những loài cây mọc ven bờ sông

hue306

Junior Member
Mình đang tìm thông tin về tác dụng của những loài cây mọc ven bờ sông, nhất là công dụng bảo vệ đất chống xói mòn. Bạn nào có thong tin gì có thể share cho mình được không? Nhất là những tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này trong và ngoài nước
Cám ơn các bạn rất nhiều
(y)
 
Cây gáo

Cây gáo, tên khoa học là Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp. thuộc họ Rubiaceace

1. Đặc trưng hình thái và phân bố
Cây gáo là cây gỗ thường xanh hoặc nửa rụng lá, thân cao tới 35m, đường kính ngang ngực tới trên 100 cm. Thân tròn, thẳng đứng, vỏ cây khi còn non có màu nâu tro, tròn nhẵn, khi trưởng thành có màu nâu, có sọc thẳng đứng. Cành nhánh dài và phẳng, ngọn hơi rủ, tán hình dù. Thân cây con màu xanh, hình 4 cạnh, thân chính và cành có lõi xốp. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 20 – 25 cm, rộng 12 – 17 cm, chiều dài lá có thể tới 40 – 70cm, mặt dưới có lông mượt. Hoa mọc ở ngọn, màu vàng trắng, hoa trụ vươn dài. Quả chín màu vàng hung, quả sóc 4 ngăn. Hạt nhỏ có cạnh.
Phân bố ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Srilanka, Philipin, Ấn Độ, Indonexia, Mianma, Thái Lan… Phân bố tự nhiên ở vùng 21o30’ – 22o30’ vĩ bắc, 99o – 108o kinh đông. Ở Việt Nam, Trung Quốc, thường gặp ở độ cao 450 – 650m, rất hiếm thấy ở độ cao 850 – 1000m, thông thường phân bố ở vùng đất ẩm ướt các thung lũng.
gao_1.jpg
2. Đặc tính sinh học
Cây gáo là cây rừng mưa, nửa rụng lá của vùng nhiệt đới, nam á nhiệt đới, tập trung phân bố ở vùng có nhiệt độ không khí bình quân năm 20 – 24o C, nhiệt độ tối cao cực trị 40oC, tối thấp cực trị 4oC, lượng mưa bình quân năm 1200 – 2000mm, không có sương giá. Ở vùng nam á nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm trên 19,5oC, nhiệt độ tối thấp cực trị 0oC, cũng có phân bố chút ít. Cây gáo dễ bị sương muối gây hại, khi nhiệt độ tối thấp xuống còn – 2oC, có 4 – 5 ngày sương giá, sẽ bị rét hại.
Gáo ưa ấm áp, ẩm ướt, đủ ánh sáng. Nếu đủ nhiệt lượng, độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào, đất phì nhiêu, lượng tăng trưởng rất lớn. Gáo ưa sống ở nơi đất ẩm thấp gần nước, ven sông suối. Trên đất đồi tơi xốp, ẩm ướt, tầng đất sâu, đất tốt, cây mọc rất tốt.
IMG_0740.jpg
Gáo sinh trưởng nhanh, sau 10 năm đã thành cây gỗ lớn. Theo Viện khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây, gáo 30 năm tuổi đường kính ngang ngực 46,3cm, cao 22,7m , trong 1 – 5 năm đầu, cây vươn cao nhanh, lượng tăng trưởng bình quân năm tới 3 – 3,5m, trong 3 – 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm của đường kính 3 – 4cm . Lượng sinh trưởng luỹ kế về gỗ sau 50 năm vẫn chưa bước vào thời kỳ cao điểm, chứng tỏ cây gáo mọc nhanh, sinh trưởng ở giai đoạn sau vẫn lớn. Ra hoa vào tháng 8, quả chín vào tháng 11 – 12 .
3. Kỹ thuật trồng
- Xử lý hạt: Hạt gáo có màu vàng da cam, dễ bị chuột ăn, cần hái kịp thời. Do cây cao, nên dựa vào quả rụng, rồi thu hoạch. Quả thường chất thành đống để 1 – 2 tuần, khi vỏ thối nhũn thì tẽ hạt cho vào thùng chứa nước, hạt nổi lên trên được rửa tiếp 2 – 3 lần, rồi đưa vào chỗ ráo mát, tránh phơi nắng làm mất sức nảy mầm. Hạt gáo rất nhỏ, trọng lượng 1000 hạt chỉ 0,04 – 0,05g. Sau khi hong khô hạt cho vào túi nhựa hoặc lọ thuỷ tinh để bảo quản, thời gian lưu giữ không quá 5 tháng Hạt gieo vào tháng 1 – 2, tỷ lệ nảy mầm 60%.
- Ươm cây giống: Cây gáo mọc nhanh, thời kỳ cây con không được quá dài. Chọn đất tốt, tưới tiêu nước thuận tiện để gieo hạt. Vườn ươm phải cày bừa kỹ, bón đủ phân lót, lên luống. Hạt ngâm vào nước 50 – 60oC, rồi để nguội, sau đó ngâm nước lã 24 giờ, vớt ra để ráo nước, trộn vào cát rắc hạt lên luống, lượng gieo 0,1 – 0,5g/m2, lấp một lớp cát mỏng, sau đó dùng lưới che. Sau 10 ngày hạt nảy mầm, tỷ lệ 40 – 60%. Chú ý đề phòng kiến, sâu hại. Đất vườn ươm phải thường xuyên tưới ẩm. Khi cây cao 4 – 5cm nhổ cây cho vào túi nilon, sau 3 – 4 tháng cây cao 40 – 50cm đem trồng.
Cây gáo cũng có thể dùng biện pháp nuôi cấy mô để sản xuất cây giống sạch bệnh.
- Kỹ thuật trồng:
Gáo ưa trồng phân tán, tốt nhất là ở ven sông suối, ven ao hồ, ven đường, ven nhà, không trồng thành rừng tập trung. Đất trồng phải tốt, đủ ánh sáng tầng đất dày.
Mật độ 4 x 4m, nên trồng vào mùa mưa, tỷ lệ sống trên 95%. Trước khi trồng, phải bón lót bằng phân chuồng hoai hoặc 200gNPK/cây. Trong 2 năm đầu phải xới xáo, làm cỏ, bón thúc 2 – 3 lần. Chú ý phòng trừ sâu gây hại.
4. Triển vọng
Cây gáo là cây mọc nhanh kỳ lạ, nếu thâm canh cao, chỉ sau 5 – 8 năm là có gỗ lớn. Tại hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ 7, các nhà khoa học lâm nghiệp đã đánh giá cây gáo là cây “kỳ tích”, là một trong những cây gỗ tốt có tiềm lực cực lớn để gây rừng nhân tạo mọc nhanh.
270288513_dd2c7b4733_o.jpg
Gáo có thân thẳng đứng, gỗ vàng nhạt kết cấu đều, sợi thô và dài, không có mùi vị dị biệt, chế biến dễ, khô nhanh, không dễ nứt, tính năng bám sơn tốt. Tính năng lực học của gỗ trung bình, các chỉ tiêu chất lượng gỗ tương đương gỗ sa mộc, nhưng tính chịu mục hơi kém, gỗ ngâm nước dễ đổi màu, ở vùng nhiệt đới gỗ dễ bị mối mọt (có thể dùng thuốc để xử lý). Gỗ gáo được dùng để sản xuất đồ gia dụng, thùng xe, trang trí kiến trúc, là nguyên liệu tốt để làm ván sợi nhân tạo, ván MDF, bột giấy…. Vỏ gáo, rễ gáo có thể làm thuốc. Lá gáo có thể làm thức ăn chăn nuôi. Cây gáo là cây có thân cao, lá to, tán đứng cao vót, bề thế, đẹp là cây quý trong lâm viên, công viên.
Theo tài liệu Thái Lan, cây gáo được gọi là “cây tỷ phú”, với mức thâm canh cao, cây 6 năm tuổi, chu vi đạt tới 197cm (đo cách mặt đất 1m). Gỗ gáo dễ tạc, chạm và làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Gỗ gáo đẹp, không vỡ, không rạn nứt. Khi xẻ bằng máy bề mặt gỗ mịn, sạch và đẹp.
Trường Đại học Thành Tây nhập giống gáo từ nước ngoài, sau tuyển chọn đặt tên là Gáo Thành Tây, dự kiến trồng rộng rãi ở các hộ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ, trồng phân tán ở ven sông, ven suối, ven ao, ven hồ, ven đường, cũng có thể trồng làm cây trong công viên, lâm viên. Cây gáo được sử dụng là cây gỗ lớn để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, trang trí, kiến trúc.
25 /8 /2009
Phòng KH&HTQT​
 
Cây trồng chống sạc lở ven sông rạch

  • Với đặc tính ưu việt của hệ rể chùm phát xuất từ thân cắm sâu vào đất vừa hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, vừa làm nhiệm vụ chống đỡ cho cây khỏi bị ngã và khả năng thích nghi với thủy triều dọc theo sông, rạch. Người dân tận dụng đặc tính ưu việt này bằng cách trồng loài cây này dọc theo các sông, rạch nhằm chống lại sự sạc lở và bảo vệ đê trước sự xoáy mòn của dòng chảy.
    Tên thường gọi : Xăng trắng, Côm duyên hải;
    Tên khoa học : Elaeocarpus littoralis Teijm. Và Binn.
    Trung mộc cao 7 – 10m, thân thẳng, vỏ trơn, màu xám, nhánh mọc cách, góc nhánh so với thân > 45o, thân dẻo.

    Lá đơn, mọc cách, chụm ở đầu cành; phiếm lá có răng cưa, đầu tròn, góc hình nem; mặt trên phẳng bóng; mặt dưới màu xám trắng, gân nổi; cuống lá dài 1- 2cm, đầu cuống lá có màu đỏ khi còn non; có lá kèm rụng sớm.
    xangtrang1.JPG

    xangtrang2.JPG




    Hoa tự chùm, rủ xuống đất; cuống hoa dài 2 – 4cm; 5 lá đài màu kem nhạt, có lông màu trắng; 5 cánh hoa màu trắng, 16 rìa trên mỗi cánh, gốc cánh hoa có màu hồng nhạt; tiểu nhị màu vàng, khoảng 90 – 100; một nhụy nhô lên cao. Ra hoa hai lần trong một năm, lần đầu tháng 5 – 6, lần hai 9 – 10 .
    Quản nhân cứng, hình quả trứng, có lông tơn màu trắng phủ bên ngoài. Quả chín vào tháng 8 – 9 và tháng 11 – 12.


    xangtrang3.JPG
    xangtrang4.JPG



    Rể mọc thành chùm, phát xuất từ thân cắm sâu vào đất giống như rể cây đa
    Tái sinh chồi mạnh, đôi khi lên đến 20 – 50 chồi trên một gốc.
    Mọc dọc theo các sông, rạch tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
    Công dụng:
    Với đặc tính ưu việt của hệ rể chùm phát xuất từ thân cắm sâu vào đất vừa hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, vừa làm nhiệm vụ chống đỡ cho cây khỏi bị ngã và khả năng thích nghi với thủy triều dọc theo sông, rạch. Người dân tận dụng đặc tính ưu việt này bằng cách trồng loài cây này dọc theo các sông, rạch nhằm chống lại sự sạc lở và bảo vệ đê trước sự xoáy mòn của dòng chảy.
    Khả năng tái sinh mạnh giúp cho loài cây này tồn tại lâu vì thế bộ rể không bị chết và để lại lổ hổng trong bờ đê.
    Gỗ màu trắng thích hợp đồ thủ công mỹ nghệ, làm guốc…

    (Nguyễn Sơn Thụy - Chi cục phát triển lâm nghiệp) (02/01/2007
 
Mình đang tìm thông tin về tác dụng của những loài cây mọc ven bờ sông, nhất là công dụng bảo vệ đất chống xói mòn. Bạn nào có thong tin gì có thể share cho mình được không? Nhất là những tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này trong và ngoài nước
Cám ơn các bạn rất nhiều
(y)
Các bạn mới post bài đề nghị đặt tên bài rõ ràng thay vì những chữ trổng như Help me!!!
Vi phạm liên tục sẽ dẫn đến bị ban nick.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top