Công thức trong nguyên phân!

ha ha, mình thấy công thức này có gì khó hiểu đâu ! nhưng mà hình như CT bạn đưa ra sai rùi,CT để tính số NST đơn mới hoàn toàn thì phải là 2.2n.(2^k -1) mới đúng.

Thế theo công thức của bạn thì một tế bào của ruồi giấm nguyên phân một lần môi trường nội bào sẽ phải cung cấp vật liệu di truyền tương đương với 16 NST ah? Bạn xem lại công thức nha, thân!
 
Mình hiểu thế này, 1 tế bào mẹ (2n đơn) ban đầu bước vào nguyên phân, ở kì đầu tất cả các NST đơn đều nhân đôi tạo thành các NST kép (2n kép = 2x 2n = 4n) --> có phải số này được xem là các NST không mới hoàn toàn?, nên trong công thức phải trừ 2x2n = 4n?

4n này không phải là mới hoàn toàn nhưng đề yêu cầu tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân bạn à.
 
4n này không phải là mới hoàn toàn nhưng đề yêu cầu tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân bạn à.

Nhưng có thể là trước khi bước vào nguyên phân lần đầu tiên thì số NST đã được nhân đôi trong pha G1, nên 4n NST đơn ban đầu này không được tính là các NST mới hoàn toàn!?
 
mình nghĩ nếu là số NST đơn mới hoàn toàn thì là 2n(2^k-1) thì có lẽ đúng hơn.
Nếu hiểu NST đơn mới hoàn toàn là các NST ko phải 2n NST của tế bào ban đầu.
 
công thức e học đội tuyển sinh 9 do cô giáo cho thì công thức tính nu của mtrường cung cấp là:
2^k.Nu(ADN) - Nu(ADN) = (2^k-1) Nu(ADN)
Tức là lấy số tổng số nu sau khi đã nhân đôi trừ đi số nu ban đầu sẽ ra số nu do moi trường cung cấp
Ko biết có phải cái anh chị cần ko? :D
 
công thức e học đội tuyển sinh 9 do cô giáo cho thì công thức tính nu của mtrường cung cấp là:
2^k.Nu(ADN) - Nu(ADN) = (2^k-1) Nu(ADN)
Tức là lấy số tổng số nu sau khi đã nhân đôi trừ đi số nu ban đầu sẽ ra số nu do moi trường cung cấp
Ko biết có phải cái anh chị cần ko? :D
Vấn đề ở đây đang trao đổi chính là số NST ban đầu được hiểu là bao nhiêu: 2n hay 4n trong trường hợp cụ thể đã được nêu ra ở đầu topic.
 
Vấn đề ở đây đang trao đổi chính là số NST ban đầu được hiểu là bao nhiêu: 2n hay 4n trong trường hợp cụ thể đã được nêu ra ở đầu topic.

Số NST ban đầu đương nhiên là 2n, khi nhân đôi ở kì trung gian nó lấy nguyên liệu từ mt nội bào. Nhưng mà hỏi cái này để làm gì cơ chứ?:???:
Mọi công thức đều đã có trong sách. Chúng ta cứ theo đó mà làm.
 
Số NST ban đầu đương nhiên là 2n, khi nhân đôi ở kì trung gian nó lấy nguyên liệu từ mt nội bào. Nhưng mà hỏi cái này để làm gì cơ chứ?:???:
Mọi công thức đều đã có trong sách. Chúng ta cứ theo đó mà làm.
Hỏi làm gì thì bạn steven19 đã nói đâu đó trong topic này. Crazo nói cứ theo sách mà làm thì đúng quá rồi, nhưng hiểu tại sao lại có công thức đó sẽ có vẻ là học môn Sinh học hơn là đang học môn Toán. Mà ngay cả học Toán các định lý, công thức cũng cần được chứng minh thì mới có thể hiểu sâu sắc và vận dụng thích hợp.
 
Hỏi làm gì thì bạn steven19 đã nói đâu đó trong topic này. Crazo nói cứ theo sách mà làm thì đúng quá rồi, nhưng hiểu tại sao lại có công thức đó sẽ có vẻ là học môn Sinh học hơn là đang học môn Toán. Mà ngay cả học Toán các định lý, công thức cũng cần được chứng minh thì mới có thể hiểu sâu sắc và vận dụng thích hợp.

Nếu là số NST hoàn toàn mà môi trường cung cấp. Theo như định nghĩa bạn đưa ra, ta hiểu như sau:
- Sau k lần nguyên phân có 2^k TB sinh ra.
- Trong số 2^k TB có 2 TB mang một nửa bộ NST của TB mẹ.
=> Do đó, số TB mang NST môi trường cung cấp hoàn toàn là 2^k-2. Sau đó chỉ việc đem nhân với 2n là ra số NST đơn ngay thôi.
 
- Trong số 2^k TB có 2 TB mang một nửa bộ NST của TB mẹ.
Không bàn sự đúng sai của công thức, mà chỉ bàn về bản chất của hiện tượng sinh học thì Crazo xem lại cái trích dẫn này đã chuẩn 100% chưa?
 
Không bàn sự đúng sai của công thức, mà chỉ bàn về bản chất của hiện tượng sinh học thì Crazo xem lại cái trích dẫn này đã chuẩn 100% chưa?

Vậy chính xác thì nó phải như thế nào ạ?
 
Vậy chính xác thì nó phải như thế nào ạ?
Trong quá trình nhân đôi của ADN luôn xảy ra đột biến, nếu các nu của NST trong nhân tế bào mẹ bị mất đi lại được lấy để cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN thì liệu ADN con có được xem là NST mới hoàn toàn ko?
 
Trong quá trình nhân đôi của ADN luôn xảy ra đột biến, nếu các nu của NST trong nhân tế bào mẹ bị mất đi lại được lấy để cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN thì liệu ADN con có được xem là NST mới hoàn toàn ko?

Chúng ta đang xét trong công thức, mà công thức thì không tính đến đột biến.
 
thực ra thì công thức để tính số NST mới cung cấp:
1. Số NST mới (nhớ là "mới" không hoàn toàn đâu nha): thì công thức là (2^k-1).2n trong đó k là số lần Nguyên phân của 1 TB, và k phải thuộc N*
chúng ta phải -1 là vì có 1 bộ NST 2n trong 1 tế bào là của mẹ (chỗ này hơi mơ hồ à)
2. Số NST cung cấp là HOÀN TOÀN MỚI:
ta có công thức (2^k-2). Bạn biết sao phải -2 không?
Là vì trong số những TB mới tạo ra (cụ thể là 2^k) thì có 2 TB mang 1 nửa bộ NST của mẹ nên NST mới cung cấp hoàn toàn phải trừ 2 TB đó đi.
* Nếu các bạn không hiểu thì học vẹt cũng được, cái này dễ nhớ mà !!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top