Tính không đồng đều của Tế bào thực vật?

Tụi em mới học sơ cua về nuôi cấy mô TBTV. Thầy giáo em đặt câu hỏi: Nêu cơ sở khoa học và thực tiễn của kĩ thuật NCM TBTV?

Ngoài tính toàn năng của TBTV ra nó còn có tính không đồng đều của TBTV. Em ko hiểu tính không đồng đều của TBTV ở đây là như thế nào ạ? Hi vọng các anh chị gợi ý.hì
 
Không hiểu tính không đồng đều thì nói thử xem những gì thắc mắc đi, hoặc diễn giải cái không hiểu ở chỗ nào, chứ nói chung chung thế thì làm sao mà biết được.

Tế bào thì cũng như người ấy, người trẻ thì thường khỏe hơn người già, trẻ con thì dễ uốn nắn hơn người lớn :D. Vào thực vật thì tế bào non ở mức sinh trưởng nhất định thì mới đem đi nuôi cấy, nếu chọn tế bào già quá hoặc non quá thì sẽ rất tốn công, và khó thành công.

Có thể tìm quyển: Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp. Công nghệ sinh học, t2: Công nghệ sinh học tế bào. NXB: GD, 2005 . Quyển này giới thiệu chi tiết có cả môi trường nuôi cấy phổ biến của thực vật. Trong đó có cả nuôi cấy tế bào động vật luôn. Hay giáo trình công nghệ sinh học nông nghiệp của trường NN I cũng. He he, tự thân vận động đi nhé, em ko làm về cái này nên ko dám phát biểu linh tinh :D .
 
Theo tui tính kô đồng đều nghĩa là khi nuôi cấy mô TB Thực vật thì sau thời gian đầu, chúng sẽ phát triển thành từng bộ phận như rễ, thân, lá ... Chứ kô phải nuôi mô TV thì chúng chỉ ra rễ hay thân hay chỉ có lá.
 
Uh, về môn này tớ có cuốn Kĩ thuật nuôi cấy mô TBTV và kĩ thuật chuyển gen của thầy Thành ở viện CNSH thôi. Thầy giảng môn này cho tụi tớ nhưng mà thấy toàn chiếu ?chứ giải thích ko nhiều.
Vậy tính ko đồng đều của TBTV liên quan đến ?sụ phân hóa theo dòng ko nhỉ?
 
Đặc tính mà anh Dũng nhắc đến là plasticity, kể ra dịch là tính không đồng đều thì không hay lắm nhỉ, nhưng chắc đây chính là điều thầy em Hiền muốn nói đến đấy. 2 khái niệm quan trọng nhất trong lý thuyết nuối cấy tế bào thực vật chính là plasticity và totipotency (tính toàn năng) mà. Plasticity (bọn chị gọi là tính tạo hình thích nghi): thực vật có khả năng thích ứng rất cao, các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của thực vật có thể thay đổi để thích nghi với điều kiện môi trường. Khi nuôi cấy mô tế bào thực vật, từ 1 loại tế bào có thể phát triển thành nhiều loại mô hay cơ quan khác nhau, nhờ vậy có thể tái sinh thành 1 cây hoàn chỉnh.
 
To Thảo: Rãnh rỗi viết cái gì cho SHVN nhé, kô cần cao sang gì đâu, có thể chỉ là những abstract của những articles mà bạn đọc hằng ngày phục vụ việc học, hãy dịch và post nó lên đây cho mọi người cùng học hỏi. Càng mới càng tốt, không thì cũ cũng được, miễn là có tính đột phá.
 
Trả lời thử nhé!

Agar là một sản phẩm tự nhiên được ly trích từ các loại tảo đỏ Rhodophycean, như Gelidium, Gracillaria và Pterocladia. Agar là phức hợp của các polysaccharide được tạo từ đường và galactose. Agar gồm 2 phân đoạn: agarose và agaropectin. Agarose là một polymer trung tính, tạo nên tính đông của agar. Agaropectin là một polymer tích điện âm, làm cho agar có tính nhầy. Phân đoạn agarose trong agar chiếm 50 – 90% (Adrian & Assoumani, 1983). Khi agar được trộn chung với nước thì tạo ra dạng gel, tan ra ở nhiệt độ 60 – 1000C và đặc lại khi nhiệt độ xuống dưới 450C. Từ đây, chúng ta có thể lý giải: pH càng thấp thì nồng độ H+ càng cao, agar chuyển sang trạng thái nhầy (không đông), pH càng cao thì nồng độ H+ càng bị trung hòa nhiều khiến agar cứng (hay còn gọi là trạng thái gel).

? ? ? ?Độ pH môi trường được đo dựa vào nồng độ in H+ trong môi trường. Độ pH biến thiên từ 0 – 14 và có điểm trung tính là 7. Độ pH môi trường cấy được điều chỉnh hầu hết ở 5,7 ± 1 trước khi hấp khử trùng. Độ pH ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các ion trong môi trường khoáng, khả năng đông tụ agar và sự tăng trưởng của tế bào. Murashige & Skoog đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng độ pH 5,7 – 5,8 thích hợp để duy trì sự hòa tan các chất khoáng trong môi trường MS, pH dưới 5,5 làm cho agar khó chuyển sang trạng thái gel, còn pH lớn hơn 6,0 agar có thể rất cứng.

? ? ? ?Nếu trong thành phần môi trường có GA3 thì phải điều chỉnh giá trị pH trong phạm vi nói trên. Vì ở pH kiềm hoặc quá axit, GA3 sẽ chuyển sang dạng không có hoạt tính (Van Braft & Pierk, 1971).

? ? ? Trong quá trình nuôi cấy, pH của môi trường có thể giảm xuống, do một số mẫu thực vật sản sinh ra các axit hữu cơ. Mặt khác, nhiệt độ cao sẽ làm tăng tính axit của môi trường nuôi cấy. Mann et al., 1982 nhận thấy rằng, nếu trước khi hấp tiệt trùng mà chỉnh pH bằng 5,7 thì sau khi hấp tiệt trùng, pH sẽ giảm xuống còn 5. Nếu muốn pH môi trường ở khoảng 5,7 – 5,9 trước khi cấy thì trước khi hấp khử trùng cần phải chỉnh pH đế khoảng 7.

? ? ? ?Đối với các nghiên cứu về nuôi cấy lỏng không có agar, chẳng hạn như nuôi cấy huyền phù tế bào, nuôi cấy thuỷ canh và vi thủy canh (hydroponics & microponic) trong môi trường không có agar nhưng tại sao chúng ta vẫn phải điều chỉnh pH môi trường? Như đã nói ở trên, Murashige & Skoog đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng độ pH 5,7 – 5,8 thích hợp để duy trì sự hòa tan các chất khoáng trong môi trường MS. Nếu như môi trường MS được sử dụng ở dạng lỏng thì có thể chỉnh pH ở 5. Huyền phù tế bào đậu nành có thể tăng trưởng tốt nhất trong môi trường B5 lỏng ở pH 4,5 – 5,5. Nếu như chỉnh độ pH môi trường trên 5 thì trọng lượng khô của tế bào sẽ giảm xuống đáng kể. Hơn nữa, môi trường nuôi cấy huyền phù tế bào có pH thấp phần nào giảm bớt được trình trạng nhiểm vi sinh vật lạ (Veliky & Martin, 1970). Các môi trường nuôi cấy thủy canh phổ biến cũng sử dụng môi trường MS hoặc ½ MS.

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Sưu tập.
 
Bao Bab

Chào Hoàng,

? ? ? ? ? ? Bài báo vẫn chưa được accept, phải sửa nhiều. Vì chưa có nghiên cứu trên đối tượng này nên mình thảo luận từ các nghiên cứu với cây cùng họ là cây Gòn và Sầu riêng nuôi cấy in vitro mà mình có được nên có một số điểm không rõ ràng. Bạn có tài liệu nào đề cập nuôi cấy baobab in vitro không, cho mình mượn. Mình đang cố gắng sửa và giải thích cho thỏa đáng.
 
Re: 1 chút thắc mắc về lí thuyết nuôi cấy mô T

Hoàng Thị Thu Hiền said:
Tụi em mới học sơ cua về nuôi cấy mô TBTV. Thầy giáo em đặt câu hỏi: Nêu cơ sở khoa học và thực tiễn của kĩ thuật NCM TBTV?
  Ngoài tính toàn năng của TBTV ra nó còn có tính không đồng đều của TBTV. Em ko hiểu tính không đồng đều của TBTV ở đây là như thế nào ạ? Hi vọng các anh chị gợi ý.hì
? Anh là ai chắc em cũng đã biết rồi đúng ko? Em học khoa Sinh - KTNN,  trong quá trình học thầy đã nói rất kỹ rồi mà hơn nữa đọc sách của thầy Thành - Viện CNSHVN có cả,  ngắn, dễ hiểu !
? Mà hơn nữa theo tôi hiểu thì, tính "Plasticity (bọn chị gọi là tính tạo hình thích nghi)" mà chị Thảo nói đến nó là "sản phẩm" của tính toàn năng - Đúng ko?
 
Có một vài đặc điểm khác biệt giữa thực vật và động vật liên quan đến khả năng tái biệt hoá của chúng: đối với thực vật, mô phân sinh tồn tại suốt đời, ở động vật thì có các tế bào gốc trưởng thành. Sự khác biệt ở đây là mô phân sinh của thực vật gần như là toàn năng trong khi đó tiềm năng của các tế bào gốc trưởng thành của động vật rất hạn chế. ?các bạn sẽ thấy rằng các các đột biến soma ở thực vật vẫn có thể di truyền được do các tế bào đó vẫn có thể tham gia vào quá trình tạo nên các giao tử (ở các đầu cành chuẩn bị có hoa).
 
Em vẫn không hiểu về tính không đồng đều của tế bào thực vật, anh chị nào có thể giải thích rõ cho em một chút không.
? ? ?Theo em biết thì tính toàn năng là khả năng một tế bào thực vật đã biệt hóa( trừ các tế bào đã biệt hóa quá sâu như tế bào các bó mạch) thì có khả năng phản biệt hóa khi nuôi cấy chúng trên các môi trường thích hợp để tạo thành cây hoàn chỉnh. Còn tính không đồng đều ở đây là gì, theo như chị Thảo giải thích ở trên thì em thấy nó đâu khác gì tính toàn năng đâu, vậy tại sao phải phân ra như vậy.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top