Nguyễn Quang Hưng
Senior Member
Chào các Bác. Các Bác cho E xin ít kinh nghiệm về thiết kế Primer nhé. thanks các Bác nhiếu !
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Biết cho bạn cái kinh nghiệm nào bây giờ nếu bạn không nêu cụ thể hơn về trường hợp của bạn.Chào các Bác. Các Bác cho E xin ít kinh nghiệm về thiết kế Primer nhé. thanks các Bác nhiếu !
Mình đã làm với primer dài 26 nucleotide rồi, nhiệt độ gắn mồi trên 60oC, phản ứng của mình vẫn bình thường. Theo mình nhớ thì mồi có thể dài đến 30 nucleotide.Vì muốn tăng nhiệt độ gắn mồi nên mình dự định sẽ tăng chiều dài của primer lên 26 nucleotide. Không biết khi chiều dài của mồi như vậy thì có ảnh hưởng gì bất lợi cho phản ứng PCR không. Bạn nào có kinh nghiệm về cái này cho mình ý kiến với nhé. Xin cảm ơn trước.
Mình đã làm với primer dài 26 nucleotide rồi, nhiệt độ gắn mồi trên 60oC, phản ứng của mình vẫn bình thường. Theo mình nhớ thì mồi có thể dài đến 30 nucleotide.
còn theo em nhớ, thì em đã từng chạy với mồi dài tới 46 nu rồi các bác ạ!
Mới lại, toàn thấy các bác làm loãng topic! Cứ mở topic hỏi mọi người vấn đề của mình rồi lại copy/paste lung tung để hỏi tiếp!
Anh Hưng định thiết kế primer như thế nào thế?
Cảm ơn voh5 đã chia sẻ kinh nghiệm hay nhé, bạn còn nhớ gì về cái vụ đó nữa không. Tại sao lại phải chọn mồi dài như vậy. Mình xin tiếp thu phê bình của voh5.
Mồi dài ngắn do thiết kế và cho mục đích của người làm thôi bác! Hồi em làm với mấy cái loài của em, do muốn lấy cả hệ gen (mục đích giải trình tự toàn bộ hệ gen, cùng với một vài ứng dụng cho biểu hiện) nên thiết kế thêm 2 cái điểm cắt Enzyme trước trình tự mồi bình thường! Thế nên mới có chuyện primer dài tới 45-46 nu!
@Nguyen Quang Hung: Đặt cái topic xong rồi ... đem con bỏ chợ à bạn?
Vừa đọc được thông tin này đúng với trí nhớ của bạn:Mình đã làm với primer dài 26 nucleotide rồi, nhiệt độ gắn mồi trên 60oC, phản ứng của mình vẫn bình thường. Theo mình nhớ thì mồi có thể dài đến 30 nucleotide.
voh5 nói như vậy thì mình đoán là phần bắt cặp thực sự của mồi với template thực ra ngắn hơn nhiều, có phải vậy không? Theo mình hiểu thì cứ thiết kế cái mồi ngắn, sau đó chỉ việc nối thêm cho nó một cái đuôi chứa trình tự giới hạn. Như vậy khác với cái mồi dài mình đề cập ở trên.
Mình đã hiểu ý của voh5, cảm ơn bạn nhiều.Uhm, bác hiểu thế nào cũng được! Nhưng hiểu như bác nghĩa là bác chỉ biết template là ADN tổng số ban đầu.
Còn vụ bắt mồi, đương nhiên theo lý thuyết thì ban đầu là thế, primer chỉ bắt cặp với template ở doạn ngắn như bác nghĩ, nhưng tính từ chu kỳ thứ 2 (theo lý thuyết cho 1 cặp primer/1 adn khuôn) thì bắt cặp sẽ là của đoạn dài, để tạo ra sản phẩm là đoạn gen có độ dài bằng độ dài bình thường + phần thêm trình tự giới hạn, và tính từ chu kỳ thứ 3 thì nó cứ thế mà nhân lên với khuôn sẽ là sản phẩm của chu kỳ hai! KHông biết em miêu tả bằng chữ như thế này bác có hình dung ra không? Còn vẽ ra cái thì đơn giản để hiểu lắm bác à.
Túm lại, các bác lai ADN/ADN dược đoạn dài dài, thì em lai ADN/primer cũng được đoạn ngắn ngắn, tầm 45-46 nu như em nói ấy!
Vụ mồi dài mồi ngắn của bác với tăng nhiệt độ bám mồi lên hay xuống thì em không quan tâm, chỉ giải thích là em đã từng làm mồi dài tới như thế thôi. Vụ này em stop tại đây, vì chẳng thấy chủ thớt bàn bạc gì về ... kinh nghiệm thiết kế primers của bác ấy cả!
Theo mình suy luận thì mồi dài, nhất là khi dài đến 50-70 nu thì sẽ làm tăng nguy tạo thành dimer do các primer tự bắt cặp nếu tiến hành PCR ở nhiệt độ thấp. Nên theo chủ quan, mình thấy khi đã thiết kế mồi dài thì nên tiến hành PCR với nhiệt độ gắn mồi cao tương ứng với Tm của nó.Primer dài nhất mà mình từng thiết kế dài 75 nucleotides, với Tm = 71 nhưng khi PCR mình dùng Ta = 55 thôi cũng ko có vấn đề gì.
Primer dài hay ngắn thì tùy thuộc vào mục đích. Trong ví dụ trên của mình là do mình muốn gắn thêm Flag tag, linker và restriction site.
Bạn Thọ hiểu nhầm rồi. Nhiệt độ gắn mồi chỉ tính cho các Nu bắt cặp với khuôn gốc thôi. Các nu thêm vào như vị trí cắt RE, tag hay linker không tính.
Một khi đã tạo thành sản phẩm đặc hiệu, các chu kỳ sau có lẽ nhiệt độ gắn mồi không còn quan trọng nữa vì sp đã được xác định bằng cặp mồi đó rồi.
Đồng ý với bạn là do đầu 3' của primer, nhưng bạn có nghĩ rằng khi primer dài thì xác suất để đầu 3' của primer bắt cặp với nhau hay bắt cặp với chính nó để tạo thành dimer lớn hơn không? Mình cũng gặp khó khăn khi phân tích dimer của hai mồi khác nhau nên mặc dù đã kiểm tra dimer của từng mồi rồi vẫn không thể chắc chắn là không tạo dimer được. Hơn nữa, trong một số trường hợp không có nhiều lựa chọn, chúng ta đành phải chọn cả mồi biết là nó có thể bắt cặp ở đầu 3' nhưng với mức năng lượng tự do tương đối thấp. Thế nên mình nghĩ là nên tiến hành ở nhiệt độ gắn mồi cao nếu có thể. Tuy nhiên trong thực tế, có trường hợp tiến hành ở nhiệt độ thấp mà cũng không sao như bạn thì cũng là điều bình thường của PCR.Việc tạo thành dimer không phải do primer ngắn dài mà do đầu 3' của primer, hoặc cặp primer có bắt cặp với nhau hay không. Thật tình tôi chưa gặp trường hợp primer dimer mặc dù khi thiết kế luôn kiểm tra xem mồi có primer dimer hay không. Nhưng phần mềm tôi dùng (FastPCR) không có cách kiểm tra xem mồi xuôi và mồi ngược có dimer hay không mà chỉ kiểm tra xem mỗi mồi có tự dimer hay không. Nếu cảm thấy lo lắng về primer dimer thì có thể xê dịch 2-3 Nu sao cho phần đầu 3' nó không bổ sung nhau nữa là được.
Cảm ơn biopass giới thiệu một bài dài về kinh nghiệm thiết kế mồi, có một số nội dung tôi thấy không chuẩn nhưng không biết nên góp ý từ đâu.Một số kinh nghiệm thiết kế mồi qua đọc tài liệu và kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy giáo của em cũng chỉ dẫn cho nhiều điều.