Sinh 11 : giai thich (P2)

sau_rang

Senior Member
1)Nguyên nhân chứng xơ vữa động mạch ở người cao tuổi ? ( tại sao người cao tuổi động mạch lại xơ vữa ý ? ko phải la nêu hậu quả nha!^.^)

2)Nguyên nhân làm tim tăng nhịp đập ko mong muốn và có hại cho tim ?

3) Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ người lính cứu hỏa , thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu oxi ?

4)vì sao thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp ?

5)tại sao đường dẫn khí của hệ hô hấp có cơ chế chống bụi mà khi lao động, dọn vệ sinh vẫn phải đeo khẩu trang?

7)Người bị chứng thiếu axit ở dạ dày thì tiêu hóa ở ruột non sẽ như thế nào ?

8)tại sao cá trê cá rô có khả năng sống được trên can trong một thời gian tương đối lâu so với các loài cá khác?

có một vài câu trong đây rất dễ, một vài câu cũng rất củ chuối nữa ( theo mình là vậy!) nhưng mà mình ko nghĩ là câu hỏi đơn giản chỉ có thế nên tham khẻo ý kiến mọi người, mong được giúp đỡ! hj!
 
1. xơ vữa động mạch hình như do nhiều cholesterol trong màng tế bào => làm màng tế bào cứng, ko dẻo dai nữa. vì vậy nên ăn ít thức ăn chứ colesterol đi ( quảng cáo dầu ăn trên ti vi có nói về cái này đấy ) :hihi:
 
Bệnh tim đập nhanh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tim đập nhanh là căn bệnh thường gặp khi leo cầu thang, hoạt động mạnh, hốt hoảng, lo âu hay sợ hãi… dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục căn bệnh này.
Thế nào là nhịp tim nhanh?

Nhịp tim nhanh là căn bệnh nói về nhịp tim cao hơn mức bình thường. Trẻ nhỏ trên 10 tuổi và người lớn có mức mạch đập từ 60 đến dưới 100 lần/phút được xem là bình thường. Để biết được nhịp tim nhanh hay bình thường người ta đo mạch đập khi nằm nghỉ. Nhịp đập tim cao hơn mức bình thường gọi là nhịp tim nhanh hay còn gọi là nhịp xoang nhanh.

Nguyên nhân bệnh tim đập nhanh

Tim khỏe thường đảm nhận việc bơm máu tốt đi các bộ phận trong cơ thể, có nhịp tim ở mức tối thiểu. Ngược lại, nếu tim yếu buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới đủ cung cấp máu nên hậu quả nhịp tim tăng cao. Vì vậy chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe tim. Nguyên nhân làm tăng nhịp tim rất đa dạng, phổ biến như các lý do sau:

- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.

- Van tim không làm đúng chức năng.

- Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.

- Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.

- Viêm cơ tim.

- Mắc bệnh tim vành.

- Bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.

- Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.

- Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.

- Mắc bệnh rối loạn máu, ví dụ như máu đông.

- Khuyết tật buồng tim trên.

- Từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần.

- Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.

- Mất cân bằng điện giải.

- Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.
1304742275-benh-tim-dap-nhanh1.jpg

Trường hợp tim đập nhanh tạm thời có thể do các nguyên nhân sau:

- Thiếu vitamin.

- Thiếu máu.

- Sử dụng một số thuốc chữa bệnh.

- Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều.

- Quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng.

- Nhiễm trùng, sốt cao.

- Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá...

- Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.

Làm gì để giảm nhịp tim?

Có nhiều cách điều trị bệnh tim đập nhanh nhưng trước tiên phải biết rõ nguyên nhân. Một khi biết rõ nguyên nhân mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mắc bệnh đau tim do thiếu oxy, tế bào cơ tim bị tiêu diệt, gây co thắt, thiếu máu cục bộ. Khi điều trị, bác sĩ thường kê đơn dùng thuốc chống loạn nhịp (antiarrhythmics), thuốc làm loãng máu hoặc các loại dược phẩm giảm nhịp tim khác. Đôi khi người ta còn áp dụng cả liệu pháp sốc điện nhẹ để phục hồi chức năng tim. Người bệnh có thể thông báo cho bác sĩ biết các loại bệnh, thuốc mà bản thân đang dùng để bác sĩ quyết định thuốc cụ thể và nên điều trị, đồng thời những loại bệnh mà bản thân mắc phải như: cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường... Ngoài việc dùng thuốc, nên thay đổi lối sống và thực đơn cho phù hợp, tránh dùng các loại thức ăn, đồ uống có thể gây tăng nhịp tim, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc bổ, tăng cường luyện tập giảm béo, áp dụng các liệu pháp giảm stress như: tập dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga, đi bộ, bơi lội, liệu pháp giao tiếp, tăng cường cuộc sống giao lưu, vận động, tiếp xúc cộng đồng để làm cho cuộc sống có ý nghĩa, sống vui, khỏe để cuối cùng làm giảm nhịp tim và hạn chế bệnh cho tim.

 
1)Nguyên nhân chứng xơ vữa động mạch ở người cao tuổi ? ( tại sao người cao tuổi động mạch lại xơ vữa ý ? ko phải la nêu hậu quả nha!^.^)
Ai đưa ra câu này quả có chút vấn đề.
Xơ vữa động mạch là 1 quá trình lâu dài (cả cuộc đời) và tất cả mọi ng đều bị (ngoại trừ các em bé trước dậy thì. Vấn đề là ở tốc độ của quá trình xơ vữa bao nhiêu và xơ vữa chỗ nào và hậu quả (tắc nghẽn mạch máu và tụ máu trong mạch máu).
Các tác nhân chính ảnh hưởng tới tốc độ xơ hóa động mạch là lượng cholesterol, khói thuốc và các chất oxi-hóa, bia rượu, di truyền và hệ miễn dịch.
Quay về cau hỏi. Vì nó là 1 quá trình dài và liên tục (30-40 năm) nên người già thường sẽ có động mạch xơ vữa khá nghiêm trọng hơn những ng trẻ (theo anh đó là nguyên nhân chính). Cái nữa là ở phụ nữ sau mãn kinh, lượng hormone estrogen (hormone sinh dục) bị giảm đáng kể, và nó cũng là hormone điều hòa lượng chất béo trong máu nên tốc độc xơ hóa tăng lên đáng kể ở phụ nữ (do tăng lượng cholesterol trong máu).
Ngoài ra ở ng già, các mạch máu (đặc biệt là động mạch) bị mất tính đàn hồi (tạo ra nhờ các cơ ở thành mach máu), tuy ít ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình, nhưng một khi bị xơ vữa nó sẽ dễ vỡ (nếu ng cho câu hỏi là GV bình thường a nghĩ nên cho ý này vào, mặc dù kg đồng ý với nó cho lắm).
 
3) Nhờ đâu mà nhà du hành vũ trụ người lính cứu hỏa , thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu oxi ?
Các GV dạo này có vấn đề nhở! Ngoài nhở bình oxy mang theo a kg có câu trả lời khác, nếu GV muốn hỏi 1 ý khác thì e đề nghị ổng/bả học lại ngữ văn đi :eek:
 
4. Lợi ích đầu tiên là tăng lưu thông khí và lưu thông máu cho cơ thể. Phổi căng, chứa nhiều oxy hơn để cung cấp phục vụ cho các cơ quan trọng cơ thể. Ngoài ra, còn các lợi ích khác như giảm stress, ngăn cản sự tức giận, hỗ trợ khi đại tiện, giúp giảm huyết áp:chuan:. Những hơi thở ngắn được cho là có mối liên hệ nhất định đến sự lo lắng và căng thẳng. Trong khi đó những hơi thở sâu giúp bạn bình tĩnh và giải tỏa bớt áp lực đang đè nặng => đây là điều rất quan trọng.
 
Ai đưa ra câu này quả có chút vấn đề.
Xơ vữa động mạch là 1 quá trình lâu dài (cả cuộc đời) và tất cả mọi ng đều bị (ngoại trừ các em bé trước dậy thì. Vấn đề là ở tốc độ của quá trình xơ vữa bao nhiêu và xơ vữa chỗ nào và hậu quả (tắc nghẽn mạch máu và tụ máu trong mạch máu).
Các tác nhân chính ảnh hưởng tới tốc độ xơ hóa động mạch là lượng cholesterol, khói thuốc và các chất oxi-hóa, bia rượu, di truyền và hệ miễn dịch.
Quay về cau hỏi. Vì nó là 1 quá trình dài và liên tục (30-40 năm) nên người già thường sẽ có động mạch xơ vữa khá nghiêm trọng hơn những ng trẻ (theo anh đó là nguyên nhân chính). Cái nữa là ở phụ nữ sau mãn kinh, lượng hormone estrogen (hormone sinh dục) bị giảm đáng kể, và nó cũng là hormone điều hòa lượng chất béo trong máu nên tốc độc xơ hóa tăng lên đáng kể ở phụ nữ (do tăng lượng cholesterol trong máu).
Ngoài ra ở ng già, các mạch máu (đặc biệt là động mạch) bị mất tính đàn hồi (tạo ra nhờ các cơ ở thành mach máu), tuy ít ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình, nhưng một khi bị xơ vữa nó sẽ dễ vỡ (nếu ng cho câu hỏi là GV bình thường a nghĩ nên cho ý này vào, mặc dù kg đồng ý với nó cho lắm).
Tất cả mọi ng đều bị ạ?:eek:
kể cả ăn uống kiêng khen tới đâu cũng bị à a?:cry:
sao e thấy nhiều ông, bà khỏe mạnh lắm mà:-?
 
:rose: Thực ra cái này nếu xét trên lâm sàng cũng ko đúng đâu. Tùy trường hợp.
+ Nếu đối với những người kiêng khem đúng mức (ăn nhiều rau, giảm mỡ) thì khi về già, khả năng xơ vữa ĐM do cholesterol cao cũng thấp đi.
+ Ngược lại, xét trên người thích ăn thịt mỡ, dầu nhiều thì tỷ lệ mắc cao.
Tuy nhiên, người kiêng khem vẫn có khả năng bị nhưng không phải do dầu mỡ mà là do tuổi. Càng về già, các mạch máu trở nên lỏng lẻo hơn, xơ hóa đi => ta có thể thấy ở 1 số ng có da rất mỏng, chạm không khéo sẽ gây chảy máu ồ ạt. Và đối với bệnh xơ vữa ĐM này sẽ rất nguy hiểm:divien: vì hậu quả của nó thường thầm lặng xảy ra mà chẳng có sự báo trước nào.
Hậu quả của nó là gây đột quỵ, gây hoại tử ở phần mà nó bị tắc. Khối máu đông được hình thành này đi đến đâu là gây tắc ở đó, đến ngày nào đó đến tim, sẽ gây chết:sad:. Điều này thì ta không thể kiểm soát được do nó lưu trong vòng tuần hoàn, trôi nổi theo dòng máu. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này thường là:
+ Người có cholesterol máu cao, đái tháo đường, cao huyết áp, hút thuốc lá (không cần hút tr thời gian dài mà chỉ cần hút nhiều trong 1 ngày cũng đủ gây bệnh này).
+ Người ngồi nhiều, mèo lười vận động, béo phì - thừa cân hoặc hay nhậu nhẹt nhiều. Hì, nhậu nhiều, vừa hại gan vừa hại thận lại gây ra xơ vữa ĐM. Thành ra, các quý ông cẩn thận nhen!
 
cảm ơn mọi người nhiều nhiều!(y)
Các GV dạo này có vấn đề nhở! Ngoài nhở bình oxy mang theo a kg có câu trả lời khác, nếu GV muốn hỏi 1 ý khác thì e đề nghị ổng/bả học lại ngữ văn đi :eek:
thì em đã bảo có một vài câu củ chuối mà! >"<!
còn mấy câu khác thì sao ạ ?:cry:
 
Cái "tỉ lệ mắc phải" của Mod đưa ra là những ng phải chịu đựng hậu quả của xơ vữa động mạch. Nghĩa là tắc nghẽn mạch máu, vỡ động mạch, các cơn đau tim do tắc nghẽn mạch máu...
Còn xơ vữa mạch máu là cả 1 quá trình, tất cả mọi ng đều bị, tất nhiên với 1 mức độ khác nhau. Quá trình này nếu diễn ra với tốc độ bình thường đương nhiên kg ảnh hưởng gì tới sức khỏe, trừ khi tốc độ xơ hóa của thành mạch máu tại 1 chỗ nào đó quá nhanh, gây tắc nghẽn mạch máu. Hoặc tạo ra các cục máu đông trôi nổi trong vòng tuần hoàn.....
Để giải thích thì cũng logic. Xơ vữa động mạch (Thực ra ai dịch từ này cũng kg chính xác cho lắm) bắt đầu từ việc lipid xâm nhập qua thành mạch máu, vào lớp cơ => bị oxy hóa => nằm ở dó vĩnh viễn. Trong máu lúc nào cũng có cholesterol, và quan trọng là lớp chất béo bị oxyhóa nằm đó vĩnh viễn nên ai cũng bị xơ vữa ở một mức độ nào đó. Điều chúng ta có thể làm là làm chậm quá trình đó bằng giảm các tác nhân gây hại để làm chậm lại quá trình đó thôi.
____
Nói từ "xơ vữa động mạch" cũng kg đúng vì chính xác từ gốc Atherosclerosis của nó là "làm cứng (thẹo hóa) động mạch". Động mạch vỡ vì khi mạch máu "có thẹo" làm cho mạch máu nhỏ lại > tăng áp suất tại điểm tắc nghẽn > vỡ vùng lân cận. Hoặc là, áp suất tăng lên đẩy lớp phía trên đi => đông máu => lại bị đẩy đi => cục máu kẹt tại mạch máu nhỏ hơn.
 
thế à ? thế Vd như ở dạ dày, để ngăn HCl thì đã có tuyết tiết dịch nhày, sao ở động mạch ko có lớp gì để ngăn lipit xâm nhập vào thành động mạch nhỉ? mà chỉ lipt xâm nhập thôi ạ ?phân tử khác thì không ạ ?:hum:
 
Có chứ, ở thành động mạch có một lớp tế bào mỏng. Nhiệm vụ chính của lớp này là (1) ngăn cản kg cho tiểu cầu tiếp xúc với colagen ở thành mạch máu gây đông mau và (2) tiết ra NO (nitric oxide) có nhiệm vụ rất tích cực làm chậm quá trình xơ hóa động mạch. Nhưng thực tế cholesterol rất quan trọng cho TB nên lúc nào cũng phải sử dụng, khi thừa ra nó sẽ bị oxihóa và đóng lại ở thành động mạch. Lớp màng mỏng kia giải thích lý do tại sao hút thuốc nhiều ảnh hưởng tới quá trình vì trong khói thuốc có nhìu chất oxi hóa, nó làm mất tác dụng của NO nên toàn bộ quá trình đc đẩy lên!
 
1. xơ vữa động mạch hình như do nhiều cholesterol trong màng tế bào => làm màng tế bào cứng, ko dẻo dai nữa. vì vậy nên ăn ít thức ăn chứ colesterol đi ( quảng cáo dầu ăn trên ti vi có nói về cái này đấy ) :hihi:
Ủa anh ơi! Vậy cho em hỏi nếu do nhiều cholesterol trong màng tế bào thì những người trẻ nếu có chế độ ăn chứa nhiều cholesterol thì cũng có thể mắc bệnh này vậy? Sao lại nói người già thường có nguy cơ hơn?
 
1)
5)tại sao đường dẫn khí của hệ hô hấp có cơ chế chống bụi mà khi lao động, dọn vệ sinh vẫn phải đeo khẩu trang?

7)Người bị chứng thiếu axit ở dạ dày thì tiêu hóa ở ruột non sẽ như thế nào ?

5) Cái gì cũng có giới hạn của nó chứ! Tuy đường dẫn khí của hệ hô hấp có cơ chế chống bụi nhưng mình chắc chắn nó cũng chỉ có thể chống bụi ở một mức nào đó thôi, vì vậy dọn vệ sinh nên đeo khẩu trang để hạn chế bớt vi khuẩn và bụi bặm!
7) Theo mình biết là thức ăn được đưa xuống ruột theo từng lượng nhỏ, làm được việc này là nhờ vào sự đóng mở môn vị. Độ axit cao trong thức ăn chạm vào thành ruột là cơ chế đóng môn vị. Khi thức ăn được trung hòa nhờ muối mật và dịch tụy có tính kiềm, môn vị lại mở ra. Nếu thiếu axit trong dạ dày: không tạo môi trường thích hợp hoạt hóa enzym phân giải protein; thiếu tín hiệu đóng môn vị, thức ăn xuống ồ ạt, ruột tiêu hóa, hấp thụ không kịp.
 
Ủa anh ơi! Vậy cho em hỏi nếu do nhiều cholesterol trong màng tế bào thì những người trẻ nếu có chế độ ăn chứa nhiều cholesterol thì cũng có thể mắc bệnh này vậy? Sao lại nói người già thường có nguy cơ hơn?
Tế bào còn có khả năng tự điều chỉnh lượng photpholipid và choresterol trong màng, vì người già, các tế bào hoạt động kém chính xác nên thường mắc bệnh này hơn. Nhưng ko phải vậy mà trẻ ít mắc đâu nhé, ăn quá nhiều thức ăn có choresterol, lượng choresterol sẽ tích tụ nhiều trên mạch máu => làm sơ cứng động mạch. Quảng cáo dầu ăn có nói thế :lol:
 
Ủa anh ơi! Vậy cho em hỏi nếu do nhiều cholesterol trong màng tế bào thì những người trẻ nếu có chế độ ăn chứa nhiều cholesterol thì cũng có thể mắc bệnh này vậy? Sao lại nói người già thường có nguy cơ hơn?
Vì nhiều lý do.
Thứ nhất là do ở ng trẻ (trong và dưới dậy thì) dùng nhiều cholesterol hơn vì nó cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Do đó lượng cholesterol dư ra kg cao.
Thứ 2 là ở ng trẻ, màng bảo vệ mạch máu còn hoạt động khá tốt, đảo bảo cho quá trình oxy hóa cholesterol diễn ra ở mức chậm nhất.
Thứ 3 là quá trình oxy hóa của cholesterol và chất béo diễn ra ở nhiều giai đoạn và chậm. Ở giai đoạn cuối cùng khi chất béo vị biến đổi hoàn toàn thì nó lại trở thành chất gây hại. Ở một độ tuổi nào đó, nó sẽ tác động trực tiếp lên cơ chế bảo vệ của màng bảo vệ mạch máu. Khi màng này bị vô hiệu hóa thì quá trình xơ hóa đc đẩy nhanh lên
Thứ 4 là ở ng già do suốt quá trình sống, chức năng gan bị tổn thương làm giảm khả năng chuyển đổi chất béo. Công thêm khi về già kg còn hormone điều tiết chất béo nữa nên nguy hiểm tăng lên.
Nói túm lại, xơ hóa động mạch là 1 quá trình liên tục, kéo dài và ở một mức độ nào đó nó sẽ "tăng tốc". Do đó kg nó thể nói "ng già dễ bị hơn" mà là "dộng mạch ng già bị xơ hóa nghiêm trọng hơn so với những ng trẻ hơn". Nghiêm trọng tới mức có thể gây bệnh (tai biến, tắc gnhẽn...) thì lại là vấn đề khác.
 
Vì nhiều lý do.
Thứ nhất là do ở ng trẻ (trong và dưới dậy thì) dùng nhiều cholesterol hơn vì nó cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Do đó lượng cholesterol dư ra kg cao.
Thứ 2 là ở ng trẻ, màng bảo vệ mạch máu còn hoạt động khá tốt, đảo bảo cho quá trình oxy hóa cholesterol diễn ra ở mức chậm nhất.
Thứ 3 là quá trình oxy hóa của cholesterol và chất béo diễn ra ở nhiều giai đoạn và chậm. Ở giai đoạn cuối cùng khi chất béo vị biến đổi hoàn toàn thì nó lại trở thành chất gây hại. Ở một độ tuổi nào đó, nó sẽ tác động trực tiếp lên cơ chế bảo vệ của màng bảo vệ mạch máu. Khi màng này bị vô hiệu hóa thì quá trình xơ hóa đc đẩy nhanh lên
Thứ 4 là ở ng già do suốt quá trình sống, chức năng gan bị tổn thương làm giảm khả năng chuyển đổi chất béo. Công thêm khi về già kg còn hormone điều tiết chất béo nữa nên nguy hiểm tăng lên.
Nói túm lại, xơ hóa động mạch là 1 quá trình liên tục, kéo dài và ở một mức độ nào đó nó sẽ "tăng tốc". Do đó kg nó thể nói "ng già dễ bị hơn" mà là "dộng mạch ng già bị xơ hóa nghiêm trọng hơn so với những ng trẻ hơn". Nghiêm trọng tới mức có thể gây bệnh (tai biến, tắc gnhẽn...) thì lại là vấn đề khác.

Cũng liên quan đến cholesterol, anh cho em hỏi là bằng cách nào mà saturated fat có thể làm tăng lượng LDL. Em đọc mấy cuốn Biochem và Organic chem thấy toàn nói chung chung là saturated fat làm tăng LDL -> atherogenesis -> ra nguyên bài toàn nói về quá trình tổng hợp
 
Cũng liên quan đến cholesterol, anh cho em hỏi là bằng cách nào mà saturated fat có thể làm tăng lượng LDL. Em đọc mấy cuốn Biochem và Organic chem thấy toàn nói chung chung là saturated fat làm tăng LDL -> atherogenesis -> ra nguyên bài toàn nói về quá trình tổng hợp
Oops! Quên mất phần này rồi (hoặc chưa học .__.).
 
Oops! Quên mất phần này rồi (hoặc chưa học .__.).

Èo, em có search trên mạng và có bài nói rằng saturated fat làm tăng LDL bằng cách là nó reducing LDL receptor. Giờ kiếm lại không thấy. Nhưng mà có bài làm nghiên cứu ngược lại. Mọi người tham khảo xem sao. :)


Reducing saturated fat intake is associated with increased levels of LDL receptors on mononuclear cells in healthy men and women.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9101427
 
Câu 3: cái này hơi thiên về bên hoá tí xíu:
+ khi ở ngoài vũ trụ, người ta có dự trữ KO2 kết hợp với CO2 đươc thải ra, ta có phương trình sau:
KO2 + CO2 = 2K2CO3 + 3O2
+ người thợ lặn thì có bình nén khí mang theo để sử dụng
+ còn người cúư hoả tôi chưa rõ lắm
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top