Các bác cao thủ giúp em. Con bướm có màu như lá quăn.

Bướm Lạ

Junior Member
Bác nào chỉ giúp em với. Em bắt được con bướm lạ quá. Không biết tên tuổi là gì. Bình thường cánh nó cụp vào thân, trông ngang như lá tươi bị héo quăn mép.
Em là dân ngoại đạo về sinh học, rất mong các bác chỉ giúp. Em đang nhốt nó trong lọ thủy tinh.
Đây là nó nhìn từ bên cạnh:
Buom1.jpg

Đây là nó nhìn thẳng mặt, có cái bờm như con sư tử, mặt thì như con gì đó:
Buom2.jpg
 
có lẽ đây là loại bướm lá khô (Dead Leaf Butterfly)
mình nghĩ vậy :D :mrgreen:
trông cái mặt nó ghê quá
 
Em cũng có tra trên mạng thì con "lá khô" khô như lá vào mùa đông và tươi như lá vào mùa hè, có lẽ đang mùa thu nên con này của em nó mới "nửa tươi", "nửa héo" như thế. Nhưng không rõ tên khoa học cụ thể và đặc điểm sinh trưởng phát triển cũng như phân bố của nó thế nào. Nhà em gần sông Nhuệ, không biết có phải nó phân bố vùng này ko hay là nhập cư từ miền núi về.
 
Kho tàng thiên nhiên hoang dã luôn làm chúng ta phải đi từ những ngạc nhiên này đến những thán phục khác. Loài bướm lá khô Kallima inachus là một ví dụ điển hình.
0ea74f9ac6c288ee8ed9c8198f2767fa.jpg



Ở khoảng cách 2m, mấy ai nhận ra chúng.
Trải qua hàng triệu năm, loài bướm này đã hoàn thiện khả năng nguỵ trang của mình. Khi chúng đậu khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt một chiếc lá khô, với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá, một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành hình gân lá. Khi gặp động chúng bay lên rất cao, nhanh và sâu vào các bụi rậm, do cánh của chúng rất giống với một chiếc lá khô nên rất khó quan sát. Mặt trên cánh trước có một mảng màu cam ở giữa, chóp cánh có màu đen với một chấm trắng nhỏ, phần còn lại của cánh trước và cánh sau có màu xanh lam rất rõ. Sát mép trên cánh sau có nền nâu vàng với những vảy xanh lam li ti rải rác. Phần giữa cánh về phía mép ngoài của cả cánh trước và cánh sau có một đường mảnh màu đen, lượn sóng. Hầu hết phía trên đỉnh cánh trước của bướm cái đều kéo dài và nhô ra. Mặt trên của cánh những chàng bướm đực có màu xanh tím hoặc xanh nhạt phụ thuộc vào từng mùa, và màu sắc của mặt cánh ngoài lại vô cùng sặc sỡ nhằm giúp những chàng bướm đực gây chú ý với bạn tình của mình – nhất là trong mùa giao phối.



Chiếc lá biết bay này sẽ rất hữu ích khi tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù trong tự nhiên, nơi đầy ắp những nguy hiểm rình rập, cái chết kề cận. Ở khoảng cách 2m, liệu bạn có thể nhận ra loài bướm này giữa một đám lá khô dày đặc? Bạn đã bao giờ nhìn thấy loài bướm kỳ lạ này trong tự nhiên chưa? Ngay cả những nhà nghiên cứu về bướm cũng rất hiếm có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự diệu kỳ mà thiên nhiên ban tặng cho loài bướm quý hiếm này ở Việt Nam.


Loài này chỉ sống trong các khu rừng thường xanh có nhiều cây to, chưa bị tàn phá và thường gặp những cá thể đơn lẻ trong các bụi cây cau dừa Calamus sp. rậm rạp thuộc họ cau (Arecaceae), đôi khi chúng cũng bị hấp dẫn bởi một số loài quả thối thuộc giống Ficus. Thức ăn của sâu non được ghi nhận là trên một số cây song, mây Calamus thuộc họ cau (Arecaceae). Loài này sống ở độ cao dưới 1.200m, phân bố ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Ở nước ta, loài bướm này xuất hiện nhiều vào tháng 6, 7 ở rừng nguyên sinh và thứ sinh liền kề với rừng nguyên sinh ở những khu rừng đất thấp, ở vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo.

Là một trong những loài bướm nổi tiếng nhất ở Việt Nam về đặc tính nguỵ trang, lẩn trốn kẻ thù của chúng, loài này là một ví dụ rất tốt cho học sinh, sinh viên khi học sinh vật. Chúng có giá trị cao trong phân loại học, đa dạng sinh học và chỉ thị môi trường tự nhiên. Cần có biện pháp tốt để bảo vệ nơi cư trú của chúng, giúp chúng có điều kiện sinh tồn và phát triển, và đó là trách nhiệm không của riêng cá nhân nào.
nguồn:SGTT.VN
Khi cánh của loài bướm này gấp lên, trông nó giống như một chiếc lá rụng, đôi khi có màu xanh lá, thường là nâu. Chân loài này khá ngắn, chúng sống trong các khu rừng xanh tốt, phân bố ở New Guinea, Nam châu Á, Madagascar và Ấn Độ
cái này mình cop trên mạng thôi, bạn tham khảo xem sao.
 
Cái con này, tóc đẹp, râu đẹp, chân đẹp, áo đẹp, mà cái mặt trông khó coi quá. Cám ơn bác winter-2n, vậy là ít nhiều em biết em đang sở hữu cái gì, chứ từ hôm qua đến giờ mình chả biết nó là ai, thi thoảng đi qua ngó cái mặt thấy ghét. Các bác bảo em nên làm tiêu bản con này không nhỉ, em cũng mới đọc vài tài liệu trên mạng về cách làm tiêu bản, nhưng lấy con này làm thí nghiệm đầu đời của mình e mạo hiểm quá. Nhỡ hỏng thì không biết lúc nào mới gặp anh em họ hàng nhà nó. Các bác biết ở HN có chỗ nào làm dịch vụ món này không nhỉ. Đấy em đang ngồi thì lại xoành xoạch có con bướm bay vào, nhưng con này xấu nên không thèm để ý. Ngó đi ngó lại mấy phút đã thẫy chú thạch sùng cắn đầu lật ngửa ra rồi. Hú hồn, hôm qua cái con "xanh chín" của em được phát hiện sớm chứ không chắc lại béo mấy chú thạch sùng nhà em. Vụ này không làm tiêu bản được chắc em phải alo vào cho cụ Vui trong Phan Thiết nhờ giúp mới được. Biết đâu cũng từ cái con Lá xanh Lá đỏ này mà em trong em lại trỗi dậy cái tuổi thơ đuổi chim bắt bướm cũng nên. Bác nào dân trong ngành chỉ em chỗ nào có tài liệu nói về cách làm tiêu bản nhé. Cám ơn các bác.
 
lúc trước mình cũng bắt được một con giống như vậy!nhốt vào lọ thủy tinh nhìn đã ghê!:)
 
Bạn cũng bắt được con như này à, thế có làm tiêu bản không. Mình đang chờ nó từ trần đây rồi xem làm tiêu bản giữ lại đem treo bàn làm việc.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top