những hợp chất thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn và có tính oxy hoá

mình vừa nhận được đồ án CN1 là đề tài :những hợp chất thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn và có tính oxy hoá.
mình chưa hiểu đề tài này lắm.
có phải là những hợp chất có sẳn trong tự nhiên hay những chất có trong thực vật có khả năng kháng khuẩn và có tính oxy hoá.
và sau đó mình phải đưa ra công thức cấu tạo,tính chất, ứng dụng.... của hợp chất đó không?
lần đầu mình làm đồ án nên cũng chưa bít phải bắt đầu từ đâu.
nếu ai có tài liệu gì cho mình tham khảo thêm thì send cho mình nha.
mình đang rất cần:cry:
 
Bạn có thể nêu ra phần mở đầu giới thiệu trước sơ về phần đồ án mình sắp làm. Sau đó đưa ra những luận rằng có những chất chống Oxy hóa từ thiên nhiên trong rau quả, trái cây & 1 số dược thảo. Để bổ sung thêm, bạn đưa vào công thức của các chất tiêu biểu như vitamin B, A...tạo sự sinh động cho đồ án. Ngoài ra, nên ghé qua về cách làm sao giữ đc độ tươi, nguyên chất của các chất đó khi đưa vào cơ thể như k vo gạo quá kỹ [ mất B1], luộc rau mở vung [ mất vitamin, khoáng chất]... :rose: Còn ứng dụng, có lẽ nghe... hơi quá - k cần thiết. Tìm hiểu thông tin về vitamin trên mạng, trong sách nữa. Nói cụ thể ví dụ thêm về cái lợi & hại của B12 [ k đc dùng cho ng bệnh ung thư chẳng hạn...]. Khi làm, bạn sẽ thấy & tự đặt ra những câu hỏi, vấn đề phát sinh để đi tìm bổ sung. Chúc bạn thành công! Dưới đây, t sẽ gửi cho bạn thông tin về 1 số hợp chất thiên nhiên chống oxy hóa...

Chất chống ôxy hóa từ thiên nhiên và những lợi ích
Trong lĩnh vực sức khoẻ hiện nay, người ta nói đến nhiều tác hại của chất ôxy hoá, phản ứng ôxy hoá và nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chất chống ôxy hoá để bảo vệ, duy trì sức khoẻ...

1280129724.img.jpg

Gấc chứa nhiều beta-caroten. Chất ôxy hóa - Lợi và hại
Chất ôxy hoá còn gọi là gốc tự do, đó là những phân tử hay hợp tử chất có chứa điện tử độc thân không ghép đôi. Chính do chứa điện độc thân mà gốc tự do có hoạt tính rất mạnh, nó luôn mang tính "huỷ hoại", sẵn sàng thực hiện tính ôxy hoá, cướp điện tử của chất mà nó tiếp xúc (để ghép đôi với điện tử độc thân của nó) và làm chất bị nó ôxy hoá bị huỷ hoại nặng nề. Phản ứng ôxy hoá thường thấy hàng ngày là phản ứng đốt cháy, còn trong cơ thể phản ứng của chất ôxy hoá của gốc tự do êm ái hơn nhưng lại gây huỷ hoại tế bào (đặc biệt ở màng tế bào hoặc cấu trúc di truyền trong nhân tế bào) phá huỷ các mô gây nên quá trình lão hoá.
Thật ra, gốc tự do luôn luôn được sinh ra trong cơ thể và cũng có vai trò tích cực đối với cơ thể (có thể nói ta không thể sống được nếu trong cơ thể hoàn toàn thiếu vắng gốc tự do). Ôxy (dưỡng khí) mà ta hít thở hàng ngày là chất cần thiết nhưng chính nó cũng trở thành gốc tự do (khi đó gọi là ôxy đơn bội). Hiện tượng thực bào là hiện tượng vi khuẩn, siêu vi bị tế bào bạch cầu tiêu diệt trong cơ thể ta, hoặc hiện tượng hô hấp trong tế bào, hoặc cơ chế giải độc ở gan đều là các hoạt động làm sinh ra gốc tự do. Quan trọng hơn hết là trong cơ thể khoẻ mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn, không quá thừa để gây hại. Bởi vì bên cạnh các gốc tự do luôn có hệ thống các chất chống ôxy hoá "nội sinh" (tức có sẵn trong cơ thể) để cân bằng lại, vô hiệu hoá các gốc tự do có hại. Hệ thống các chất chống ôxy hoá nội sinh gồm các enzym như glutathione peroxidase, superroxid, dismutase... đặc biệt là vitaminC, vitamin E, beta-caroten (tiền vitamin A), khoáng chất selen "nội sinh" có sẵn trong cơ thể, xúc tác các phản ứng khử để vô hiệu hoá gốc tự do (còn gọi là "bẫy" gốc tự do) giúp cơ thể khoẻ mạnh. Chỉ khi nào gốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi trường, do tia cực tím từ ánh nắng, do khói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược phẩm...) và hệ thống chất ôxy hoá nội sinh không đủ sức cân bằng, cơ thể sẽ sinh ra rối loạn bệnh lý.

Và vai trò của các chất chống gốc tự do
Hiện nay người ta đã chứng minh, khi có sự tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, bệnh thần kinh, đục thuỷ tinh thể, thoái hóa hoàng điểm ở mắt, tăng nguy cơ các bệnh ung thư và nhất là sớm xuất hiện hiện tượng lão hoá. Tức là các tế bào mau già đi, đến thời điểm diệt vong. Cơ quan dễ bị lão hoá nhất chính là lớp da bảo vệ cơ thể, là nơi dễ bị tác động của tia cực tím của ánh nắng, hứng chịu tác hại của ô nhiễm môi trường cộng thêm lối sống của người thường xuyên bị stress, sai lầm trong dinh dưỡng, thói quen lạm dụng độc chất (như hút thuốc, uống rượu, kể cả dược phẩm) thì lớp da mịn màng của người phụ nữ nhất là da mặt sẽ chóng nhăn, cằn cỗi, không còn sức sống tươi mát do có sự bội tăng gốc tự do gây lão hoá.
Để chống lại sự bội tăng các gốc tự do sinh ra quá nhiều mà hệ thống "chất ôxy hoá nội sinh" không đủ sức cân bằng để vô hiệu hoá, các nhà khoa học đặt vấn đề dùng các "chất chống ôxy hóa ngoại sinh" (tức là từ bên ngoài đưa vào cơ thể) với mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ, chống lão hoá. Các chất chống ôxy hoá ngoại sinh đó đã được xác định, đó là beta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol... Các chất ôxy hoá ngoại sinh đó thật không xa lạ, chúng có từ các nguồn thiên nhiên là thực phẩm như rau cải, trái cây tươi và một số loại dược thảo. Đơn cử là beta-caroten là chất chống ôxy hoá có nhiều trong dầu gấc, chiết xuất từ quả gấc là loại quả mà từ xưa ông bà ta đã dùng để nấu xôi gấc tạo thức ăn ngon miệng có màu đỏ đẹp mắt. Các loại rau, củ quả có màu đỏ cam như cà chua, cà rốt cũng chứa nhiều beta-caroten). Beta-caroten khi đưa vào cơ thể ngoài tác dụng chống ôxy hoá còn biến thành vitamin A mà cơ thể cần đến hàng ngày cho hoạt động thị giác và sức đề kháng chống lại bệnh tật. Dùng beta-caroten từ thiên nhiên sẽ rất an toàn, không sợ bị ngộ độc do dùng quá nhiều như vitamin A (dùng thừa beta-caroten vào cơ thể vẫn được chuyển hoá vừa đủ vitamin A, vì vậy chế phẩm bổ sung vitamin A cho phụ nữ có thai thường dùng beta-caroten thay vì vitamin A).
Biết được lợi ích của chất chống ôxy hoá trong việc phòng chống bệnh tật, lão hoá, ta có thể ngăn ngừa sự tăng sinh các gốc tự do có trong cơ thể một cách toàn diện bằng cách góp phần chống ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng đúng cách, tránh ăn uống quá thừa năng lượng, vận động hợp lý, tránh nghiện rượu, thuốc lá, phòng các bệnh viêm nhiễm, có cuộc sống lành mạnh giúp thư thái, lạc quan, yêu đời, nên ăn nhiều rau cải, trái cây tươi là nguồn cung cấp các chất chống ôxy hoá ngoại sinh tốt nhất.





http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=198176#ixzz102c2eimE
 
10 dược thảo - gia vị chữa bệnh

Đó là những gia vị rất quen thuộc trong gian bếp. Người ta vẫn biết gia vị có tác dụng tốt với sức khoẻ. Nhưng không chỉ thế, chúng còn có khả năng chữa bệnh và tuỳ loại mà có tác dụng với những bệnh khác nhau.
Quế, gừng, ớt, tỏi... không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn là những loại thuốc chữa bệnh rất tuyệt vời, vừa có sẵn, rẻ tiền lại không để lại những phản ứng phụ ngoài mong muốn.
Ớt
Trong quả ớt có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích được con người chiết xuất dùng để sản xuất kem, dầu, làm băng dán chữa bệnh thấp khớp, đau cơ bắp... Ngoài ra trong ớt có chứa hợp chất có tên là P có tác dụng truyền các tín hiệu đau dọc theo các đầu mút thần kinh lên não, nó còn được dùng để chữa bệnh zona đau dây thần kinh do tiểu đường gây ra.
24099___news__01.bmp

Ớt còn được dùng để chữa bệnh zona đau dây thần kinh do tiểu đường gây ra
Nếu làm gia vị, ví dụ dùng trong cháo gà sẽ có tác dụng trị cảm lạnh thông qua cơ chế làm co mạch máu trong cổ họng và mũi, giảm tắc nghẽn. Ớt còn được xem là chất xúc tác làm tăng cường qúa trình trao đổi chất, tiêu hao calo trong cơ thể, chống viêm nhiễm và kháng lại quá trình oxy hóa gây bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường nếu thường xuyên ăn hồ tiêu, ớt sẽ giảm lượng đường trong máu.
Quế
Một trong những lợi ích lớn nhất của quế là kiểm soát lượng đường huyết của người mắc bệnh đái tháo đường, can thiệp chức năng insulin. Theo đó nếu dùng từ 1/4 đến 1/2 thìa bột quế sẽ làm giảm lượng đường huyết, giảm mỡ máu (trigliceride và cholesterol) toàn phần từ 12-30%, thông tắc mạch máu, hạn chế đông cục máu, giảm bệnh tim mạch.
Ngoài ra quế còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, nhất là chuẩn E. Coli và các loại khuẩn khác. Đặc biệt trong quế còn giàu chất chống oxy hoa có tên là polyphenol, chất xơ tốt cho bệnh tim mạch và hạn chế ợ chua.
Đinh hương
Người ta phát hiện đinh hương có chứa nhiều hợp chất chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là chất chống viêm eugenol có tác dụng ức chế COX-2, một protein gây viêm nhiễm rất tiềm ẩn.
24099___news__02.bmp
Sự kết hợp giữa chất chống viêm và chất chống oxy hóa có trong đinh hương giúp nó giảm bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, ung thư cũng như làm chậm quá trình thoái hoá sụn gây bệnh viêm khớp. Ngoài ra cũng như quế, các hợp chất có trong đinh hương có tác dụng cải thiện chức năng insulin nên có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Dầu đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu diệt khuẩn, nhất là những loại khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Rau mùi
Rau mùi còn có tên gọi khác là ngò, ngò ri, ngổ thơm...Ngoài chức năng gia vị, hạt rau mùi còn có tác dụng chữa bệnh, nhất là trợ giúp tiêu hóa. Ăn rau mùi, hạt mùi có tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích, hạn chế tiêu chảy. Tinh dầu mùi có tác dụng chống bệnh bồn chồn, kháng khuẩn kể cả khuẩn E.Coli và Salmonella, giảm mỡ máu, chống oxy hoá.
Tỏi
Mùi đặc trưng của tỏi là do sản phẩm phụ allicilin gây ra, đây là hợp chất lưu huỳnh có tính năng chữa bệnh rất tốt. Nếu ăn tỏi đều đặn hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 76%, giảm mỡ máu từ 5-10%, giúp máu lưu thông nhanh hơn, hạn chế bệnh cao huyết áp.
Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi còn có tác dụng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và dạ dày. Ngoài ra tỏi còn có tác dụng chống khuẩn, kháng nấm các loại bệnh nhiễm trùng xoang, bệnh cảm lạnh…
Gừng
Một trong những lợi thế chữa bệnh lớn nhất của gừng là khả năng kháng viêm, giảm đau, sưng tấy ở nhóm bệnh viêm khớp, bệnh đau nửa đầu bằng cách phong bế các hợp chất gây viêm nhiễm có tên là Prostglandins. Cũng nhờ công năng này mà gừng còn có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u ở nhóm người mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, trung hoà axit và giảm co thắt ruột, chống nôn, nhất là những người mắc chứng nôn nghén trong qúa trình mang thai. Có thể dùng gừng trực tiếp hợc các chế phẩm từ gừng dưới dạng thuốc bổ dạng viên, bột, chè gừng…
Mù tạc
Hạt mù tạc có chứa hợp chất hạn chế các tế bào ung thư phát triển, có hàm nhiệt cao có tác dụng khử tắc nghẽn, làm cho người ta dễ thở và cũng giống như ớt, mù tạc có chứa hợp chất P, một loại hóa chất truyền tín hiệu đau tới cho não để não xử lý.
Ngoài mù tạc còn có tác dụng thông huyết, tốt cho nhóm người mắc bệnh Raynaud (chứng lạnh ngón tay), kích thích tiêu hóa, giúp ngon miệng, nhuận tràng và hạn chế chứng nôn ói.
Nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu có chứa eugenol, một hóa chất có lợi cho tim, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hội chứng ảo giác. Trong nhục đậu khấu còn có hợp chất có tên là Myristicine, hợp chất gây ghiện như ecstasy, vì vậy khi sử dụng cần thận trọng, nhất là ở trẻ nhỏ. Về mặt y học thì nhục đậu khấu có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, có khả năng tiêu diệt các loại khuẩn có trong răng miệng, hạn chế bệnh sâu răng, cải thiện trí nhớ cho người mắc bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) và bệnh trầm cảm.
Cây xô thơm
Cây xô thơm (Sage) còn được ví như “nhà hiền triết” hay “nhà thông thái”, có tác dụng tăng cường trí nhớ. Theo đó nếu dùng làm gia vị hoặc dùng dầu sẽ có tác dụng cải thiện cảm giác. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ở 44 người lớn dùng viên nhộng chế từ cây xô thơm. Kết quả não của nhóm người này làm việc tốt hơn so với nhóm dùng các loại dầu khác.
So với các loại dược thảo truyền thống khác, cây xô thơm có hàm lượng chất kháng viêm và chống oxy hóa cao. Lợi thế này của xô thơm tập trung ở các chất phytochemicals, đặc biệt là thijione. Ngoài ra xô thơm còn có tác dụng trị bệnh tiểu đường, kích thích insulin hoạt động và làm giảm đường huyết, vì vậy nó được ví như metfermin - thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất thông dụng.
Củ nghệ
Một trong những lợi thế chữa bệnh của nghệ là hóa chát tạo cho loại củ này có màu vàng có tên là curcumin, hợp chất chống ung thư đầu bảng, chặn đứng qúa trình viêm nhiễm tạo điều kiện cho khối u phát triển.
Hợp chất này ngăn chặn các chất gây hại cho AND làm suy yếu tế bào gây bệnh. Nếu kết hợp curumin có trong nghệ với Phenethyl tsothiocyanate (hợp chất có trong rau quả) trong việc điều trị ung thư thì sẽ có tác dụng rất tốt. Ngoài ra curumin còn hạn chế quá trình hình thành amyloid, cặn có trong não, thủ phạm gây bệnh sa sút trí tuệ ở nhóm người cao niên (bệnh Alzheimer).
Theo Khắc Nam
 
thanks bạn nhiều nha.mình cũng đã tìm được mốt số tài liệu về mấy cái này.nhưng mình post lên để tham khảo thêm y kiến của mọi người và bổ sung thêm cho mình ít tư liệu để làm
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top