Dấu vân tay DNA

shunshine88

Senior Member
Mình đang làm 1 bài tiểu luận về PCR với ki thuật trong xác định tội phạm.
Nhưng mà cũng chưa hiểu lắm quá trình này trong thực tế như thế nào.
Mong mọi người giúp đỡ :mrgreen:
 
Mình đang làm 1 bài tiểu luận về PCR với ki thuật trong xác định tội phạm.
Nhưng mà cũng chưa hiểu lắm quá trình này trong thực tế như thế nào.
Mong mọi người giúp đỡ :mrgreen:
Trong thực tế có các bước sau:
1. Tách chiết ADN từ mẫu vật (máu, tế bào niêm mạc miệng, tóc, xương,...)
2. Tiến hành phản ứng PCR để nhân đoạn có tính chất đa hình (hiện nay, với ADN nhân thì phổ biến sử dụng các đoạn STR - tạm dịch là các trình tự lặp ngắn, với ADN ty thể thì sử dụng đoạn siêu biến
3. Phân tích độ dài của các sản phẩm PCR thu được đối với từng locus đa hình trên hệ thống điện di mao quản - ví dụ sequencer (nếu sử dụng STR) hoặc đọc trình tự của đoạn siêu biến.
4. So sánh kết quả này với kết quả phân tích của các đối tượng nghi ngờ với ngân hàng dữ liệu có sẵn để rút ra kết luận về mẫu vật thu được.
 
Anh có thể nói rõ cho em bước 3 và 4 không. Em đang vướng mắc ở phần đó.
Thanks anh nhìu (y)
Bước 3: Các locus đa hình STR có nhiều allele với chiều dài khác nhau (=số đơn vị lặp x chiều dài đơn vị lặp). Ví dụ: allele có 21 đơn vị lặp, mà mỗi đơn vị lặp có 4 base atct, thì chiều dài của nó là 84. Các allele khác nhau một đơn vị lặp thì hơn kém nhau 4 base. Sự sai khác tương đối nhỏ về kích thước các allele này có thể dễ dàng phân biệt bằng điện di mao quản. Vùng siêu biến của ty thể thì được giải trình tự thông thường rồi đem so sánh trình tự ADN với nhau thôi.
Bước 4:
Tại một locus thì tần xuất xuất hiện của mỗi allele trong một cộng đồng nào đó sẽ được ước lượng qua các nghiên cứu quần thể. Xác xuất hai cá thể có các allele giống nhau tại một locus đa hình nào đó được xác định dựa trên tần suất của mỗi allele này. Thông thường, nhiều locus đa hình được kết hợp trong một phân tích, vì thế xác xuất để hai cá thể có các allele giống nhau ở tất cả các locus là bằng tích của tất cả các xác suất ở các locus phân tích(nếu các locus này phân ly độc lập), nên sẽ rất nhỏ và coi như là không thể xảy ra (thực ra thì không phải như vậy). Bộ kit của ABI hiện được nhiều phòng xét nghiệm ở Việt Nam sử dụng phân tích cùng lúc 16 locus trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
Về vùng siêu biến của ty thể thì so sánh trình tự thôi, nhưng hình như cái này không được dùng nhiều.
Nếu chưa rõ chỗ nào xin cứ hỏi tiếp. Ah, cho mình hỏi trong tiếng Việt allele được dịch là alen, hay vẫn là allele.
 
Anh giai thích dùm hình này nha

em thấy sách tiếng Việt thường viết Alen thôi.
Anh giải thích dùm hình này em cái.
Ví dụ : Alen1, Alen2 : 14, 17 . Làm cách nào mình có đc có chỗ thì 9.3 ....E không rõ lắm.
Thanks anh hi(y)(y)
 
em thấy sách tiếng Việt thường viết Alen thôi.
Anh giải thích dùm hình này em cái.
Ví dụ : Alen1, Alen2 : 14, 17 . Làm cách nào mình có đc có chỗ thì 9.3 ....E không rõ lắm.
Thanks anh hi(y)(y)
Mình không mở được hình, bạn có thể cho vào file word thì mình mới mở được.
 
Em tải đựoc mà anh Save file là đc mà
Mình đã mở được và xem qua, có thể giải thích cho bạn thế này:
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bao gồm nhiều cặp NST tương đồng, vì thế mỗi locus (vị trí trên nhiễm sắc thể) sẽ có hai phần tương ứng (alen) ở hai NST tương đồng này, một cái có nguồn gốc từ bố và cái kia là từ mẹ. Locus đa hình cũng như những locus khác bao gồm hai phần đó. Như ví dụ đưa ra trong bảng thì tại locus VWA của người bị tình nghi có 2 alen là 14, 17. 14, 17 hay là 9.3 là tên gọi quy ước của các alen khác nhau tại các locus khác nhau mà thôi. Tên gọi của nó có thể có nguồn gốc liên quan đến chiều dài của alen, nhưng không nhất thiết.
 
Ah Anh cho em hỏi một số vấn đề

Ah Anh cho em hỏi một số vấn đề
1.Ngân hàng dữ liệu: anh nói rõ hơn cho em không
2. Kỉ thuật mà anh nói người ta gọi là STR phải không. Nó có cần phải dùng Southern Blot không ?
3. Có thể dùng điện di để đánh giá kết quả không
4. Trong phương pháp VNTR em thấy : từ DNA mẫu ---> cắt = RE ---> điện di
trong giai đoạn thu mấu nếu mẫu ít ta có thể PCR để nhân lên :mrgreen:
 
Ah Anh cho em hỏi một số vấn đề
1.Ngân hàng dữ liệu: anh nói rõ hơn cho em không
2. Kỉ thuật mà anh nói người ta gọi là STR phải không. Nó có cần phải dùng Southern Blot không ?
3. Có thể dùng điện di để đánh giá kết quả không
4. Trong phương pháp VNTR em thấy : từ DNA mẫu ---> cắt = RE ---> điện di
trong giai đoạn thu mấu nếu mẫu ít ta có thể PCR để nhân lên :mrgreen:
1. Là những kết quả phân tích của một nhóm các đối tượng đã được tiến hành. Ví dụ: Người ta lấy mẫu của các tội phạm trong tù để làm xét nghiệm này. Các kết quả được lưu lại. Khi có kết quả phân tích từ một vụ án mới, chúng ta sẽ đối chiếu với dữ liệu mà chúng ta đã có. Nếu trùng lặp với một người nào đó thì có thể vụ án mới liên quan đến người đã có số liệu trong dữ liệu đã lưu trữ.
2. Các bước của kỹ thuật như đã nêu ở trên là không có bước Souther blot. Các alen được phân biệt bằng độ dài, không phải bằng trình tự, do đó chỉ cần dùng điện di.
3. Chính là dùng điện di để đánh giá kết quả, nhưng là điện di có độ phân giải cao ( có thể phân biệt được 2-4 base)
4. Thì sao nữa bạn?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top