Nội bào tử

Mọi người ơi em hoi chút
Khi mà vi khuẩn đã hình thành nội bào tử rồi nhưng trước đó nó đã nhiễm phage .vi ?lí do nào đó phage ôn hòa lại trở thành phage độc .Vậy thì nội bào tử có bị phá hủy ko ạ?
Thầy giáo em bảo thường thì ko .Vậy trường hợp nào thì có ạ.Chả lẽ cái hợp chất dipicolinats canxi với cả cái vỏ cotex nó bền đến vậy sao?
 
nội bào tử

nhóc ơi ...
Khi vi khuẩn hình thành nội bào tử - trạng thái tiềm sinh (nghỉ ngơi), thì mọi quá trình sao chép đều ngừng lại, do đó phage cũng không nhân lên được ?nữa.
Khi phage ôn hòa trở thành phage độc thì quá trình hình thành nội bào tử của vi khuẩn cũng bị gián đoạn và VK bị phá hủy ( xem lại sự nhân lên và biểu hiện độc tính của phage nhé ...)..
Khi hình thành nội bào tử mà VK đã nhiễm phage ôn hòa thì sau này khi hoạt động trở lại thì biểu hiện độc tính như các trường hợp thông thường đó ....

:p ?:p ?:p ?:p ?:p ?:p
 
Re: reply

Nguyễn Hữu Hoàng said:
Về hiện tượng sinh bào tử ở vi khuẩn, em có điều này thắc mắc. Nếu khuẩn lạc cua một chủng vi khuẩn có dạng 2 vòng (o tròn) đồng tâm, trong đậm hơn ngoài, khi nào thì  kết luận sơ bộ là chủng đó có khả năng sinh bào tử? (phân biệt với trường hợp chủng đổi màu theo độ tuổi)

Nội bào tử của vi khuẩn (ví dụ Bacillus subtilis) thường hình thành sau 3-5 ngày trên đĩa thạch dinh dưỡng (ví dụ LB, NA). Nếu bạn muốn chọn lọc vi khuẩn sinh bào tử thì nên dùng môi trường tạo bào tử (ví dụ DSM cho Bacillus sp., chứa nhiều phụ gia là các ion kim loại). Trên đỉa thạch DSM, bào tử thường được tạo nhanh (24 h) và khuẩn lạc nhỏ hơn.

Hai vòng trên mà bạn mô tả có thể cho kết luận sơ bộ là khuẩn lạc có thể tạo bào tử (bào tử thường đục, tế bào sinh dưỡng thường trong). Bạn có thể kiểm tra nhanh trên kính hiển vi. Bào tử vi khuẩn có độ chiết quang cao do lớp vỏ protein và thương phản xạ ánh sáng dưới kính hiển vi phase contrast. Bạn cũng có thể nhuộm Gram thử, bào tử thường không bắt màu và nổi bật trên nền tế bào sinh dưỡng.

Các tế bào trong một khuẩn lạc thường tạo bào tử đồng loạt nên khá khó khăn để phân biệt với chủng không tạo bào tử lại đổi màu theo độ tuổi như bạn nói. Nếu bạn không vội, cứ để đỉa thạch của bạn 10-14 ngày trên bàn (tốt nhất là bắt các khuẩn lạc nghi ngờ chấm sang một đĩa sạch, và để tránh bay hơi và nhiễm bạn có thể gắn mép đĩa bằng parafilm). Thời gian sẽ trả lời bạn đâu là vi khuẩn tạo bào tử.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top