Sinh vật học kỳ thú

00792

Moderator
Staff member
:dance: Kiến biết SX thuốc kháng sinh

Một loài kiến ở châu Mỹ sử dụng hàng loạt chất kháng sinh để diệt những loài nấm và vi khuẩn có hại đối với thức ăn của chúng.

AcromyrmexB23.jpg
Kiến cắt lá Acromyrmex octospinosus. (Ảnh: ncsu.edu).
Sciencedaily cho biết, kiến cắt lá Acromyrmex octospinosus là loài đặc hữu của miền nam nước Mỹ, vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài kiến này sống thành những đàn lớn, có tổ chức xã hội phức tạp nhất trong thế giới động vật với số lượng lên tới vài triệu cá thể. Kiến và một số loại côn trùng khác có tập tính trồng nấm.
Tiến sĩ Matt Hutchings, một nhà sinh học của Đại học East Anglia tại Anh, cùng các đồng nghiệp nghiên cứu hành vi trồng nấm của những con kiến cắt lá thợ thuộc ba đàn tại Trinidad và Tobago. Nấm là thức ăn của ấu trùng và kiến chúa.
Họ nhận thấy kiến sử dụng cùng lúc nhiều loại kháng sinh để tiêu diệt các loại nấm có hại và vi khuẩn không mong muốn trong khu vực trồng nấm để làm thức ăn. Mặc dù loài kiến này đã được nghiên cứu trong hơn 100 năm, nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy chúng sử dụng nhiều loại kháng sinh. Những chất kháng sinh này được tạo ra bởi vi khuẩn actinomycete sống cộng sinh trên cơ thể kiến. Các nhà khoa học đã tách được vi khuẩn actinomycete ra khỏi kiến cắt lá.
octospinosus.jpg
Chúng tôi đã tìm ra một hợp chất chống nấm mới. Phát hiện này mở ra triển vọng về một loại kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm gây nên ở người. Như vậy, kiến cắt lá và các loài côn trùng khác có khả năng tạo ra các chất kháng sinh có ích trong y học”, tiến sĩ Hutchings phát biểu.
Theo Hutchings, điều thú vị là kiến không chỉ biết canh tác nông nghiệp trước con người mà còn tìm ra phương pháp diệt nấm nhờ kết hợp các loại kháng sinh tự nhiên. Đây là cũng có thể là một biện pháp kiềm chế sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc hay còn gọi là siêu vi khuẩn.
Nghiên cứu được Hội đồng Nghiên cứu y học Anh tài trợ và đăng trên tạp chí BMC Biology.
Theo Vnexpress, usatoday.com




:) Hình ảnh nh loài thú tưởng đã tuyệt chủng


Đây là một trong những dự án lớn nhất từng được thực hiện.
1. Đôi mắt của hổ
images2025056_cameratrap260810a1.jpg
Con hổ Sumatran đang cực kỳ cảnh giác trước bẫy ảnh (camera trap) tại công viên quốc gia Kerinci Seblat, trên đảo Sumatran, Indonesia.
ho-sumantra.jpg
Công viên quốc gia Kerinci Sebat là một trong những nơi trú ẩn cuối cùng của loài hổ Sumatran – loài hổ được tổ chức Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) miêu tả là cực kỳ nguy cấp – Công viên quốc gia này chính là địa điểm tiến hành dự án khảo sát của các nhà khoa học và thiết bị được sử dụng trong suốt cuộc điều tra có thời gian khá dài này (từ năm 2004 đến năm 2009) chủ yếu là những chiếc bẫy ảnh.
Trong suốt dự án, các nhà khoa học đến từ Trung tâm động, thực vật quốc tế (FFI) và trường đại học Kent đã chụp được ảnh của 35 cá thể hổ riêng biệt. Những hình ảnh này cũng như ảnh của một số loài thú khác mới đây đã được xuất bản trên tạp chí của FFI.
“Không giống như những loài hổ nổi tiếng như hổ Bengal và hổ Siberia, hổ Sumatra ít được biết đến rộng rãi bởi vì những tài liệu nghiên cứu về loài hổ này quá ít ỏi, một phần là do chúng ẩn trốn quá sâu trong những khu rừng mưa xích đạo tươi tốt”. Mike Linkie, nhân viên của FFI cho biết.
“Ngoài hổ Sumatran, Indonesia còn 2 loài hổ khác là hổ Bali và hổ Java, nhưng đáng tiếc cả hai loài này đều đã tuyệt chủng do tình trạng săn bắt vô tội vạ của con người. Loài hổ Sumatran hiện cũng đang đứng trước nguy cơ “lịch sử lặp lại”, do việc săn bắn bất hợp pháp trên hòn đảo này”. Linkie nói.
Ông nói thêm: “Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có hy vọng, FFI đã thành lập 5 đội chống săn trộm trong công viên quốc gia”.
2. Loài hươu tưởng chừng đã biến mất
01e762ad6004044e92dc3d4a9c387d318795d810.jpg


Hươu Sumatra
Loài hươu Sumatran này tưởng chừng đã “biến mất” trong những dãy núi hoang vu miền tây của công viên quốc gia Kerinci Seblat, cho đến khi nó được tìm thấy trong bẫy của những người thợ săn vào tháng 9/2007.
Được phát hiện vào năm 1914, những con hươu này đã không còn được nhìn thấy từ đầu những năm 1920.
3. Cu đất Sumantra
images2025058_cameratrap260810a3.jpg

Cu đất Sumatran.
Sau 90 năm, hình ảnh loài cu đất Sumantra mới lại được nhìn thấy. Bức ảnh được chụp bởi 1 chiếc bẫy ảnh vào tháng 5/2006.
Vào năm 1916 loài cu đất này được phát hiện nhưng cũng từ lúc đó đến nay loài chim này mới được phát hiện lại.
Đôi khi những chiếc bẫy ảnh cũng chụp được những tấm ảnh của những kẻ săn trộm đang săn bắn trong công viên. Những tấm ảnh này đã được đăng trên một trang web nhưng thông tin về những kẻ săn trộm thu nhận được là rất ít.

4. Cặp heo vòi
images2025059_cameratrap260810a4.jpg

Heo vòi châu Á.
Một cặp heo vòi châu Á bị bắt gặp khi đang rong chơi. Tấm ảnh được chụp vào tháng 9/2006.
Loài heo vòi châu Á, có tên trong danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng của IUNCN, dân số loài này đã giảm đều suốt 30 năm qua.
Sự suy giảm của chúng được cho là do nguyên nhân mất môi trường sống khi con người chặt phá rừng lấy đất để sản xuất nông nghiệp nhất là đất để trồng cọ dầu.
5. Báo mây
bao-may.jpg

Loài báo mới được phát hiện tại đảo Borneo và đảo Sumatran.
Vào năm 2007, loài báo gấm này được phát hiện trên đảo Borneo và đảo Sumantra. Khi so sánh với các loài báo khác, các nhà khoa học đã khẳng định đây là một loài riêng biệt.
Loài báo này trước đây – được liệt kê trong danh sách của IUCN là loài dễ bị tổn thương – được cho là cùng một loài với loài báo mây trong đại lục.
Dân số loài báo này bị suy giảm do nạn phá rừng, số lượng của chúng hiện chỉ còn khoảng dưới 10.000 con, theo báo cáo của IUNCN.
6. Bị săn bắn để làm mũ lông
images2025061_cameratrap260810a6.jpg
Hồng hoàng tê giác (Rhinoceros hornbill).
Phân bố rộng khắp Đông Nam Á, loài Hồng hoàng tê giác (Rhinoceros hornbill) được liệt vào loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Theo các tổ chức bảo tồn động vật quý hiếm, thì tại đảo Borneo loài chim này bi săn bắn để lấy thịt và lông làm những chiếc mũ vô cùng sang trọng và độc đáo.
7. Mèo vàng
meo-vang.jpg
:)

Mèo vàng châu Á.
Một con mèo vàng châu Á tạm nghỉ sau một chiếc bẫy máy ảnh. Tấm ảnh chụp vào tháng 7/2006.
Trong suốt thời gian khảo sát, các thành viên trong nhóm cũng thường xuyên bị quấy rầy bởi những con thú. “Ví dụ như nhím đã phá hỏng một trong những bộ cảm biến của máy ảnh và ban đêm thì các con thú liên tục đột kích vào trại để lấy lương thực”. Linkie cho biết.
Và, ông nói thêm, “kiến luôn luôn là cơn ác mộng với chúng tôi”.
Theo National Geographic, Vietnamnet

Hãy bảo vệ các loại động vật quý hiếm đang dần bị mất đi để làm cuộc sống tốt đẹp hơn. :rose: Hiện nay, có rất nh nạn săn bắn & giết hại động vật quý hiếm, ăn thịt, lấy da làm áo choàng..., hãy ngăn chặn họ và xin báo về cho cơ quan có trách nhiệm. Xin cám ơn.
 
Những chiếc mũi kỳ lạ trong thế giới động vật

Khỉ mũi dài, heo vòi, voi, hải cẩu... đều có những chiếc mũi độc đáo của riêng mình.
dongvat1.jpg

Những con Zvezdonos này chỉ sống ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Chúng dành nhiều thời gian cho cuộc sống dưới lòng đất và đào những chiếc hang. Mũi của chúng có hình dáng khá kỳ dị giống như hình ngôi sao có 22 chiếc râu mềm mại nhưng lại vô cùng hữu dụng. Nó vừa giúp Zvezdonos đi lại trong hang tối, vừa giúp nó kiếm ăn.
dongvat2.jpg

Đúng như tên gọi của nó, loài khỉ mũi dài (Proboscis Monkey) sở hữu những chiếc mũi vô cùng lớn và có thể đạt tới 17 cm. Nhưng chỉ có con đực mới phát triển mũi vì nó được dùng để giúp khỉ đực thu hút sự chú ý của con cái.
dongvat3.jpg
Loài lợn sử dụng chiếc mũi lớn của nó để tìm kiếm thức ăn từ các loại hạt cho tới côn trùng hay những đồ ăn thừa.
dongvat4.jpg

Tên gọi của loài này là Aardvark theo tiếng châu Phi, có nghĩa là lợn đất. Chúng chuyên truy tìm các ổ mối và dùng những chiếc móng sắc nhọn cào một chiếc lỗ đủ để chiếc mũi dài của nó lọt qua, đút vào trong tổ để hút mối ăn.
dongvat5.jpg

Loài chó bull nổi tiếng với chiếc mũi cong lên giống như mũi thỏ.
dongvat6.jpg

Voi có lẽ là loài động vật có chiếc mũi dài nhất thế giới. Vòi voi vừa là mũi, vừa là môi trên và là tay của voi. Nó có thể dùng mũi gãi lưng, lau mắt, bẻ cây hay hút nước.
dongvat7.jpg
Người ta có thể tìm thấy hải cẩu ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Những con hải cẩu trưởng thành có những chiếc mũi rất lớn như bị sưng giúp chúng có thể phát ra những tiếng hét chát chúa. Ngoài ra, mũi giúp hải cẩu dự trữ nước, ngăn mất dịch cơ thể trong mùa giao phối khi phần lớn con đực phải ra ngoài biển kiếm thức ăn và nước
dongvat8.jpg

Mũi tê giác lại được hình thành từ chất keratin khiến nó có cấu trúc cứng như tóc và móng tay.
dongvat9.jpg

Loài chó chồn với chiếc mũi dài là bậc thầy đánh hơi. Chúng thường được huấn luyện sử dụng để đi săn.
dongvat10.jpg

Chuột chù với chiếc mũi dài đang kiếm bữa tối trên mặt đất gồm bọ cánh cứng và nhện.
dongvat11.jpg

Heo vòi sống trong những khu rừng Nam Phi, trung và đông nam châu Mỹ. Chúng có thể bẻ cong chiếc mũi mềm và kinh hoạt của mình đi mọi hướng tìm trái cây và lá.
dongvat12.jpg

Những chú chim đầy màu sắc sống ở Mexico, Nam và Trung Mỹ và Caribe này dùng chiếc mỏ ấn tượng của nó để đấu tranh bảo vệ lãnh thổ nhưng đồng thời nó cũng là một chiếc mũi tinh ranh giúp nó không bỏ sót miếng mồi béo ngậy nào.


Theo Pravda, Bee
 
Dơi hút máu lan truyền bệnh dại ở Venezuela

Hai nhà khoa học thuộc ĐH California được cử gấp đến để tìm hiểu hàng chục cái chết bí ẩn xảy ra tại một bộ lạc thổ dân da đỏ sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Venezuela. Mất trí, sợ nước khủng khiếp… đó là triệu chứng. Kết quả nghiên cứu có tính phát hiện: những người đó chết vì mắc bệnh dại do bị một loài dơi hút máu tấn công.
Trường hợp 38 cái chết chưa rõ nguyên nhân của 38 người da đỏ ở bộ lạc Warao trong 3 năm qua thách thức các nhà y học. Ngứa ran ở chân. Sốt, co giật, bại liệt, mất trí và co rúm người khi trông thấy nước. Hai nhà nghiên cứu Charles Briggs và Clara Mantini-Briggs là một cặp vợ chồng từ Trường ĐH Berkeley thuộc ĐH California đã tình nguyện lên đường đến tận nơi để tìm hiểu hiện tượng bí mật này.
doi-hut-mau1.jpg
Từ trước đến nay, người ta chỉ biết đến chó, mèo là tác nhân làm lan truyền bệnh dại,
chứ không phải dơi.
Họ nhận thấy những triệu chứng của các bệnh nhân trước khi chết đều giống nhau: sốt, chân tay run rẩy, tiếp đó là bại liệt, mất trí, sợ nước một cách khủng khiếp, ngạt thở rồi chết.
Nhà nghiên cứu Charles nhận xét: “Các triệu chứng đó hoàn toàn giống các triệu chứng của bệnh dại, bắt đầu từ sốt, đau đầu, mệt mỏi và tiến triển dần tới các hệ hô hấp, ruột/dạ dày và hệ thần kinh trung ương. Tại giai đoạn nghiêm trọng nhất, xuất hiện tình trạng điên cuồng (triệu chứng dại điên cuồng) hoặc tê liệt (triệu chứng dại câm lặng). Cả hai triệu chứng này (tê liệt thường diễn biến thành liệt hoàn toàn) đều đưa đến suy hô hấp và không thở được nữa, tiếp theo là hấp hối và tử vong không tránh khỏi sau 7 ngày”.
Tại bộ lạc Warao hoàn toàn không thấy một con chó và mèo nào và những người chết không ra khỏi khu vực mình cư trú. Quan sát các vết cắn, hai nhà nghiên cứu lần tìm ra thủ phạm: trong những khu rừng rậm nhiệt đới có loài dơi, ban đêm thường xuất hiện. Bệnh dại chính chúng mang lại. Nghiên cứu của họ được khẳng định và mang tính phát hiện: dơi là tác nhân làm bệnh dại lan truyền.
Người bị chết vì bệnh dại có nhiều không? Theo thống kế của Tổ chức y tế thế giới (WHO) mỗi năm ở châu Á có 31.000 người và châu Phi có 24.000 người bị chết vì bệnh dại, nhưng tất cả đều bị chó dại cắn. Nhưng ở Venezuela thì lại khác. Người chết vì bệnh dại lại do dơi.
doi-hut-mau2.jpg
doi-hut-mau3.jpg
Dơi là sinh vật đặc hữu tại các khu rừng nhiệt đới và chúng là nguyên nhân
làm lây truyền bệnh dại tại bộ lạc người da đỏ tại Venezuela.
Dơi hút máu là một loài sinh vật đặc hữu tại những khu rừng mưa nhiệt đới, nơi thiếu các điều kiện chữa chạy kịp thời. Chúng thường đột kích các gia súc vào ban đêm, khi các gia súc đang ngủ, cắn bằng những chiếc răng sắc như dao và trong nước bọt của chúng có chứa một chất chống đông máu khiến chúng có thể hút thoải mái máu của các con vật bị hại. Sau khi no nê, chúng bay về tổ và đêm hôm sau lại “xuất quân”.
Dơi hút máu không tha người. Trong một xóm ở Venezuela có 80 người thì 8 người chết vì bệnh dại do dơi cắn, hầu hết là trẻ em.
Bác sĩ Charles Rupprecht, Chủ nhiệm Chương trình chống Dại tại Trung Tâm Phòng chống bệnh tại Atlanta, bang Georgia cho hay rằng bệnh dại đã từng biến thành dịch ở Braxin, Peru nhưng người ta chưa nghĩ đến những loài dơi sống trong rừng rậm. Ông cũng khuyên để phòng dơi cắn ngủ phải mắc màn (thường không phải là thói quen của các thổ dân da đỏ) và phải coi tiêm chủng là một biện pháp tích cực để ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh dại do dơi cắn này.

Theo Pravda:rose:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top