Nuôi cấy tế bào BHK

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Hiện em đang làm về nuôi cấy tế bào BHK 21 để làm plaque sử dụng cho kỹ thuật trung hòa giảm đám hoại tử (PRNT). Nhưng chả hiểu sao khi làm plaque lại bị nhỏ li ti như đầu kim bình thường nó rất to, sáng rõ. Làm ơn chỉ cho em biết nguyên nhân được ko?

Môi trường nuôi cấy: MEM có chứa FBS, NaHCO3. 4 loại kháng sinh: Ampicillin, Kanamycin, erythromicin, fuzigon

hì hì, nhân tiện ai truy cập được vào science direct làm ơn lấy hộ em chương 5
hoặc ai có quyển Cell culture methods in enzymology vol 58 thì làm ơn cho em xin. Địa chỉ: voime7@yahoo.com
 
@ em Minh. Vốn tiếng Việt chuyên môn của chị rất dở nên ko hiểu hết là em đang làm gì. Nhưng nếu là làm plaque assay cho virus thì chị có thể giúp.

Em cần cho chị biết virus mà em đang nghiên cuu là virus gì? Em đã luu giu virus của em được bao lâu rồi, trong điều kiện như thế nào? Virus của em được nuôi ở pasage thứ bao nhiêu rồi?
Chị hỏi vậy vì có 3 khả năng xảy ra:
1. Virus của em đã chết. Thông thường nếu bảo quản tốt ở -80oC thì có thể dùng được lâu dài. Tuy nhiên nếu em thaw nhiều làn virus có khả năng xâm nhập tế bào và tạo plaque sẽ giàm. Nói nôm na, nó chết rồi hoặc rất yếu.
2. Virus của em bị đột biến. Qua nhiếu lần nuôi cấy, virus bị đột biến là chuyện thường. Tỷ lệ đột bién của virus lá 1/10000 nu sau mỗi lần copy. Và nhiều khà năng là đôt biến xảy ra ở spike (tiếng Việt gọi là gì em nhỉ), làm giảm khả năng xâm nhập tế bào và có thể làm biến đổ hình thái tạo cyntia (tièng Việt là gì?) giữa các tế bào-->plaque trông khác nhau.
3. Em có quan sát thấy hình thái tế bào BHK của em biến đổi ko? Nhiều khả năng tế bào bị nhiễm micoplasma.
4. Có thể trong quá trình làm plaque, em đã đê63 mẫu bị nhiễm khuãn. Khi TB bị vi khuẩn ăn, thay vì viút hoặc là ăn hết các TB, hoặc có thể tạo những "plaque" trong li ti, nhưng thực ra lại ko phải.
Chúc em thành công.
 
Hì, xong đề tài rồi may quá không bị áp lực nữa.

Virus của em là virut viêm não nhật bản (Japanese encephalitis virus), chủng Nakayama. Còn cấy chuyển qua bao nhiêu đời thì em chả nhớ nữa lâu quá rồi (vì có tài liệu kèm theo và sổ ghi chép, nhưng giờ không có ở đây), chủng vẫn tiêm cho chuột nó vẫn liệt -> chủng còn tốt

Theo em không phải các nguyên nhân trên, vì nếu nhiễm mycoplasma hay cái gì khác thì màu môi trường bị đổi màu chứ màu không vàng đẹp như bình thường nữa.

Em thử giải thích xem có đúng không: Tế bào em nuôi trong hộp lồng có mật độ quá dày (tế bào một lớp dày đặc, sin sít nhau chứ không có khoảng hở nhất định giữa các tế bào cái này thì nhìn bằng mắt chính xác hơn là đếm tế bào) cho nên virus khi xâm nhiễm các tế bào này thì các tế bào BHK khác vẫn tiếp tục nhân lên, tốc độ nhân ở một số nơi lớn hơn tốc độ phá hủy tế bào của virus khi nó loang ra -> plaque nhỏ, không to nhưng vẫn rõ trên nền thạch đã nhuộm màu (vì thế vẫn đọc được). Kết quả này em bị 2 loạt. Nhưng lần sau cho tế bào thưa ra một chút thì nó vẫn to, sáng lóe lên, đẹp bình thường. Không hiểu có phải nguyên nhân là như vậy ko?

spike: theo từ điển là mũi nhọn, mỏm nhọn. Nhưng có lẽ dịch ra là gai của virus thì đúng hơn.
cyntia : từ này thì em không biết.
 
Em Minh a, ?nếu do mật độ cấy TB của em quá dày thì cũng có lí.
Chị chỉ add là khi TB nhiễm myco thì môi trường vẫn có màu bình thường được đấy em. Đấy là vấn đề rất đau đầu cho các phòng lab bên này. Khi dùng Test nhanh thì mới biết là có nhiễm myco hay ko. Mà myco thì rất khó diệt. Chu kỳ diệt myco mất những 2-3 tuần cơ. Còn nếu môi trường mà chuyển màu thì là do nhiễm vi khuẩn.
 
Chị chỉ add là khi TB nhiễm myco thì môi trường vẫn có màu bình thường được đấy em. Đấy là vấn đề rất đau đầu cho các phòng lab bên này. Khi dùng Test nhanh thì mới biết là có nhiễm myco hay ko.

Chị kiểm tra hết các thứ: môi trường, dụng cụ, tủ cấy (laminat-flow), tủ ấm (vì rất có thể bọn này nó chui vào kẽ, khe của tủ mà mình không biết, đợt này thì không sao nhưng có thể đợt sau lại bị).

Nuôi kín hoặc nuôi hở thì kết quả có khác nhau ko?

Em không rõ quá trình làm như thế nào nên chả biết đường nào mà tìm nguyên nhân :oops:
 
Nghĩa là nuôi ở trong hộp lồng hay ở trong bình (flask) có vặn nút chặt không cho không khí (có thể có chứa CO2 ở nồng độ nào đó) chui vào.

Nếu vặn nút thì có thể ko cần CO2 :) , nghe phản lại hướng dẫn trong sách quá :p, nhưng em nuôi rồi, dùng vài đời để làm prnt thì ko sao vì đằng nào tế bào cũng vứt đi mà, nhưng loại này ko nên cất.

Còn để ở hộp lồng hoặc phiến 6 giếng, 24 giếng thì có thể nguyên nhân ở trong tủ chui vào.
 
Hỏi thêm chị Mai một tí vì em chưa bị nhiễm myco bao giờ: nhiễm myco thì có dấu hiệu gì bất thường ko? ví dụ: độ trong của môi trường, độ sánh của môi trường, màu sắc môi trường có gì thay đổi không?

Kiểm tra nhanh chị dùng loại test nào?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top