardin- Joe cho rằng, những con cá hồi con đã ghi đậm mùi vị của dòng sông trong chuyến hành trình xuôi dòng ra biển. Khi trưởng thành, các tín hiệu này được chúng sử dụng để tìm đường quay lại nơi mà chúng được sinh ra.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bản chất hóa học của các “mùi vị” này. Tuy nhiên những “mùi vị” này bị khuếch tán khi ra tới biển và không thể có được một nồng độ đủ lớn để trợ giúp cho cá hồi di cư trở lại. Vậy, cái gì là “cột chỉ đường” cho những con cá này di cư trở lại, trong khi chúng ở dưới mặt nước?
Dòng nước chính là một trong những tín hiệu ổn định nhất ở đại dương. Các hình thức di cư của các loài cá và động vật biển khác dường như liên quan chặt chẽ tới các dòng chảy. Nhưng làm sao chúng có thể phát hiện ra được tốc độ và chiều hướng của dòng chảy khi mà chúng chẳng nhìn thấy mặt nước cũng như mặt đáy biển? Gradient nhiệt độ và nồng độ muối được tìm thấy ở bên lề các dòng chảy cũng có thể được một số loài cá phát hiện, nhưng chỉ khi nó rời khỏi dòng chảy. Nhưng những bằng chứng cho thấy cá hồi, cá ngừ và cá trình trưởng thành thường di cư giữa dòng nước chứ không theo các “mép” của dòng chảy.
Tốc độ và chiều hướng dòng chảy rất khó phát hiện từ bề mặt. Nhưng cá ở dưới bề mặt có thể phát hiện ra tốc độ và chiều của dòng chảy dựa vào s ự di chuy ển theo chi ều ngang của các loài phù du cũng như các chất lơ lửng. Trong đại dương, vận tốc nước thường giảm theo độ sâu. Cá ở gần đáy dòng chảy sẽ thấy các phần tử ở phía trên di chuyển theo chiều dòng chảy và ngược lại. Theo cách này thì chúng có thể định hướng được và di chuyển theo hướng dòng chảy hoặc ngược lại.
 
Một vài loài chim có khả năng ghi nhớ một cách chính xác những vùng xa lạ hoàn toàn. Keeton đã tìm ra bằng chứng cho thấy, bồ câu nhà có khả năng cảm nhận được chiều của từ trường trái đất. Khi Keeton gắn một nam trâm nhỏ ở cổ chim để làm nhiễu từ trường của trái đất, những con chim này đã không tìm được đường về nhà.

bạn ơi, bài của bạn có nhắc đến ông Keeton. Thế ông ta là ai vậy bạn? Ông ta phát biểu cái ý kiến khoa học này ở đâu vậy bạn? Hay là bạn viết nhằm với Ketone?

Vào bữa nhỡ tớ viết bài rằng:

Ông Linhtinh có cho rằng, đáng lý ra con gà có 3 chân, nhưng vì khi chiên gà ở tư thế 3 chân rất bất tiện, nên cuối cùng quá trình tiến hóa đã giúp cho gà có 2 chân như ngày nay. (trích từ www.sinhhocvietnam.com)

thì có được không nhỉ?
 
Vừa rồi có nghe than thở là các nhà "pha học" viết văn kinh dị lắm, đăng trên báo Tuổi Trẻ í. Tớ chả tin, nay mới thấy. Chỉ là chuyện vặt, vì hột vịt còn lộn, huống chi con người. Nhưng NAM CHÂM chứ không phải NAM TRÂM chữ này cơ bản quá mà???
 
hì hì :mrgreen: :mrgreen:
Giáo sư linhtinh à, em thấy giáo sư đưa ra giả thuyết về con gà 3 chân tiến hóa thành hai chân rất hay. Nhưng mà em lại có một cách giải thích khác không biết là có chấp nhận được không?
Căn nguyên nó là thế này: Ngày xưa, cái ngày từ lâu lắm rồi, con gà nó vẫn còn có tới 4 chân cơ. và nó có một nhiệm vụ mà Chúa Trời giao cho nó là phải đánh thức mặt trời dậy vào mỗi buổi sáng. Vì một lý do nào đó mà sáng hôm đó nó lại ngủ quên, thế nên cả nhân gian đều chìm vào trong bóng tối. Chúa trời rất giận giữ và quyết định trừng phạt nó, chỉ cho nó đi bằng hai chân thôi, và không cho nó bò lê bò la ở mặt đất nữa mà phải đi bằng chính đôi chân còn lại.
Khổ vậy đó, có bốn chân mà chỉ được đi có hai, thế thì hai cái còn lại biết làm gì? Không đi thì nó tập bay vậy, bay có khi còn sướng hơn là đi ấy chứ, thế là nó quyết định tập bay, và rồi thì nó bay được. Vậy đó, bây giờ thì nó vừa đi được lại vừa bay được, Chúa trời tức lắm nhưng cũng không làm gì được.
Câu chuyện tiến hóa của loài gà đến đây là hết, giáo sư thấy có đạt không vậy. :mrgreen: :mrgreen:
Thật sự là giáo sư đã đọc rất kỹ bài dịch này nên cũng tìm ra lắm vấn đề quá, chuyện của ông Keeton thì đúng là em đã cố ý để như vậy. Ông ấy chính là Keeton chứ không nhầm với ông Ketone nào cả, đây chính là thí nghiệm của ông ấy chứ không phải là lấy từ ý kiến của "Chúa Trời" đâu. Ông ấy là một nhà sinh thái học người Mỹ, còn cơ quan công tác cụ thể của ông ấy thì không rõ, vì chỉ đọc thí nghiệm của ông ấy thôi mà. Lần sau mong được giáo sư chỉ bảo tiếp nhé. Em vẫn chưa phải là một nhà khoa học đâu.
cám ơn rất nhiều
:mrgreen:
 
ấy ấy,tớ cũng là sư đấy, nhưng là Gia sư chứ nào phải giáo sư đâu. Chuyện cái chân gà thì chả dính dáng gì đến ông Keeton. Điều tớ muốn hỏi là Keeton là ai và phát biểu cái ý kiến khoa học ấy ở chỗ nào?

Chứ bảo rằng ông ấy là nhà sinh thái học người Mỹ, làm thí nghiệm? Cậu đọc thí nghiệm của ông ấy, thế cái thí nghiệm đó trình bày ở đâu? Ở báo NHI ĐỒNG, Khăn Quàng Đỏ, ...

Thế vài bữa nữa tớ rồi cho đăng trên www.sinhhocvietnam.com rằng

Theo thí nghiệm mà Quỳ Lì Lắm (William) đưa ra thì lòai châu châu thực sự định hướng âm thanh bằng chân. Theo đó, ông Quỳ Lì Lắm cho 1 con châu châu vào chậu, khi ông hô to "nhảy", lặp tức con châu chấu nhảy tưng tưng. Đến khi ông cắt hai chân của châu chấu thì bất chấp ông gào thét đến khản cổ, con chấu chấu vẫn trơ trơ ra đấy. Từ thì nghiệm này Quỳ Lí Lằm kết luận đăng trên tạp chí thời trang dành cho tuổi thiếu niên "Hoa Muống Biển" rằng châu châu nghe bằng chân.

Với những dữ liệu này, liệu cậu có dám tin không?
 
tớ nào có phải là con chim sâu đi vạch lá đâu mà cậu hòi. "chình độ" của tớ chỉ là abc sinh học. Điều quan trọng tớ muốn biết là các tài liệu dịch này có nguồn gốc ở đâu, do ông bà bào viết. Các trích dẫn của các tác giả ở bên trong có hay không? Để người đọc kiểm chứng coi độ tin cậy thông tin mà cậu đưa ra là mấy phần trăm.
 
vì hột vịt còn lộn, huống chi con người
Nói chung nếu là một nhà 'khoa học" thì người ta cũng không bao giờ nhận xét theo kiểu như vậy. Hãy biết tôn trọng người khác cũng chính là biết tôn trọng mình!
Có rất nhiều điều mà tôi muốn nói nữa vì tôi định trả lời bạn rất nhiều thứ, nhưng bây giờ có lẽ cũng chẳng cần thiết nữa.
Thật sự từ đáy lòng tôi vẫn rất cảm ơn bạn, bởi bạn đã dạy cho tôi rất nhiều thứ mà nếu không có thực tiễn như vậy thì có lẽ tôi cũng sẽ vẫn chỉ là một "con vẹt" mà thôi.
 
ấy ấy bác nó quá cho bọn em. Em đang là nhà "pha chế" hóa chẩt, phải vài năm nữa cơ em mới là nhà khoa học cơ. Khi đó tớ sẽ viết: con người còn lộn (nhầm lẫn) huống chi hột vịt
 
này , ai bảo các bác là gà có 3 chân đâ'y? sai cơ bản. nói như vâ.y mới đúng nè: "gà có 4 chi (thuộc lớp chim aves) trong đó 2 chi trước phân hóa thành cánh (chứ chẳng có sinh vâ.t nào có số "chi" lẻ như vâ.y vì nếu có thì sẽ mâ't căn bằng)"
về sau lớp thu' "animlia" tiến hóa hơn và phát sinh bộ "tetrapoda" (4 chân)
 
ối ối, em quên, chim có 4 chi, 2 chi trước là cánh, 2 chi sau là chân. Nhưng nhà em có 3 người, mà gà có 2 đùi gà không biết làm sao chia. Lúc em lục tìm tài liệu mới thấy, giá mà con gà tiến hóa thành 3 chân nhỉ.

Qua 3 điểm bất kỳ, ta chỉ tạo đựoc 1 và chỉ 1 mặt phẳng mà thôi. Đây là tiên đề cơ bản của hình học không gian, nếu 1 vật có 3 chân, tức 3 điểm tựa trong không gian, nó sẽ vừng vàng hơn bất kỳ các trường hợp còn lại. Cái này mà không biết thì thật lạ.

Tại sao động vật bậc cao không có số chi lẻ, không phải là nó mất thân bằng gì cả, đơn giản là đv bậc thấp có tính chất đối xứng tỏa tròn; còn đv bậc cao có đối xứng trục vì thế nếu nó có số chi lẻ thì cái chi lẻ ấy chắc biến thành ... vòi như của con voi. Xin thưa là các con đực đv bậ cao cũng có số chi lẻ đấy.
 
hì hì, kiến thức bác ấy là "cái thùng rác" mà. 8) mà ở VN người ta lại ko phân loại rác ngay từ đầu nên phen này các chị Môi trường đô thị lại phải mệt rồi.
 
Xin lỗi cả nhà là mình khóa chủ đề này lại, mình để nguyên nó đây để làm bài học cho mọi người thôi, nếu không thì mình đã delete nó từ lâu rồi!
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top