Theo mình thấy bạn nên giải thích rõ ràng ở cả 3 tube:
- Tube A: Do albumin lòng trắng trứng là một protein tan trong nước nên ở tube A, dung dịch thu được khá đồng nhất, hiện tượng tách pha không rõ ràng. Nguyên nhân là do chuỗi protein có chứa các gốc -R ưa nước hướng ra ngoài nên dễ hydrat hóa, dễ tan trong nước.
- Tube B: Tác nhân Amon Sulphate là tác nhân gây biến tính protein do đó ở tube B, protein bị "keo tụ" (chứ không dùng từ "kết tủa" hay "đông tụ"). Nguyên nhân là do Amon Sulphate đã làm bất hoạt các gốc ưa nước của albumin, làm các chuỗi protein keo tụ lại với nhau (do thay đổi điện tích) --> cũng vì lý do này ta chỉ dùng từ là "keo tụ" (tụ lại với nhau do điện tích) chứ không dùng từ "kết tủa" (tạo 1 chất mới không tan) hay "đông tụ" (nhiều khối lượng nhỏ họp thành khối lượng lớn).
[*Đây là hiện tượng Salting Out]
- Tube C: Lượng nước bổ sung làm giảm nồng độ Amon Sulphate nên các gốc ưa nước lại được khôi phục, làm tube C trở nên trong trở lại như tube A.
==> Toàn thí nghiệm để chứng minh khả năng biến tính thuận nghich của Protein.