Tìm ra virus liên quan đến loại côn trùng hút máu

00792

Moderator
Staff member
Các nhà khoa học quốc tế của Trung Quốc, Mỹ, Australia đã đạt được thành quả bước đầu nghiên cứu trong môi trường phòng thí nghiệm về nguyên nhân thực sự và các tác nhân gây bệnh của hiện tượng côn trùng hút máu xảy ra gần đây.
avatar.aspx
Trên cơ sở thực hiện các công việc giám định, phân tích virus và các công việc khác trong môi trường phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã phân tích được một loại "virus bunia mới " từ cơ thể của người bệnh.

Trước đó các nhà khoa học Mỹ cũng đã phân tích được tác nhân gây bệnh của bệnh anaplasmosis.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được mối quan hệ giữa bệnh anaplasmosis do côn trùng hút máu gây ra tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc với bệnh anaplasmosis xảy ra tại Mỹ./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+)
 
Tạo thành công tế bào vạn năng từ... răng khôn

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp tổng hợp Nhật Bản vừa tạo thành công "tế bào vạn năng" (tế bào iPS) có thể nuôi cấy được tế bào của nhiều cơ quan khác nhau trên cơ sở tế bào "phôi răng" của răng khôn.
avatar.aspx
Hiệu suất nuôi cấy tế bào iPS trên cơ sở tế bào phôi răng cao gấp hàng trăm lần so với sử dụng tế bào da.

Các nhà khoa học đã xác nhận có thể nuôi cấy tế bào của các cơ quan như ruột, sụn, thần kinh và cơ tim trên cơ sở tế bào phôi răng.

Theo các nhà khoa học, những tổ chức phôi răng đã được lấy từ răng khôn khi nhổ đi. Các nhà khoa học đã nuôi cấy hiệu quả tế bào iPS một cách an toàn. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng giúp xây dựng ngân hàng tế bào cho lĩnh vực y học tái sinh.

Các nhà khoa học đã nuôi cấy được tế bào iPS từ tế bào phôi răng đã được bảo quản đông lạnh của ba đối tượng hơn 10 tuổi. Trong quá trình nuôi cấy, các nhà khoa học không sử dụng gen tiền ung thư cMyc có chức năng nâng cao hiệu suất nuôi cấy.

Trong điều kiện không sử dụng gen cMyc, hiệu suất nuôi cấy của tế bào da thấp hơn 0,001%, trong khi đó hiệu suất nuôi cấy sử dụng tế bào phôi răng vượt hơn 0,1%.

Trong các tế bào được lấy từ cùng một cơ quan phôi răng, tế bào của gen PAXIP1 rất dễ dàng nuôi cấy thành tế bào iPS./.
Theo Ngọc Thúy
 
Ung thư vú có liên quan liệu pháp thay thế hormone

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Hiệp hội ung thư Canada chứng minh tỷ lệ phát bệnh ung thư tuyến vú ở phụ nữ mãn kinh giảm xuống có liên quan tới việc giảm thiểu việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone.
ungthuvu-1.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (nguồn internet)
Liệu pháp thay thế hormone là liệu pháp thông qua việc bổ sung estrogen và progesterone để làm chậm lại triệu chứng mãn kinh và sự lão hóa ở phụ nữ.

Năm 2002, một thí nghiệm lâm sàng quy mô lớn ở Mỹ cho thấy liệu pháp thay thế hormone làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến vú, bệnh tim và đột quỵ.

Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra đối với 1.200 phụ nữ tuổi từ 50 đến 69. Kết quả phát hiện trong thời gian từ năm 2002 đến 2004, trường hợp mắc ung thư tuyến vú ở những phụ nữ này đã giảm xuống khoảng 10%.

Theo các nhà khoa học, giảm thiểu sử dụng liệu pháp thay thế hormone có mối quan hệ với sự giảm xuống tỷ lệ phát bệnh ung thư ở phụ nữ Canada độ tuổi từ 50 đến 69.

Phát hiện này đã chứng minh cho những nghiên cứu liên quan ở Mỹ và các quốc gia trước đó, tức là tỷ lệ phát bệnh ung thư tuyến vú giảm xuống cùng với việc phụ nữ ngừng sử dụng liệu pháp thay thế hormone.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn xác định liệu pháp thay thế hormone ảnh hưởng như thế nào đối với tỷ lệ phát bệnh ung thư tuyến vú.

Theo Vietnamplus
 
Mở rộng động mạch cổ làm giảm nguy cơ đột quỵ

Theo một kết quả nghiên cứu, được đăng trên tạp chí The Lancet, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng phẫu thuật mở rộng động mạch cảnh nhằm tăng cường lưu lượng máu lên não có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ trong khoảng thời gian 10 năm.
nao2.jpg

Mở rộng động mạch cổ làm giảm nguy cơ đột quỵ Ảnh minh họa (nguồn internet)
Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải, ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ.
Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Việc phẫu thuật mở rộng động mạch này sẽ khôi phục dòng máu lưu thông lên não.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc phẫu thuật cũng có nguy cơ khoảng 3% gây ra đột quỵ ngay lập tức. Đối với một số người già thì nguy cơ có thể cao hơn so với những lợi ích.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã chọn ngẫu nhiên 3.120 bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh để phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy thuộc vào điều kiện của từng trường hợp.

Tổng cộng có 1.979 ca phẫu thuật đã được thực hiện. Trong số những bệnh nhân này, nguy cơ xảy ra đột quỵ trong vòng 30 ngày là 3%, bao gồm 26 ca bị dạng nhẹ và 34 ca bị nặng hoặc đột quỵ gây tử vong.

Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình năm năm sau đó, có 4,1% những người đã trải qua phẫu thuật bị đột quỵ, so với tỷ lệ 10% ở những người bị hẹp động mạch cảnh nhưng chưa phẫu thuật. Và nếu tính trong 10 năm thì có 10.8% những người đã phẫu thuật hẹp động mạch cảnh bị đột quỵ, so với tỷ lệ 16,9% ở những người chưa phẫu thuật.

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) rất thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư.

Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, trong đó hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân khá thường gặp (chiếm khoảng 30% các trường hợp).
Hẹp động mạch cảnh là do các mảng xơ vữa bám lên thành động mạch, tại chỗ động mạch cảnh bị hẹp, các mảng xơ vữa và máu đông có thể gây tắc tại chỗ, hoặc tự vỡ ra tạo thành các mảnh nhỏ trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não, gây nên hoại tử một vùng não tương ứng do nhánh động mạch đó nuôi dưỡng.
Theo Vietnamplus
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top