Hồng cầu người không có nhân, điều này có ý nghĩa sinh học thế nào?

steven19vn

Senior Member
1/ Tại sao hồng cầu người lại chuyên hóa theo hướng tiêu giảm nhân?
2/ Hồng cầu của cá, lưỡng cư, bò sát lại có nhân, có thể giải thích vấn đề này thế nào?
Cám ơn!
 
1/ Tại sao hồng cầu người lại chuyên hóa theo hướng tiêu giảm nhân?
2/ Hồng cầu của cá, lưỡng cư, bò sát lại có nhân, có thể giải thích vấn đề này thế nào?
Cám ơn!

Hồng cầu người không có nhân nên mới có dạng đĩa hai mặt lõm, như vậy bề mặt trao đổi khí sẽ lớn hơn dạng đĩa 2 mặt phẳng bạn àh. Hồng cầu của cá, chim, lưỡng cư, bò sát có nhân vì chúng chưa đạt được cấp độ tiến hóa cao như người. Thân!
 
1/ Tại sao hồng cầu người lại chuyên hóa theo hướng tiêu giảm nhân?
2/ Hồng cầu của cá, lưỡng cư, bò sát lại có nhân, có thể giải thích vấn đề này thế nào?
Cám ơn!
Hồng cầu có chức năng vận chuển khí oxi và cacbonic trong cơ thể.Ban đầu nó được sinh ra từ tế bào gốc ở tủy đỏ sau đó được chuyên hóa thành hồng cầu.Lúc đó hồng cầu sẽ mất nhân, ti thể còn lượng hemolobin tăng lên, hai mặt hồng cầu lõm vào.Việc mất nhân giúp hồng cầu tăng không gian chứa hemolobin như vậy sẽ vận chuyển được nhiều oxi hơn. Việc mất ti thể sẽ giúp giảm bớt sự tiêu thụ oxi của hồng cầu. Hai mặt hồng cầu lõm đi sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với oxi hơn.
 
Theo mình nghĩ thì hồng cầu ko nhân sẽ có ưu thế là giảm bớt tiêu dùng oxi trong quá trình vận chuyển khí, hạn chế sự sinh sản của hồng cầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, (cũng hạn chế những hồng cầu bị khiếm khuyểt có thể sinh sản ra những thế hệ hồng cầu bệnh...)
Vậy thì ở cá, lưỡng cư, bò sát & chim thì sao nhỉ? Vì hồng cầu của chúng có nhân.
Bạn nào hoe63u rõ thì giúp mình giải thích!
 
Hồng cầu người không có nhân làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí. Mặt khác còn làm cho nó ko bị phá vỡ khi áp suất thẩm thấu thay đổi nhẹ
Hồng cầu ở người sinh ra ở tuỷ xương. Lúc đầu hồng cầu có nhân nhưng về sau nhân bị biến mất khi nồng độ hemoglobin >34%. Tiếp đến là hồng cầu ko nhân rời khỏi tuỷ xương đi ra ngoài.
Ở cá, lưỡng cư, bò sát, chim hồng cầu có nhân có thể là do nồng đồ hemoglobin <34% chăng :mrgreen:
 
Hồng cầu ko có nhân, ty thể, lưới nội chất và thể Golgi nữa -> Chắc là để giảm tối đa quá trình trao đổi chất và tiêu thụ oxy :up:.Còn chuyện tại sao hồng cầu chim-thú-bò sát-cá có nhân thì ... :cry:
 
Hồng cầu người không nhân làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu
Làm tăng tốc độ khuyếch tán khí
Làm cho hồng cầu có thể dễ dàng di chuyển trong những mao mạch rất nhỏ
Hồng cầu chim, thú... có nhân vì chúng chưa tiến hóa ( mình nghĩ vậy)
 
Hồng cầu người không nhân làm tăng diện tích tiếp xúc của hồng cầu
Làm tăng tốc độ khuyếch tán khí
Làm cho hồng cầu có thể dễ dàng di chuyển trong những mao mạch rất nhỏ
Hồng cầu chim, thú... có nhân vì chúng chưa tiến hóa ( mình nghĩ vậy)
Hồng cầu không nhân và tiêu giảm nhiều bào quan để giảm sự trao đổi chất, không nhân cũng giúp giảm kích thước hồng cầu nên trong 1 thể tích máu sẽ có số lượng hồng cầu lớn hơn nhiều --> gia tăng diện tích bề mặt (tỉ lệ S/V của tế bào sẽ càng cao khi tế bào càng nhỏ) --> kết hợp và vận chuyển được nhiều oxi hơn.
Có thể tìm hình so sánh kích thước tương ứng của hồng cầu các nhóm khác (có nhân) so với thú (không nhân) để thấy rõ sự chênh lệch kích thước hồng cầu.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top