Kĩ sư Công nghệ Sinh học...

Văn Tấn Đình

Senior Member
Hơn 6 tháng mình chưa lên diễn đàn nay mình lên lại vì mình chính thức là Sv CNSH. Một KS CNSH tương lai.
Hôm trước nghe thầy Lượng PR ngành CNSH nhiều quá cộng với trc kia cũng thích thích rồi nên vô.
Ngành CNSH là ngành của TK XXI là một ngành phát triển rất nhanh trên thế giới. Ngành CNSH liên quan đến các lĩnh vực Y, dược, Môi trường, Thực phẩm, Nông nghiệp...
Tuy nhiên ở VN ngành này chưa PT lắm nên đa số theo hướng thực phẩm.
Đây là 2 bài viết của anh Nguyễn Trung Thành, lớp CNSH 2002, ĐH Bách Khoa TpHCM.
Trong đó có rất nhiều thông tin bổ ích về cơ hội việc làm của dân CNSH

http://blog.360.yahoo.com/blog-RzvTxrs5 ... tKsqe?p=47
http://blog.360.yahoo.com/blog-RzvTxrs5 ... tKsqe?p=48

ĐÂU LÀ CƠ HỘI CHO KỸ SƯ CN SINH HỌC

BÀI 1: XU HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ CƠ HỘI CỦA BẠN


Chào các bạn, đây là bài viết đầu tiên mình post lên blog của lớp với hy vọng chia sẻ cùng các bạn một vài quan điểm về nghề nghiệp mà tụi mình đã lựa chọn, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chia sẻ về kinh nghiệm và quan điểm của các bạn.

Trước hết mình xin liệt kê và đưa ra nhận định về các xu hướng công việc mà các bạn đang theo đuổi tạm thời hoặc lâu dài:

- Học cao học chuyên ngành CNSH trong nước hoặc nước ngoài (20%-25%) có lẽ vì nhu cầu học lên cao hơn vì cảm thấy những kiến thức và bằng cấp đạt được thời đại học là chưa đủ hoặc do không tìm ra cơ hội tốt cho trình độ hiện tại

- Học cao học ngành khác (đa số là QLCN) (10% -15%) các bạn này thuộc về hai diện: 1- chán ngán với CNSH sau thời gian “tu luyện” tại ĐHBK (cái này hơi bị tiêu cực), cho rằng mình đã chọn sai ngành nên coi như bắt đầu lại. 2- học để tích luỹ thêm kĩ năng và bằng cấp sẽ sử dụng sau này khi thành đạt tiến dần lên vai trò quản lý (quan điểm này mình đánh giá rất cao).

- Đi làm đúng chuyên ngành (nói thế thôi, chủ yếu là thực phẩm chứ chẳng chuyên ngành gì đâu) (20%-25%): đa số các bạn làm trong các nhà máy với các vị trí: QC, QA, R&D, suppevisor, labs technician, operating engineer, các bạn này là những người yêu thích kỹ thuật và có nhu cầu về một công việc ổn định. một số bạn làm trong các công ty dịch vụ ở vị trí kỹ sư bán hàng, các bạn này thuộc về những người năng động tham vọng về thu nhập, yêu thích giao tiếp và làm kinh tế.

- Đi làm ngoài chuyên ngành (10%-15%): các bạn này bao gồm những người thuộc về: ko thích CNSH và thực phẩm, ko thích kỹ thuật, ko tìm được việc chuyên ngành nên phải đi làm tạm vì “cơm áo gạo tiền”. híc híc…

- Chưa đi làm, các bạn này thuộc về các thành phần như sau (khoảng 20-25%): chưa muốn đi làm vì nhiều lý do chưa hiểu rõ, đang lựa chọn giữa các xu hướng nghề nghiệp, muốn làm đúng chuyên ngành nhưng chưa tìm được việc (thất nghiệp đúng nghĩa. Hu hu…).

Bây giờ mình sẽ phân tích về các cơ hội nghề nghiệp cho bằng cấp kỹ sư công nghệ sinh học ở việt nam, ở đây mình chỉ viết với các đối tượng đang tìm việc và thực sự muốn hoặc đã đi làm, còn các bạn thuộc xu hướng khác mình ko nói tới (cũng ko biết gì mà nói). Như các bạn biết tụi mình đều là những tân kỹ sư sau khi tốt nghiệp ai cũng cần một công việc để làm để có thu nhập và tích luỹ kinh nghiệm (và cả để chấm dứt thời kì ăn bám cha mẹ ^__^. ). Thế nhưng khi apply cho một công việc bạn có bao giờ suy nghĩ về công việc đó chưa? Nó có đáp ứng được nguyện vọng của bạn không? Hay đôi khi chỉ là để có việc làm, có cơ hội tốt hơn thì bỏ? (hãy cân nhắc thật kỹ bạn ạh, nếu không chỉ mất thời gian cho những việc không đâu, làm việc cả đời mà, vài ba tháng thất nghiệp có đáng gì). Nói về cơ hội nghề nghiệp hiện nay thì mình thấy thuộc về 2 xu hướng là ổn định và năng động:

- về các bạn có nhu cầu một công việc ổn định mọi việc xem như đơn giản đi rất nhiều với các vị trí QC, QA, R&D, suppevisor, labs technician, operating engineer… các vị trí này lúc nào cũng thiếu đặc biết các nhà máy ở các khu công nghiệp, nên các bạn không cần lo thất nghiệp nhưng yêu cầu các bạn phải thực sự có trình độ (mình không mún xúc phạm nhưng thực sự có bạn đã tốt nghiệp mà trong đầu chẳng chút chuyên môn) và sự chăm chỉ cần cù (tăng ca nhiều lắm đó). Có điều là lương hơi bị bèo, cơ hội thăng tiến nhỏ giọt.à đây là công việc của một kỹ sư thuần tuý

- Đối với các bạn yêu thích CNSH và tìm kiếm những công việc năng động nhiều triển vọng thăng tiến về nghề nghiệp như cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến về lương bổng trong tương lai mọi việc lại trở nên khó khăn vì hiện tại công việc chuyên về CNSH ở việt nam là cực kì hiếm mức độ cạnh tranh rất cao thường giành cho cấp độ thạc sĩ hoặc cao hơn.(mình cũng đang tìm kiếm, hic!)

Đó là những suy nghĩ của mình về những gì liên quan đến nghề nghiệp của tụi mình hiện nay.

Lâu lâu gặp bạn bè mình thường nghe các bạn phàn nàn là muốn đi làm nhưng ko tìm được chỗ để nộp đơn vì đa số họ đều tuyển KS hoá thực phẩm chứ ko phải KS CNSH vì thế bài viết sau mình xin viết vài dòng về kĩ năng tìm việc làm hy vọng có thể giúp được các bạn


ĐÂU LÀ CƠ HỘI CHO KỸ SƯ CN SINH HỌC (TT)

BÀI 2: CÔNG NGHỆ TÌM VIỆC LÀM CỦA KS CNSH

Ở đây mình chỉ nói về tìm việc kỹ sư thuần tuý vì mình cũng có chút kinh nghiệm, còn mấy xu hướng kia mình cũng đang bế tắc, ai có kinh nghiệm chỉ giùm.

- Trước hết mình xin giới thiệu chút xíu về thành tích tìm việc của mình để các bạn tham khảo: mình bắt đầu có ý định tìm việc từ ngày 25/03/2007 đến ngày 25/05/2007 quyết định tạm dừng để tập trung tu luyện AV và “trả nợ món nợ truyền kiếp” với những toan tính riêng. Ngày 05/11 sau khi nhận bằng tốt nghiệp mình bắt đầu tìm việc trở lại như vậy tổng thời gian tìm việc của mình là 2 tháng 7 ngày chẵn mình đã nộp đi 2 lá đơn xin việc và nhận được 13 lời mời phỏng vấn mình đã tham dự 6 còn lại là từ chối vì nhiều lý do cá nhân ko tiện nói ra, trong đó 4 lần thành công còn 2 lần thất bại mình nghĩ rất ít ai nhận được nhiều cơ hội như mình nhưng thực sự đến nay mình vẫn chưa ưng ý công việc nào mặc dù nhiều công ty thực phẩm nổi tiếng đã mời mình phỏng vấn và một số mời làm việc (phỏng vấn đạt).

- Về kỹ năng tìm việc đối với các kỹ sư mới tốt nghiệp, theo mình nên tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản sách vở là “hãy để nhà tuyển dụng tìm được bạn” và “cần năng động hơn để tìm được công việc mơ ước”:

- Nguyên tắc thứ nhất (có thế nói mình đã rất thành công): các bạn nên biết rằng hấu hết các công ty nổi tiếng họ đều có các chuyên gia tìm kiếm ứng viên trên mạng vì thế bạn sẽ ko bao giờ có cơ hội bằng các thông tin trên báo và nộp đơn trực tiếp. chẳng hạn bạn đã bao giờ thấy vinamilk, number1, cocacola, pepsi, kinhdo đăng tin tuyển kỹ sư lên báo chưa. Xin thưa là không có, họ lun tự tìm kiếm và liên lạc với các ứng viên trên mạng. (vinamilk, number1, pepsi, Anko… đã liên lạc với mình theo cách này) vì thế cái bạn cần ở đây là một bản CV thật good post lên hai trang web nổi tiếng là kiemviec.com (trang này bạn nên post CV bằng tiếng việt) và vietnamwork.com (nên dùng CV tiếng anh). Xin nói thêm về CV good đương nhiên bạn phải good và không đồng nghĩa với học lực của bạn thời đại học tuy cũng có ảnh hưởng chút xíu tuỳ theo cách bạn show cho họ thấy. 4 cái quan trọng nhất của cv theo thứ tự là: 1- cách dùng từ và ngôn ngữ trong cv (sao cho hay và dễ lọt vào keyword của họ khi search), 2- trình độ Anh văn,vi tính (nên có toeic 600 trở nên, A,B,C ko có giá trị lắm), 3- hoạt động và kinh nghiệm đã tích luỹ được thời đại học, 4-xếp loại bằng cấp đại học. còn lại tuỳ thuộc biểu hiện của bạn trong buổi phỏng vấn.^__^

- Nguyên tắc thứ 2 (mình cũng đang cố gắng) ko ngừng tìm thông tin đăng tuyển trên báo, trên mạng và trên website của các công ty mà bạn quan tâm để tìm kiếm công việc phù hợp, có thể gửi hồ sơ đến phòng nhân sự của họ qua địa chị mail kèm theo cái thư xin lưu lại hồ sơ khi có công việc thích hợp họ sẽ liên lạc với bạn. (Bibica và Beer vietnam đã liên lạc với mình theo cách này)

- Còn cái nữa là ở đâu tuyển hoá thực phẩm thì đều tuyển CN sinh học trong quan điểm của họ hai cái này đồng nghĩa nên ko phân biệt bạn cứ việc nộp đơn đừng ngại (trong cuộc phỏng vấn ở pepsi chị PV viên đã hỏi mình một câu hỏi rất muôn thuở: can you tell me about the difference from food and biotechnology? Mình trả lời: in factory they’re similar và đương nhiên là right. Thế đấy có khác nhau gì đâu)

Đó là những kinh nghiệm mà mình mún chia sẻ với các bạn. mình là Nguyễn Trung Thành. Mình từng làm việc cho vinamilk nhưng sau đó đã nghỉ hiện nay vừa phỏng vấn thành công ở pepsi nhưng còn được 3 ngày suy nghĩ vì đang chờ phỏng vấn round 2 ở Bibica và lại thích công việc ở nanogene (cái này chuyên về cn gene, nhưng sợ ko có cơ hội. hic..hic…)

Đôi lời chia sẻ mong sao các bạn thấy hữu ích trong hành trình nghề nghiệp của mình, chúc các bạn thành công và luôn luôn vui vẻ. Thân!!!!
 
Em hỏi nhỏ mấy anh đi trước lương của KS CNSH nhiêu dậy mấy anh. Em rất quan tâm đến vấn đề này vì con người ta ko thể chỉ sống bằng niềm tin và đam mê đc.
 
Em hỏi nhỏ mấy anh đi trước lương của KS CNSH nhiêu dậy mấy anh. Em rất quan tâm đến vấn đề này vì con người ta ko thể chỉ sống bằng niềm tin và đam mê đc.
Hỏi thế này thì làm khó cho anh chị rồi, bao nhiêu là tùy ở năng lực và sự cống hiến của mình chứ nhỉ. Làm trong nhà nước thì không nói làm gì rồi.
 
Em hỏi nhỏ mấy anh đi trước lương của KS CNSH nhiêu dậy mấy anh. Em rất quan tâm đến vấn đề này vì con người ta ko thể chỉ sống bằng niềm tin và đam mê đc.
Tình trạng chung là 3-4 triệu bạn à (mới ra trường)
Còn đạt tới đẳng cấp như các thầy thì .....
 
hi bạn. Mình cũng vừa ra trường nè. Mình gửi 4 hs thif được gọi phỏng vấn cả nhưng phải nói là MỨC LƯƠNG THẤP chỉ tầm 2,5-3 thui. Mình đã đi làm KCS cho một công ty cám nhưng không ổn lắm vì tăng ca liên tục àh (13h/ngày) híc híc. Mình bỏ làm kcs rùi giờ định xuống BIONET xin việc. Nói chung ngành CNSH mình chưa được nhiều người biết đến đâu, đi phỏng vấn họ hỏi mình học ngành gì, mình bảo học ngành công nghệ sinh học họ hỏi ngành đó đào tạo cái gi?, RA THÌ LÀM CÁI GI? Mình nghe mà thấy buồn và NẢN quá.
Thôi thôi cứ bảo CNSH là ngành HOT nên chúng ta phải đợi cho nó nguội dần đã hjhj.
Chúc mọi người ra trường đều có việc làm tốt, công nghệ sinh học luôn là ngành khoa học mũi nhọn trong sinh học.
 
hi bạn. Mình cũng vừa ra trường nè. Mình gửi 4 hs thif được gọi phỏng vấn cả nhưng phải nói là MỨC LƯƠNG THẤP chỉ tầm 2,5-3 thui. Mình đã đi làm KCS cho một công ty cám nhưng không ổn lắm vì tăng ca liên tục àh (13h/ngày) híc híc. Mình bỏ làm kcs rùi giờ định xuống BIONET xin việc. Nói chung ngành CNSH mình chưa được nhiều người biết đến đâu, đi phỏng vấn họ hỏi mình học ngành gì, mình bảo học ngành công nghệ sinh học họ hỏi ngành đó đào tạo cái gi?, RA THÌ LÀM CÁI GI? Mình nghe mà thấy buồn và NẢN quá.
Thôi thôi cứ bảo CNSH là ngành HOT nên chúng ta phải đợi cho nó nguội dần đã hjhj.
Chúc mọi người ra trường đều có việc làm tốt, công nghệ sinh học luôn là ngành khoa học mũi nhọn trong sinh học.
em thấy các thầy giáo trường bảo tốt nghiệp trường mà cầm bằng giỏi đi xin việc thì ko công ty nào ko nhận sinh viên công nghệ sinh học của khtn.
 
em thấy các thầy giáo trường bảo tốt nghiệp trường mà cầm bằng giỏi đi xin việc thì ko công ty nào ko nhận sinh viên công nghệ sinh học của khtn.

Cũng chưa hẳn là sẽ xin được công việc tốt đâu. Giỏi mà năng lực không có thì cũng hơi khó đấy, giỏi mà nhút nhá thì cũng bỏ thui.
ah thế bạn học khtn chuyen nhành công nghệ sinh học ah? Dưới đó chắc đào tạo tốt hơn trên mình, trên mình trang thiết bị để thực hành ít lắm, nếu muốn làm nhiều thì lại xuống các Viện thực hành thực tập thôi. Mà bạn cũng biết là sinh viên thì việc được làm các thí nghiệm về sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền là rất khó (kinh phí này....). ah mà học KHTN thế nào chẳng biết ANH CHIẾN, CHỊ CÚC (sv năng khiếu của trường), CHỊ HIỀN đang làm ở PTNTD - CNTBTV viện DI TRUYỀN? Chúc bạn học thật tốt.:welcome:
 
Kỹ sư công nghệ sinh học...

Chào anh Thành và các bạn trên forum!

Nghe mọi người bàn tán về ngành CNSH nên mình cũng muốn nhào vô xem sao.
Theo mình thấy ngành CNSH ở mỗi trường đao tạo theo một hướng đi riêng mà trưởng khoa hay bộ môn đề ra. Bên các trường như Nông lâm, Tự nhiên, công nghiệp thì mình không biết nhiều, chỉ biết bên Bách khoa chút ít thôi.
Bên BK có bộ môn CNSH do thầy Nguyễn Đức Lượng chủ nhiệm, là người đặt nền móng cho công nghiệp công nghệ sinh học của cho ngành CNSH ở nước ta. Chắc hẳn các bạn cùng nhà tuyển dụng cũng chưa hình dung được "Công nghiệp công nghệ sinh học" là gì hoặc cũng có người biết nhưng biết chưa sâu.

Ngành nghề nào cũng có cái để nuôi sống con người ta. Mình thấy ai đã chọn ngành này, chí ít cũng đã chọn con đường chông gai để trở thành nhà khoa học và ứng dụng vào sản xuất ở điều kiện nước ta. Ngành CNSH bên BK gắn liền với kỹ thuật hóa học và như vậy chúng ta có cơ hội làm chủ được kỹ thuật sản xuất, đặc biệt là công nghiệp lên men. Nhưng thực tế, những kỹ sư ra trường từ ngành này họ đang ở đâu?. Thông tin này các bạn cũng biết nhiều rồi, mình không đề cập đến.

Ngành CNSH rất hot, nhưng sinh sau đẻ muộn rất nhiều so với thế giới, vì vậy chúng ta đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại nhưng có áp dụng được vào thực tế hay không? Mình nghĩ câu hỏi này khi ai học CNSH nên đặt vấn đề này với giáo viên, người hướng dẫn đề tài để rõ hơn.

Thiết nghĩ, nếu các nhà tuyển dụng, nhà đầu tư thấy được cái lợi từ ngành này mạng lại thì họ sẽ đầu tư vào ngành này, như thế thì kỹ sư CNSH mới mong có đất dụng võ, múa kiếm đúng bài được. Muốn vậy mình vẫn mong các nhà khoa học trong ngành nên nhìn thẳng thực tế với nghề nghiệp của kỹ sư do mình đào tạo.
 
bằng kỹ sư CNSH của Bách Khoa có giá hơn bằng Cử Nhân của KHTN :cry: vì các công ty thường tuyển kỹ sư. Nhưng bằng Cử nhân thì lại có giá hơn về việc nghiên cứu. Hazz ko biết mình có cơ hội nhiều về việc nghiên cứu ko đây
 
em mới học nên ko bít :cry: mong là sẽ đc biết các anh chị đó. tại vì năm đầu nên chưa đc học môn sinh, toàn học môn đại cương thui :cry: rõ nản
 
:hum: Thôi đừng kêu nữa mấy đứa. Chả có đứa nào muốn cố gắng / vượt qua gì cả, kêu ca mà làm gì? Cũng đâu thay đổi được tình hình chứ? Trường nào, ngành nào cũng vậy, đều phải học qua những môn đại cương hết, quan trọng là luật pháp - chính trị đó. Hầu hết đều đc chọn làm môn thi tốt nghiệp luôn! :rose: Đối với việc học luật pháp cũng thành nền tảng khi 1 ng đi làm, cần phải làm theo pháp luật mà. Sau 2 năm rồi đc học chuyên ngành thui.
 
học mấy cái đó đã sướng. bọn em học toàn toán lý hóa nè. vào trường này để tránh môn lý khó xơi cuối cùng toàn phải học lý =.=
 
:hihi: Cử nhân mà lại. Cố gắng đê! Học đại cương toán lý cũng khá là nặng, cần chăm chỉ cày trong thư viện, cố gắng làm quen 1 số anh chị khóa trước để họ chỉ dẫn cho cách học hiệu quả! Lên Đh, không còn tình trạng học vẹt nữa đâu nha bởi vì giảng viên không như giáo viên đi kèm sát nữa đâu. Mạnh thằng nào thằng đó tự lo thân. :rose: Có vấn đề gì chưa rõ, các bạn cần tự tìm hiểu, lục lọi thông tin trước khi đăng tin hỏi ở diễn đàn & giảng viên rồi sau đó, nếu vẫn thấy không ổn, hãy mang ra tranh cãi cùng giảng viên để làm rõ vấn đề.
Giảng viên rất vui vẻ, rộng rãi trong việc tranh luận này. Thành lập & tập kỹ năng làm việc nhóm => quan trọng số I trong việc trình bày powerpoint... trên giảng đường và cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống. :yeah: Các bạn cần tự rút kinh nghiệm cho mình: nên trang bị 1 cuốn sổ lâm sàng bỏ túi để ghi lại những điều chia sẻ của giảng viên!
 
Kỹ sư công nghệ sinh học

bằng kỹ sư CNSH của Bách Khoa có giá hơn bằng Cử Nhân của KHTN :cry: vì các công ty thường tuyển kỹ sư. Nhưng bằng Cử nhân thì lại có giá hơn về việc nghiên cứu. Hazz ko biết mình có cơ hội nhiều về việc nghiên cứu ko đây

Cái bằng của CNSH ở đâu bây giờ bạn mang ra ngoài nhà tuyển dụng không cần biết bạn như thế nào, đã là dân nghiên cứu, công nghệ thì người ta sẽ cho bạn trình bày cái mang tính công nghệ để thử bạn thế nào. Bằng cử nhân như bạn nói có giá hơn việc nghiên cứu tôi nghĩ chưa hẳn đâu. Cái mạnh bên tự nhiên là học CNSH rất rộng và sâu, nó tạo điều kiện cho mình học tiếp tục mạnh hơn trong khoa học, còn với kỹ sư bách khoa thfi muốn ứng dụng công nghiệp thfi phải nắm vững lý thuyết về sinh học mới có thể ứng dụng chứ. Nên bằng cấp nào cũng đáp ứng cho xã hội để giải quyết vấn đề y tế, thực phẩm, môi trường.
 
:hihi: Cử nhân mà lại. Cố gắng đê! Học đại cương toán lý cũng khá là nặng, cần chăm chỉ cày trong thư viện, cố gắng làm quen 1 số anh chị khóa trước để họ chỉ dẫn cho cách học hiệu quả! Lên Đh, không còn tình trạng học vẹt nữa đâu nha bởi vì giảng viên không như giáo viên đi kèm sát nữa đâu. Mạnh thằng nào thằng đó tự lo thân. :rose: Có vấn đề gì chưa rõ, các bạn cần tự tìm hiểu, lục lọi thông tin trước khi đăng tin hỏi ở diễn đàn & giảng viên rồi sau đó, nếu vẫn thấy không ổn, hãy mang ra tranh cãi cùng giảng viên để làm rõ vấn đề.
Giảng viên rất vui vẻ, rộng rãi trong việc tranh luận này. Thành lập & tập kỹ năng làm việc nhóm => quan trọng số I trong việc trình bày powerpoint... trên giảng đường và cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống. :yeah: Các bạn cần tự rút kinh nghiệm cho mình: nên trang bị 1 cuốn sổ lâm sàng bỏ túi để ghi lại những điều chia sẻ của giảng viên!

Nói nói không kêu ca thì bạn sẽ cố gắng như thế nào? Tôi nghĩ với cá nhân bạn, bạn là người rơi vào những trường hợp nào bài viết của anh Nguyễn Trung Thành bên bách khoa. Đồng ý ai cung phải cố gắng học các môn đại cương nhưng cái nghề của mình sau này thì ngay còn những năm đại cương nên sớm tiếp cận với các giáo viên để có một định hướng chuyên ngành cho mình.
Nếu chọn đi học tiếp thì mình sẽ làm gì?
Nếu muốn theo con đường khoa học thì làm gi?
Nếu muốn có một công việc thu nhập ổn định sau khi ra trường thì nên làm gì?
Nếu muốn làm kinh tế-kỹ thuật trong ngành thì nên làm gì?

Các bạn nên đặt vấn đề với giáo viên hướng dẫn các bạn từ những môn sơ sở chuyên ngành.
 
Tôi sẽ không kêu mà cố gắng bằng cách tự lục lọi thư viện nhiều hơn, tranh cãi với giảng viên để tìm ra cốt lõi của 1 vấn đề. Theo tôi, không chỉ ngành Y ( của tôi) mà còn là các ngành sinh học... của các bạn nữa. :rose: Bởi lẽ, tôi không thích những ai kêu ca nhiều nhưng lại không tự kiếm cách để ra được tình hình đó. Có những lúc tôi cũng hụt hẫng vì không biết được lối ra của ngành mình, rồi tôi đã làm gì? 1 mái nhà chung của điều dưỡng chúng tôi cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau, lắng nghe nhau, rồi những người bạn trong lớp => họ cũng sẽ là người đi cùng bạn. Giảng viên luôn là chỗ dựa cho bạn. Hãy tự tìm lối thoát cho mình!
:cuchuoi: Buồn thay khi mọi người cứ kêu, kêu thật nhiều. Rồi có người thì chẳng chịu suy nghĩ gì cả, thích bung câu hỏi lên diễn đàn mặc dù câu hỏi đó nếu chịu khó tìm kiếm, phân tích => ra câu trả lời. Nghĩ lại mà xem. Lên thành 1 sv đại học rồi mà vẫn còn cái ý tưởng học vẹt, học cho qua. Liệu có xứng đáng? Như vụ vừa rồi báo đăng tin đấy? SV tốt nghiệp loại giỏi mà đầu óc trống lỗng, hỏi kiến thức k nhớ gì. Có người đi xin việc làm, :sad: chỉ cần hỏi ĐỀ TÀI thi tốt nghiệp của bạn là gì? Bạn đã nghiên cứu ra sao => họ lại ngồi câm nín, bảo TÔI KHÔNG BIẾT, KHÔNG NHỚ?! => vậy thì anh đã học cái gì, anh thi như thế nào, bảo vệ ra sao với cái bằng GIỎI, XUẤT SẮC đó?
 

Lên thành 1 sv đại học rồi mà vẫn còn cái ý tưởng học vẹt, học cho qua. Liệu có xứng đáng? Như vụ vừa rồi báo đăng tin đấy? SV tốt nghiệp loại giỏi mà đầu óc trống lỗng, hỏi kiến thức k nhớ gì. Có người đi xin việc làm, :sad: chỉ cần hỏi ĐỀ TÀI thi tốt nghiệp của bạn là gì? Bạn đã nghiên cứu ra sao => họ lại ngồi câm nín, bảo TÔI KHÔNG BIẾT, KHÔNG NHỚ?! => vậy thì anh đã học cái gì, anh thi như thế nào, bảo vệ ra sao với cái bằng GIỎI, XUẤT SẮC đó?

Cứ như là em bé này đang chửi thẳng vào mặt mình ý:ah: Cũng tự nhận thấy tốt nghiệp rồi mà không có được mấy tí kiến thức trong đầu cả:sexy:
 
Kỹ sư công nghệ sinh học...

Tôi sẽ không kêu mà cố gắng bằng cách tự lục lọi thư viện nhiều hơn, tranh cãi với giảng viên để tìm ra cốt lõi của 1 vấn đề. Theo tôi, không chỉ ngành Y ( của tôi) mà còn là các ngành sinh học... của các bạn nữa. :rose: Bởi lẽ, tôi không thích những ai kêu ca nhiều nhưng lại không tự kiếm cách để ra được tình hình đó. Có những lúc tôi cũng hụt hẫng vì không biết được lối ra của ngành mình, rồi tôi đã làm gì? 1 mái nhà chung của điều dưỡng chúng tôi cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau, lắng nghe nhau, rồi những người bạn trong lớp => họ cũng sẽ là người đi cùng bạn. Giảng viên luôn là chỗ dựa cho bạn. Hãy tự tìm lối thoát cho mình!
:cuchuoi: Buồn thay khi mọi người cứ kêu, kêu thật nhiều. Rồi có người thì chẳng chịu suy nghĩ gì cả, thích bung câu hỏi lên diễn đàn mặc dù câu hỏi đó nếu chịu khó tìm kiếm, phân tích => ra câu trả lời. Nghĩ lại mà xem. Lên thành 1 sv đại học rồi mà vẫn còn cái ý tưởng học vẹt, học cho qua. Liệu có xứng đáng? Như vụ vừa rồi báo đăng tin đấy? SV tốt nghiệp loại giỏi mà đầu óc trống lỗng, hỏi kiến thức k nhớ gì. Có người đi xin việc làm, :sad: chỉ cần hỏi ĐỀ TÀI thi tốt nghiệp của bạn là gì? Bạn đã nghiên cứu ra sao => họ lại ngồi câm nín, bảo TÔI KHÔNG BIẾT, KHÔNG NHỚ?! => vậy thì anh đã học cái gì, anh thi như thế nào, bảo vệ ra sao với cái bằng GIỎI, XUẤT SẮC đó?

Thiết nghĩ những ai đặt vấn đề nghề nghiệp ngay từ năm đầu đại học là điều rất tốt. Những vấn đề nêu ra gắn liền với cuộc sống mỗi người. "Nghề nào nghiệp đó" tôi nghĩ các bạn nên thẳng thắn vấn đề này với giáo viên, điều này rất quan trọng. Đừng ngại hay e sợ khi phản biện với người làm khoa học.

Chuyện bằng cấp :"SV tốt nghiệp loại giỏi mà đầu óc trống lỗng, hỏi kiến thức k nhớ gì. Có người đi xin việc làm, :sad: chỉ cần hỏi ĐỀ TÀI thi tốt nghiệp của bạn là gì? Bạn đã nghiên cứu ra sao => họ lại ngồi câm nín, bảo TÔI KHÔNG BIẾT, KHÔNG NHỚ?! => vậy thì anh đã học cái gì, anh thi như thế nào, bảo vệ ra sao với cái bằng GIỎI, XUẤT SẮC đó? là vấn đề mà xã hội đau đầu. Một đề tài được sinh viên thực hiện sẽ có nhiều mục đích khác nhau. Đối với những người làm để ra trường người ta cũng có một con đường riêng, người đam mê đem đến một mảng đề tài có chất lượng thì đã đầu tư từ những năm đầu rồi. Một sinh viên xếp loại giỏi những ngành khác tôi không biết, nhưng đối với cái anh học và làm kỹ thuật thì tôi tin chắc rằng anh ta giỏi thật sự và hơn người.
Chuyện xin việc lại là vấn đề khác nữa. Anh ta giỏi, chưa chắc anh ta có một công việc tốt. Nên quay lại những kỹ năng mền để học dần thì mới mạnh lên được. Tôi nghĩ kỹ năng mền sẽ giúp cho anh kỹ sư CNSH nói riêng và các ngành khác nói chung thành công vượt trội.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top