Xác voi Ma mút 42.000 năm tuổi xuất hiện trước công chúng

00792

Moderator
Staff member
Chú voi Ma mút có tên Lyuba sau 42.000 năm bị chôn vùi dưới bùn lầy đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Mỹ tại Bảo tàng The Field, bang Chicago.

Theo các nhà khoa học, Lyuba là chú voi Ma mút từng sống ở Kỷ Băng hà, cách nay 42.000 năm. Lyuba được một người chăn tuần lộc sống tại vùng tự trị Yamal-Nenet, miền Bắc Siberia, Nga phát hiện năm 2007. Chú voi Ma mút này sau đó được đặt theo tên của vợ người chăn tuần lộc.
voi.jpg
Các nhà khoa học bên xác chú voi Ma mút Lyuba.​
Lyuba được bảo quản trong tình trạng nguyên vẹn nhờ nằm sâu dưới lớp băng dày hàng nghìn năm. Ngoài ra, bề mặt Lyuba còn được bảo vệ bằng một loại acid lactic do vi khuẩn trong tự nhiên sinh ra.

Các nhà khoa học cho rằng chú voi này được 1 tháng tuổi khi bị chết ngạt do rơi xuống đầm lầy gần một con sông. Lyuba dài 1,14m và nặng 42kg. Khi trưởng thành, Lyuba có thể cao 2,4m và nặng 3 đến 4 tấn.

Các nhà khoa học thuộc Khoa Cổ sinh vật học, Đại học tổng hợp Michigan đã tiến hành chụp cắt lớp và cộng hưởng từ cũng như phân tích ADN đối với Lyuba.

Ngoài ra, các phân tích dạ dày của Lyuba còn phát hiện ra sữa của voi mẹ. Các chất lưu lại trên ngà, răng nhai cũng đem lại những thông tin chính xác về chế độ ăn, môi trường và sức khỏe của chú voi này.

Lyuba được cho là mẫu vật duy nhất còn nguyên vẹn của một con voi Ma mút từ Kỷ Băng hà. Các nhà khoa học đánh giá chú voi Lyuba có giá trị rất lớn đối với khoa học trong việc nghiên cứu lịch sử loài người, lịch sử các hệ khí hậu Trái đất cũng như sự biến đổi khí hậu qua các thời kỳ.
Theo KH & ĐS
 
Cá sấu ăn thịt khủng long

Bãi phân cứng như đá và khúc xương có vết đớp lạ lùng giúp các nhà khoa học dựng lại chân dung một loài bò sát dài 9m thời tiền sử: cá sấu ăn thịt khủng long.

Loài Deinosuchus (có nghĩa là cá sấu khủng khiếp) thường lảng vảng ở vùng nước nông và săn những con khủng long cùng cỡ với mình.

Tuần trước, các nhà cổ sinh vật học công bố kết luận sau khi phân tích các mảnh vỡ từ đống phân hóa thạch 79 triệu năm. Đây là đống phân đầu tiên của Deinosuchus mà con người tìm thấy. Loài cá sấu khổng lồ này xưng hùng xưng bá cả một vùng đất rộng lớn nay là Mỹ và bắc Mexico.

Cát và các loại mai động vật trong đống phân hóa thạch (được tìm thấy gần một con suối ở bang Georgia của Mỹ) cho thấy cá sấu khổng lồ thích sống ở vùng cửa sông và ăn rùa biển.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Columbus còn tìm thấy một chiếc răng cá mập hóa thạch ở lớp ngoài cùng của đống phân cá sấu. Vì chiếc răng không có dấu hiệu bị tiêu hóa nên nhóm nghiên cứu cho rằng con cá mập đã để lại chiếc răng sau khi tìm cái ăn trong đống phân.

Trong đống phân, các nhà nghiên cứu không tìm thấy xương hoặc các bộ phận khác không bị tiêu hóa của con mồi. “Cả cá sấu thời xưa và ngày nay đều có dịch vị tiêu hóa được cả xương, sừng, răng và những thứ tương tự”, Samantha Harrell giải thích.
sau1.jpg
Xơi tái khủng long

Sau khi nghiên cứu dấu răng của Deinosuchus để lại trên xương con mồi, nhà cổ sinh vật học David Schwimmer kết luận rằng, thời xưa từng diễn ra các trận tử chiến kinh hồn giữa cá sấu dài khoảng 9m với khủng long cùng kích thước, bao gồm cả họ hàng của loài khủng long bạo chúa (T-rex) là Appalachiosaurus montgomeriensis và Albertosaurus.

“Nghiên cứu đoạn xương có vết cắn cho thấy xương lành dần. Điều này có nghĩa là khủng long đã bị đớp nhưng thoát chết. Điều này chứng tỏ một điều là cá sấu đã săn mồi sống chứ không phải ăn xác chết”, Schwimmer nói.

Đầu tiên, Schwimmer quan sát các vết sứt mẻ hình trứng gờn gợn ở hóa thạch rùa biển tìm thấy ở Georgia. Sau đó, ông thấy những dấu vết tương tự ở xương khủng long trong Công viên quốc gia Big Bend (bang Texas) và Bảo tàng bang New Jersey.

“Tôi nhận thấy các vết cắn này xuất phát từ hàm răng thực sự khỏe với nhiều răng. Và rõ ràng rằng cá sấu khổng lồ răng cùn là tác giả. Không có thứ gì khác có thể tạo ra dấu răng cùn dạng này ”, Schwimmer khẳng định.

Tuy nhiên, các dấu răng chỉ làm lộ ra một phần của bức tranh. “Cá sấu hiện đại có khả năng nuốt chửng con mồi nhỏ và xé con mồi lớn thành từng mảnh vừa ăn, nên dấu vết để lại rất hiếm. Chúng ta có thể suy ra rằng, một loài động vật khổng lồ như Deinosuchus phải có thói quen ăn uống khủng khiếp hơn nhiều”, chuyên gia về vết cắn cá sấu công tác ở Trường Đại học Iowa nói.

Tuyệt chủng vì thiếu thức ăn?

Dấu răng cắn khủng long là có thật nhưng tại sao cá sấu xơi tái khủng long kềnh càng nhiều thịt lại bỏ công săn lùng lũ rùa nhỏ bé lắm xương?

Cá sấu hiện đại săn nhiều loài động vật và ăn bất kỳ thứ gì sẵn có trong lãnh địa của chúng. Điều này có thể đúng với cá sấu thời tiền sử, Drumheller nói.

Bò sát khổng lồ tương tự Deinosuchus ở Bắc Mỹ cũng được tìm thấy ở các vùng đất khác và tại những thời điểm khác nhau, nhà cổ sinh vật học Paul Sereno ở Trường Đại học Chicago cho biết. Ông tìm thấy hóa thạch loài Sarcosuchus (còn gọi là SuperCroc - siêu cá sấu) 110 triệu năm ở Niger (một nước ở Tây Phi).

“Chúng ta có hai loài - Deinosuchus và SuperCroc - với độ tuổi khác nhau. Điều này chứng tỏ rằng cơ thể cá sấu phát triển đến kích thước khổng lồ, cỡ như khủng long”, một nhà thám hiểm tên là Sereno làm việc cho Hội Địa lý quốc gia (Mỹ) nói.

Deinosuchus sống ngay trước khi Kỷ Phấn trắng kết thúc. Chúng gần gũi với cá sấu hiện đại hơn loài SuperCroc. Điều gì đã xảy ra với hai loài thủy quái tiền sử này?

Cá sấu đực trưởng thành có thể phải vượt nhiều dặm đường ở khu vực cửa sông để kiếm đủ thức ăn. Vùng lãnh thổ cho mỗi cá thể không thể rộng nên số lượng cá sấu khổng lồ không thể đông. Điều này khiến chúng dễ bị tuyệt chủng trong thời kỳ khó khăn, Sereno giải thích.
Theo Báo Đất Việt (National Geographic)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top