Xác định hàm lương BOD, COD trong nước thải

BOD: Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD5: Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở 20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi Oxy hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá.
COD: nhu cầu ôxy hóa học (COD - viết tắt từ tiếng Anh: chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.
Phương pháp xác định BOD:
Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, đo lượng ôxy hòa tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa ôxy không cho hòa tan thêm (từ ngoài không khí). Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20°C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan. Khác biệt giữa lượng DO (ôxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử.
Ngày nay việc đo BOD được thực hiện bằng phương pháp chai đo BOD Oxitop: Đặt chai trong tủ 20oC trong 5 ngày, BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt đến 20oC. Giá trị BOD được ghi tự động sau mỗi 24 giờ.
Phương pháp xác định COD:
Trong nhiều năm, tác nhân ôxi hóa mạnh là pemanganat kali (KMnO4) đã được sử dụng để đo nhu cầu ôxy hóa học. Tính hiệu quả của pemanaganat kali trong việc ôxi hóa các hợp chất hữu cơ bị dao động khá lớn. Điều này chỉ ra rằng pemanganat kali không thể có hiệu quả trong việc ôxi hóa tất cả các chất hữu cơ có trong dung dịch nước, làm cho nó trở thành một tác nhân tương đối kém trong việc xác định chỉ số COD.
Kể từ đó, các tác nhân ôxi hóa khác như sulfat xêri, iodat kali hay dicromat kali đã được sử dụng để xác định COD. Trong đó, dicromat kali (K2Cr2O7) là có hiệu quả nhất: tương đối rẻ, dể dàng tinh chế và có khả năng gần như ôxi hóa hoàn toàn mọi chất hữu cơ.
Phương pháp đo COD bằng tác nhân oxy hoá cho kết quả sau 3 giờ và số liệu COD chuyển đổi sang BOD khi việc thí nghiệm đủ nhiều để rút ra hệ số tương quan có độ tin cậy lớn.
Kết hợp 2 loại số liệu BOD, COD cho phép đánh giá lượng hữu cơ đối với sự phân hủy sinh học.
 
NHU CẦU OXY SINH HOÁ(BOD) VÀ NHU CẦU OXY HOÁ HỌC (COD) CỦA NƯỚC THẢI
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn hóa các số liệu người ta thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20oC). Mức độ oxy hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
Ví dụ: đối với nước thải sinh hoạt và nước thải của một số ngành công nghiệp có thành phần gần giống với nước thải sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ trong vài ngày đầu chiếm 21%, qua 5 ngày đêm chiếm 87% và qua 20 ngày đêm chiếm 99%. Để kiểm tra khả năng làm việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường dùng chỉ tiêu BOD5. Khi biết BOD5 có thể tính gần đúng BOD20 bằng cách chia cho hệ số biến đổi 0,68.
BOD20 = BOD5 : 0,68
Hoặc tính BOD cuối cùng khi biết BOD ở một thời điểm nào đó người ta có thể dùng công thức:
BODt = Lo (1 - e-kt)
hay BODt = Lo (1 - 10-Kt)
trong đó
BODt: BOD tại thời điểm t (3 ngày, 5 ngày...)
Lo: BOD cuối cùng
k: tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số e
K: tốc độ phản ứng (d-1) tính theo hệ số 10, k = 2,303(K)

Giá trị K và k tiêu biểu cho một số loại nước thải
Loại nước thải
K (20oC) (day-1)
k (20oC) (day-1)
Nước thải thô
0,15 ¸ 0,30​
0,35 ¸ 0,70​
Nước thải đã được xử lý tốt
0,05 ¸ 0,10​
0,12 ¸ 0,23​
Nước sông bị ô nhiễm
0,05 ¸ 0,10​
0,12 ¸ 0,23​

Để tính giá trị k ở nhiệt độ T ta có công thức
image76.gif
Giải:


  • [*] Xác định BOD cuối cùng
BODt = Lo (1 - e-kt)
200 mg/L = Lo (1 - e-0,23 ´ 5)
Lo = 293 mg/L


  • [*] Xác định BOD ngày thứ nhất
BODt = Lo (1 - e-kt)
BODt = 60 mg/L
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand, COD)
Chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. Để xác định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium dichromate (K2Cr2O7) để oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ, sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng và công thức để xác định hàm lượng COD.
Khi thiết kế các công trình xử lý nước thải công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần thiết phải xác định BOD và COD.
 
Bonus thêm cho bạn cái này luôn!:)
1. Mục đích của việc xác định BOD trong khảo sát ô nhiễm nước?
- BOD là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các chất thải và khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
2. Liệt kê 5 điều kiền cần phải thực hiện để có kết quả phân tích BOD chính xác?
5 điều kiện ảnh hưởng tới kqpt BOD:
- Các chất độc hại đối với VSV
- pH và điều kiện thẩm thấu phải thích hợp
- Chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Seed ( Vi sinh vật được bổ sung trong pt BOD)
3. 5 điều kiện thỏa mãn quá trình pha loãng mẫu nước để xác định BOD:
- Nước không chứa tảo và Vi khuẩn. tốt nhất là nước cất.
- pH nước khoảng 6.5 – 8.5
- Điều kiện thẩm thấu thích hợp được duy trì bằng K3PO4 và Na3PO4
- Nước pha loãng phải đồng nhất và không chứa Nitơ
- Nước pha loãng phải được sục khí cho đến khi bão hòa ôxy.
4. Mục đích của việc cho các chất sau vào trong quá trình phân tích BOD:
- FeCl3 : Keo tụ các chất rắn lơ lửng
- MgSO4: có tác dụng khử cứng
- K2HPO4 : Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
- NH4Cl: Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
- CaCl2 : Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
5. Giải thích tại sao 1 mẫu nước song có nhiệt độ thấp hơn 20oc cần phải xử lý sơ bộ trước khi phân tích BOD?
Nếu nước có nhiệt độ thấp hơn 200 sẽ ngăn cản sự hoạt động của VSV. Nếu lớn hơn 20o sẽ xảy ra hiện tượng quang hợp do sự phát triển của tảo làm sai lệch kết quả pt.
6. Tại sao lại phải cho them một số chất dinh dưỡng ban đầu khi tiến hành xác định BOD của mâu nước thải công nghiệp khó có khả năng ô xy hóa sinh học?
Mục đích là cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của VSV
7. Tại sao kết quả phân tích giá trị BOD thong thường không được khyến cáo để suy ra nhu cầu Oxy hóa Nitơ trong xử lý nước thải:
∑BOD = BODCO3 + BODN2
Vì Nitơ cho them vào nước thỉ chỉ co tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho VSV
8. 3 phương pháp hiện nay sử dụng trong việc kiểm soát quá trình Nitrát hóa trong xác định BOD5 .
- Thời gian ủ là 5 ngày
- Các chất ức chế vi khuẩn Nitrát hóa như Methylene Blue hoặc Allylthourae.
- Khử trùng bằng Clorine.
9. Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ ôxy hóa sinh học trong xác định BOD:
- Các chất độc hại đối với VSV
- pH và điều kiện thẩm thấu phải thích hợp
- Chất dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Seed ( Vi sinh vật được bổ sung trong pt BOD)
10. Ý nghĩa cũa sự hoat động của vi sinh vật trong việc xác định BOD?
- Lien quan đến tốc độ ôxy hoa sinh học
 
Đợt này mình bận quá cho nên cũng không đọc bài cậu bạn đc.
Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống"
bạn giải thích giùm mình tại sao phải làm như vậy không.
Mình muốn xin bạn một số kinh nghiệm thực tế trong việc xác định BOD COD. Trong xác định BOD có cần phải lọc không. Nếu lọc thì mình sẽ lấy giá trị BOD nào.
Cảm ơn nhiều
 
COD = chemical oxygen demand, là một cách gián tiếp để đo hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở trong nước, đáy (water & sediment).

tại sao khi kiểm tra cod bằng kmno4 thì lại ko chính xác bằng dùng k2cr207,mình nghe nói là vì kmno4 ko oxi hóa đc tất cả các chất hữu cơ nhưng ko biết tại sao lại như vậy vì kmno4 có tính oxi hóa còn mạnh hơn cả k2cr2o7
 
cho mình hỏi
Tại sao phải pha loãng mẫu bằng nước cất bão hòa oxy và bổ sung các chất dinh dưỡng trong xác định BOD? Việc bổ sung này có ảnh hưởng đến kết quả phân tích không?
Tại sao phải thêm nước cấy mầm trong quá trình xác định BOD, việc bổ sung này có ảnh hưởng đến kết quả phân tích không?
 
Last edited:
Bên em đang phân tích mẫu nước mưa. hiện chỉ có kết quả tại thời điểm 15', 30', 60' của trận mưa. Nếu muốn xác định BOD tại thời điểm 90' (mà không cần lấy mẫu) thì có công thức tính nào không ạ? Thanks các bác
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top