Sự ngắn lại của adn

Hãy nghĩ đến cơ chế tổng hợp ARM của sinh vật nhân thực. mARN được tạo ra chỉ là mARN sơ khai còn chứa cả intron lẫn exon. Tiếp theo là giai đoạn chế biến mARN sơ khai thành mARN trưởng thành. Một loại enzym sẽ cắt các đoạn intron ra còn lại các đoạn exon . Các đoạn exon rời rạc sẽ nối lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành. Ứng với mỗi trường hợp nối sẽ tạo ra một loại mARN khác nhau.Như vậy sẽ tạo ra nhiều loại protein mới. Em nghĩ tiếp coi, nó có ý nghĩa với tiến hóa quá lớn đó chứ.

Thứ hai, sự lẫn lộn intron, exon như vậy sẽ làm sự đột biến ít có tác hại hơn( nếu đột biến mà xảy ra trên các đoạn intron thì chả có gì xảy ra cả).
Anh chỉ biết nhiêu đó thôi.:nhannho:
vậy cho em hỏi các đoạn exon rời rạc sẽ nối lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành được sao, ở tài liệu nào vậy ?
 
(y) mọi người nha. Hôm rồi em cũng hỏi cô, thứ 1 những đoạn intron đứng xem kẽ với exon được coi là bia đỡ đạn của exon, nó hứng chịu các tác nhân đột biến " hộ " exon.Như vậy thông tin di truyền sẽ được lưu trữ và bảo vệ tốt hơn. Thứ 2, khi phiên mã sẽ cắt những đoạn không mã hóa aa và chỉ còn những đoạn exon rời rạc. Chúng sẽ sắp xếp lại => tạo ra nhiều loại p.p => đa dạng.
À nhưng em thắc mắc là tại sao đoạn Exon luôn đứng đầu mà khong phải là đoạn intron ?
 
vậy cho em hỏi :"Các đoạn exon rời rạc sẽ nối lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành" được sao , ở tài liệu nào vậy ?(y):buonchuyen:
Sách tham khảo nào cũng nói cả . Chắc bạn chưa đọc đến đó thôi.
(VD : trang 59 - Sách tài liệu Giáo khoa chuyên Sinh học THPT - Quyển Di truyền - Tiến hóa)
 
(y) mọi người nha. Hôm rồi em cũng hỏi cô, thứ 1 những đoạn intron đứng xem kẽ với exon được coi là bia đỡ đạn của exon, nó hứng chịu các tác nhân đột biến " hộ " exon.Như vậy thông tin di truyền sẽ được lưu trữ và bảo vệ tốt hơn. Thứ 2, khi phiên mã sẽ cắt những đoạn không mã hóa aa và chỉ còn những đoạn exon rời rạc. Chúng sẽ sắp xếp lại => tạo ra nhiều loại p.p => đa dạng.
À nhưng em thắc mắc là tại sao đoạn Exon luôn đứng đầu mà khong phải là đoạn intron ?
khái niệm sắp xếp lại chỉ là trong toán học thôi,còn thực tế mỗi gen chỉ mã hóa cho một loại prtein -> như thế thì tính trạng do gen quy định mới được di truyền cho con lai chứ!:rose: :buonchuyen:
 
khái niệm sắp xếp lại chỉ là trong toán học thôi,còn thực tế mỗi gen chỉ mã hóa cho một loại prtein -> như thế thì tính trạng do gen quy định mới được di truyền cho con lai chứ!:rose: :buonchuyen:
Bạn có thể tham khảo đoạn tài liệu này để xem khái niệm về gen và xem lại nhận xét trong phần in đậm ở trên của bạn: http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?p=49224#post49224
 
theo em :các phân tử tiền mARN sẽ được sửa đổi trước khi trở thành mARN trưởng thành nhưng các protein được tạo thành từ các mARN đó sẽ có quan hệ với nhau và chúng thường biểu hiện chức năng phải ko ?
 
à mình tìm thấy tài liệu nói về vấn đề này rồi.
[FONT=&quot]Đối với ADN mạch thẳng các ADN pol chỉ có thể bổ sung các nucleotit vào đầu 3’ của chuỗi polynucleotit đang kéo dài. Điều này dẫn đến vấn đề là: bộ máy sao chép không có cách nào để có thể sao chép hoàn chỉnh phần đầu 5’ của các mạch ADN con. Ngay cả một đoạn Okazaki có thể bắt đầu bằng một đoạn mồi ARN liên kết với đầu tận cùng của mạch ADN làm khuôn cũng không thể thay thế bằng ADN bởi không có sẵn đầu 3’ ở phía trước để phản ứng bổ sung với các nucleotit có thể diễn ra. Kết quả sau mỗi lần sao chép phân tử ADN sợi kép ngày càng ngắn lại và có các đầu không bằng nhau. Đối với sinh vật nhân sơ không xẩy ra hiện tượng này do phân tử ADN của nó có dạng vòng nên không có đầu tận cùng. Vậy cơ chế nào đã bảo vệ các gen của sinh vật nhân thực không bị mất đi sau các chu kỳ sao chép ADN nối tiếp nhau? Đó là do các phân tử ADN nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit đặc biệt tại các đầu tận cùng của chung và được gọi là đầu mút nhiễm sắc thể. Vùng đầu mút nhiễm sắc thể không chứa các gen thay vào đó là các trình tự nucleotit ngắn lặp lại nhiều lần. Ví dụ ở người tại các đầu mút nhiễm sắc thể có trình tự nucleotit ngắn gồm sáu nucleotit là TTAGGG lặp lại khoảng 100 đến 1000 lần. Ngoài ra các protein liên kết với ADN tại đầu mút có vai trò ngăn cản các đầu chữ chi của phân tử ADN con không hoạt hóa các hệ thống theo dõi các sai hỏng ADN của tế bào. Cấu trúc đầu mút không giup ADN mạch thẳng tránh khỏi việc ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, mà nó chỉ làm chậm quá trình ăn mòn các gen gần đầu tận cùng của các phân tử ADN. Sự ngắn dần của đầu mút nhiễm sắc thể bằng cách nào đó có liên quan đến quá trình già hóa ở những mô nhất định và sự già hóa của cả cơ thể[/FONT]
chú lấy tài liệu này ở đâu vậy ạ? Cho cháu xin với ạ. Cảm ơn chú!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top