giải đề thi đh môn sinh 2010

3 tế bào sinh tinh xét trên thực tế mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử nên chỉ là 6 loại trong số 8 loại thôi.:twisted:
 
còn câu trên mình nghĩ là tần số của alen A là 0,75 a là 0,25. từ đấy suy ra cấu trúc di truyền của quần thể là 0.5625AA:0.375Aa:0.0625aa:twisted:
 
câu trên bạn sai rùi thì phải bạn thử tính lại xem ?????????????
bạn giải thích cụ thể cho mình với được không cụ thể ở cậu 2 í tại sao 1 tế bào sinh tinh chỉ cho ra 2 vì nếu theo lí thuyết ta có từ 1 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 4 tinh trùng ????????????
 
Tỉ lệ KH của 2 cặp gen HV(thân thấp, hoa vàng) là:0,04:(1/4)=0,16
-->Tỉ lệ KH trội về 2 tính trạng này(thân cao, hoa đỏ) à:0,5+0,16=0,66
-->Tỉ lệ KH trội thân cao, hoa đỏ, quả tròn:0,66*(3/4)=0,495 hay bằng 49,5%
do cặp Dd phân li độc lập ^^

Hehe thank bạn nhiu nhiu!
 
còn câu trên mình nghĩ là tần số của alen A là 0,75 a là 0,25. từ đấy suy ra cấu trúc di truyền của quần thể là 0.5625AA:0.375Aa:0.0625aa:twisted:

Ờ câu nãy giải như sau:
Vì aa ko ss đc, nên ta bỏ qua
Vậy chỉ có 0,45 AA ---> F1: 0,45 AA
0,3 Aa ----> F1: 0,3*(1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa)
Vậy ta có cấu trúc ở F1:
AA = (0,45+0,075 )/(0,45+ 0,075 +0,15 +0,075) = 0,7.
Aa=(0,15)/(0,75)=0,2
aa= 0,075/0,75 =0,1
Cấu trúc: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
 
ku_truong said:
Hehe thank bạn nhiu nhiu!
có nút thank mà bạn;))
ku_truong said:
Ờ câu nãy giải như sau:
Vì aa ko ss đc, nên ta bỏ qua
Vậy chỉ có 0,45 AA ---> F1: 0,45 AA
0,3 Aa ----> F1: 0,3*(1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa)
Vậy ta có cấu trúc ở F1:
AA = (0,45+0,075 )/(0,45+ 0,075 +0,15 +0,075) = 0,7.
Aa=(0,15)/(0,75)=0,2
aa= 0,075/0,75 =0,1
Cấu trúc: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
có công thức mà :
[tex]qa=\frac{q_0}{1+nq_0}[/tex]
trong đó n là số thế hệ
 
Đề thi ĐH cứ như cánh đồng bất tận ấy, giải hoài mà hem thấy hết :( Năm nay em thi òi, lo quá :(
 
1 tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng nhưng chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng thội
cái này thì mình biết nhưng mà mình muốn các bạn giải thích cáí chỗ 2 loại ý
lấy ví dụ cụ thể là với kiểu gen là AaBbDDEe thì 2 loại tạo ra sẽ là ????????????
phần này mình ko được học nên không hiểu cho lắm
 
bạn không hiểu cơ chế giảm phân tạo giao tử à. đề nghị bạn nên xem lại cơ chế này.
mình chỉ nói tóm tắt thôi nha. bản chất của sự khác nhau giữa các loại giao tử trong giảm phân là do sự phân li của NST ở kì đầu I của giảm phân. ở kì này sự phân li một cách ngẫu nhiên của các NST kép trong cặp tương đồng khác nhau về nguồn gốc đã tạo nên sự khác nhau của các loại giao tử.
đến kì II của giảm phân khi bước vào phân bào các tb có bộ NST đơn bội kép, các NST chỉ có một nguồn gốc, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. quá trình phân bào II các cromatit trong các NST kép phân li về 2 cực(giống trong nguyên phân) nên thực chất kì II là phân bào nguyên nhiễm. do khi bước vào kì II chỉ có 2 tế bào con ( ứng với mỗi tế bào sinh tinh, một tế bào con với mỗi tế bào sinh trứng) nên thực chất chỉ có 2 loại giao tử được tạo thành với mỗi tế bào sinh tinh và 1 loại giao tử được tạo thành với mỗi tế bào sinh trứng( do tại kì II chỉ có 1 trứng được tạo thành). cái này cần nắm rõ các cơ chế hình thành giao tử, các hoạt động của NST trong phân bào, bạn xem lại SGK nâng cao của lớp 11 có viết rất rõ về phần này đấy:mrgreen:
 
câu trên bạn sai rùi thì phải bạn thử tính lại xem ?????????????
OK mình hôm ấy không có máy tính nên nhẩm sai các bạn thông cảm nha, tần số của alen A là 0,833 a=0,167 hi sử dụng công thức Hardy Weinberg là OK:nhannho::welcome::hoanho:
 
bạn không hiểu cơ chế giảm phân tạo giao tử à. đề nghị bạn nên xem lại cơ chế này.
mình chỉ nói tóm tắt thôi nha. bản chất của sự khác nhau giữa các loại giao tử trong giảm phân là do sự phân li của NST ở kì đầu I của giảm phân. ở kì này sự phân li một cách ngẫu nhiên của các NST kép trong cặp tương đồng khác nhau về nguồn gốc đã tạo nên sự khác nhau của các loại giao tử.
đến kì II của giảm phân khi bước vào phân bào các tb có bộ NST đơn bội kép, các NST chỉ có một nguồn gốc, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. quá trình phân bào II các cromatit trong các NST kép phân li về 2 cực(giống trong nguyên phân) nên thực chất kì II là phân bào nguyên nhiễm. do khi bước vào kì II chỉ có 2 tế bào con ( ứng với mỗi tế bào sinh tinh, một tế bào con với mỗi tế bào sinh trứng) nên thực chất chỉ có 2 loại giao tử được tạo thành với mỗi tế bào sinh tinh và 1 loại giao tử được tạo thành với mỗi tế bào sinh trứng( do tại kì II chỉ có 1 trứng được tạo thành). cái này cần nắm rõ các cơ chế hình thành giao tử, các hoạt động của NST trong phân bào, bạn xem lại SGK nâng cao của lớp 11 có viết rất rõ về phần này đấy:mrgreen:
cái nì thì biết nhưng mà nếu theo lí thuyết thì với bài kia vẫn ra là 8
nhưng theo thực tế thì chỉ có 2 và điểm mình băn khoăn là giữa lí thuyết và thực tế nó khác nhau ở chỗ nào ý ????????????
 
đã hiểu tại sao nó chỉ cho ra hai loại
mình nghĩ như sau : trong giảm phân 1 : 1 tế bào giảm phân thì chỉ có 1 cách xếp các cặp NST trên thoi vô sắc => tạo ra 2 loại giao tử ( thực tế cách xếp thì có nhiều nhưng mà 1 tế bảo 1 lần giảm phân chỉ có 1 cách trong nhiều cách ) thanks các bạn đã giúp đỡ ( không biết mình giải thích thế có đúng không nữa ) các bạn cho ý kiến
 
bạn hiểu đúng vấn đề rồi đấy, giữa số giao từ thực tế của 1 tế bào và số giao tử lí thuyết của tế bào đó hoàn toàn khác nhau, trước đây mình cũng nhầm lẫn giữa 2 cái này nhưng sau khi xem đáp án mình đã hiểu ra
 
bạn nào giúp mình bài này với:
Hãy xác định số kiểu gen của loài tam bội, nếu chỉ xét 4 gen, mỗi gen có 2 alen và các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Đáp án là 256
 
Mỗi gen có 2 alen tạm gọi là A và a đi, do đây là loài tam bội 3n nên số tổ hợp có thể có của A và a là 4: AAA, aaa, AAa, Aaa. Tổng cộng có 4 gen cho nên ta có 4^4 = 256. Thân ^^
 
cho mình hỏi bài này vơí:
Giao phấn giữa hai cây P đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 giao phấn với nhau. Cho biết ko có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác xuất để xuất hiện cây hoa màu đỏ có kiểu gen đồng hợp trôị ở F3 là????
 
9 cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen là A_B_ (1AABB : 2: AaBB : 2AABb : 4AaBb)
ở F3 thu được cây có kiểu gen hoa đỏ đồng hợp trội tức là kiểu gen của hoa đỏ đồng hợp trội ở F3 là AABB có 10 phép lai tất cả
đến chỗ này thì làm theo lí thuyết xác suất vậy ( ko nghĩ ra được cách khác )
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top