Rotifer: Nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh

Vũ Đình Duy

Junior Member
Thức ăn trong nuôi trồng thủy sản là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ngày nay có rất nhiều loại thức ăn tổng hợp những bên cạnh đó vẫn có một số loài chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên. Rotifer là một trong những loại thức ăn như thế. Tuy nhiên những hiểu biết của mình về loại này còn rất hận chế. Vì vạy mình muốn các cùng mình thẩm luận về vấn đề này. Ai biết gì thì thông tin cho mình với.
 
Em  có tài liệu gì về Rotifer chưa ???
_ Đặc điểm chuyển hóa ?
_ Môi trường sồng ?
_ Thành phần dinh dưỡng .....v.v......
Em có thể tham khảo thêm trong trang http://dmc.utep.edu/rotifer/

Em hãy post những thông tin của em lên trước, đặt ra một số câu hỏi trọng tâm thì anh em trên room sẽ giúp em ! ok chứ ???
 
"Ngày nay có rất nhiều loại thức ăn tổng hợp những bên cạnh đó vẫn có một số loài chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên. "

Bạn có thể cho ví dụ về câu nói này của bạn không?

Trước khi tớ đưa  thông tin lên, tớ muốn bạn trả lời được những câu hỏi này đã:
1. Đặc điểm sinh học của Rotifer?
2. Tại sao người ta lại phải nuôi trồng một số loài như Rotifer để làm thức ăn cho một số đối tượng nuôi trồng thủy sản mà không sử dụng thức ăn tổng hợp?
3. Nếu sử dụng Rotifer làm thức ăn thì những loài đang được nuôi trồng chủ yếu hiện nay là gì?
4. Khi nuôi thì giai đoạn nào (sản xuất giống, nuôi thương phẩm) người ta thường sử dụng Rotifer?
5. Sử dụng Rotifer có những lợi thế gì so với các loài khác trong nhóm zooplankton như Artemia, Copepoda, hay Cladocera.

Tạm thời vậy đã, nếu thấy bí quá bạn có thể vào google tìm kiếm theo các key word này nhé: Live feed in aquaculture; Rotifer;
 
Chào các bạn
Mình rất thích chủ đề này, cám ơn bạn Duy vì đã mở ra một chuyên mục rất hay và bổ ích. Theo mình biết đây là một hướng đã được nghiên cứu nhiều ở trên TG nhưng ở Việt Nam thì chưa có nhiều nghiên cứu về hướng này.
Nếu bạn Duy đã mở chuyên mục này thì mình nghĩ bạn đã đọc được một số tài liệu về vấn đề này rồi. Vì thế trước khi kêu gọi các bạn cùng thảo luận thì bạn nên post một hoặc vài bài giới thiệu về hướng này thì diễn đàn sẽ sôi nổi hơn nhỉ?
 
Hoàng Công Tín said:
Theo mình biết đây là một hướng đã được nghiên cứu nhiều ở trên TG nhưng ở Việt Nam thì chưa có nhiều nghiên cứu về hướng này.

Có lẽ có tới trên 50% các luận văn, luận án ở VN có. Sao tớ dị ứng với nó thế mặc dù chẳng biết nó đúng sai thế nào cả! (Tớ không có ý nói bạn đâu nhé đấy là cảm giác của tớ thôi)

Hoàng Công Tín said:
Nếu bạn Duy đã mở chuyên mục này thì mình nghĩ bạn đã đọc được một số tài liệu về vấn đề này rồi. Vì thế trước khi kêu gọi các bạn cùng thảo luận thì bạn nên post một hoặc vài bài giới thiệu về hướng này thì diễn đàn sẽ sôi nổi hơn nhỉ?

Tớ hoàn toàn đồng ý với bạn, tài liệu về cái này tớ không thiếu nhưng để cho các bạn tự thân vận động nó mới ngấm!
 
"Có lẽ có tới trên 50% các luận văn, luận án ở VN có."

Mình rât vui khi được biết tin này đấy, vì điều này chứng tỏ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong ngành nuôi trồng thuỷ sản. Và nếu bạn hiện có nhiều tài liệu vè vấn đề này thì tại sao không share cùng các bạn nhỉ. Mình mong tin từ bạn.
 
Hoàng Công Tín said:
"Có lẽ có tới trên 50% các luận văn, luận án ở VN có."

Mình rât vui khi được biết tin này đấy, vì điều này chứng tỏ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Bạn hiểu nhầm ý tớ rồi. Tớ muốn nói là trong các luận văn mà tớ thường đọc thì bất kể là nghiên cứu cái gì (ko kể là bọn Rotifer) họ cũng thường cho câu đó ngay vào phần mở đầu. Còn rotifer thì đúng là có vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng, đặc biệt là trong sản xuất giống, để làm thức ăn tươi sống.

Trước sau gì thì tớ cũng sẽ post các thông tin cơ bản về nó cho các bạn, tớ chỉ muốn bạn Duy cho ý kiến trước đã. Tớ không thích cái kiểu tung ra một câu hỏi vu vơ như thế để cho mọi người đổ bao công sức vào nó, còn mình thì ngồi ngoài "chiêm ngưỡng".
 
Đúng là trong các nc ở Vn thường có câu

đây là một hướng đã được nghiên cứu nhiều ở trên TG nhưng ở Việt Nam thì chưa có nhiều nghiên cứu về hướng này
.

Nghe qua thì tưởng hay lắm, chứ suy nghĩ kỹ thấy vô duyên kô chịu được. VN chỉ là cái móng tay so với TG thì đương nhiên sẽ có nhiều, rất nhiều cái TG đã và đang làm còn VN thì kô. Bộ mấy nhà "pha học" VN muốn mình là 1 đối trọng của cả TG à???

Nhưng câu này trở thành kinh điển rời6, đi xin dự án ?mà kô có câu này coi bộ hơi thiếu thiếu đó nghen.
 
Anh Trần Hoàng Dũng đã viết:
" VN chỉ là cái móng tay so với TG thì đương nhiên sẽ có nhiều, rất nhiều cái TG đã và đang làm còn VN thì kô. Bộ mấy nhà "pha học" VN muốn mình là 1 đối trọng của cả TG à???"

Điều hiển nhiên ai cũng nhận thấy là hiện nay nước ta còn là một nước nghèo và khoa hoc công nghệ chưa theo kịp so với những nước phát triển. Nhưng chúng ta hy vọng vào một tương lai, chúng ta có thể theo kịp với các nước trong khu vực và các nước phát triển.
Điều đó có thể một phần phụ thuộc vào ?anh, tôi ?và thế hệ trẻ hôm nay. Chứ chúng ta không thể nói như bạn được.
Và anh có thể diễn giải một chút về "pha học" mà anh có nói đến được chứ.
 
xin lỗi do có việc bận lên lâu nay mình kô lên thâm gia thảo luận cùng các bạn được.
chủ đê mà mình đưa ra thực sự đang là vấn đề rất được các nhà nuôi trồng thủy sản quan tâm.
thức ăn trong nuôi tròng thủy sản là một trong các vấn đề quyết định sự thành công của việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thức ăn cho các loại ấu trùng. vì chúng có bộ phận tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thức ăn quyết đinh rất nhiều. hơn nưa ấu trùng có kích thước nhỏ, do đó nguồn thức ăn phải đỏ nhỏ để chúng có thể bắt được và tiêu hóa được. các loại thức ăn tổng hợp phần nào đã đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng và kích thức.tuy nhhiên nó cũng có những hạn chế nhất định, vì nó không phải là thức ăn tổng hợp nên tính tự nhiên không cao, giá trị dinh dưỡng mặc dù đã đáp ứng được phần nào đó song có một số chất qua trọng như HUFA là một thầnh phần rất quan trọng cho các loại ấu trùng thì thức ăn tông hợp chưa đáp ứng được. thức ăn tổng hợp không di động do đó làm cho ấu trung khó xác đinh được, vì vậy hiệu quả kém hơn. ngoài ra thức ăn là rotifer chúng là thưc ăn sống, do đó có thể hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước nuôi; mà vấn đề này là một vấn đề khá quan trọng. nó ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng mắc bệnh của ấu trùng nuôi.
ngoài rotifer người ta cũng còn sử dụng các loại thức ăn khác như artermia, copepod,...là những loại thức ăn cho các loại ấu trùng. tuy nhiên người ta thường sử dụng chúng gắn liền với sự tăng trưởng và kích thước của các loài ấu trùng nuôi.
 
To Duy,
Tôi thấy hơi thất vọng vì đã là sinh viên năm cuối rồi mà còn viết lách lung tung đến vậy. Về nội dung có thể vì bạn là sinh viên ngành công nghệ sinh học nên cũng không trách được nhưng bạn hãy sửa lại bài viết trên cho đúng chính tả, ngữ pháp rồi tôi sẽ sửa về nội dung cho bạn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top