sinh vật phát điện tại sao không bị ảnh hưởng?

Các anh các chị ơi! Các bạn ơi làm ơn cho hỏi 1 câu được không.
Tại sao cá chình điện, cá đuối điện có thể phát điện ra dòng điện từ 10v-500v mà nó không bị ảnh hưởng gì cả. Mà nó đang sống trong môi trường nước mặn đó nha -> dẫn điện?
đây là câu hỏi thảo luận về động vật có xương nhưng tìm khó quá! làm ơn giúp nhé!
thạnks nhiều hehe
 
Theo em thì chắc là da của nó được cấu tạo giống lớp cách điện nên chính nó ko bị ảnh hưởng gì. Đây là câu hỏi thuộc phần Sinh lí động vật _ lớp 11 mới học nên em ko biết rõ lắm, em mới chỉ học phần lớp 10 & phần di truyền của lớp 12 thui. Mong anh chị đóng góp & chỉnh sửa cho em :cool:
 
Quyết đã tìm được rồi. Dù sao cũng cám ơn câu trả lời của em. Dù sai hoàn toàn.
Em học lớp bao nhiêu chuyên sinh vậy. Anh ở kí túc suốt này
Đây là câu trả lời:


cơ quan phát điện chính của cá nằm ở phần thân, điện ở đuôi tạo ra yếu hơn và giữ vai trò định vị, định hướng bơi của cá. Ngoài ra 550 V là điện áp phát ra từ một con cá chình Nam Mỹ trung bình, với con trưởng thành điện áp lên tới 750V.
Cá chình điện Nam Mỹ (Electrophorus electricus) hay còn gọi là Lươn điện (The Electric Eel) sống ở phía Bắc Nam Mỹ chủ yếu ở lưu vực sông Amazon và sông Orinoco Peru, con trưởng thành có thể dài 2,5m nặng 20kg.

Chúng có một vũ khí săn mồi đáng sợ, đó là cơ quan phát điện của cá (EOD electric organ discharges) được tổng hợp từ 3 phần: phần chính tích điện (Main Organ), phần săn mồi phát động điện (Hunter’s Organ) và phần đuôi định vị ( Sach’s Organ).
080826025010-17-624.jpg

Phân tích sâu cơ quan phát điện của cá chúng ta sẽ thấy chúng là các lớp mỏng cơ bao quanh bởi một dịch trong và sệt, các lớp cơ tạo điện đồng bộ và dòng điện tổng phóng ra được điểu khiển bởi não cá.
Tất cả chỉ diễn ra trong 3 mi li giây (3/1000 giây) nhưng cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ mà không …mệt mỏi! Do đó ít con mồi nào thoát khỏi miệng nó! (Đã có trường hợp một con hoẵng ngã lăn kềnh ra khi ghé miệng uống nước gần chỗ cá chình điện!)
electric-eel.jpg

Người khi bị cá chình phóng điện có thể không chết và gượng dậy thoát được, nhưng nếu chậm chân không ra khỏi vùng nguy hiểm và lãnh sự phóng điện lập lại liên tục từ cá, chúng ta có thể bị tử vong.

Ba phần cơ quan phát điện của cá sẽ tạo dòng điện sinh học, dòng điện này hình thành từ các pin sinh học gọi là bản điện (electroplaques) có suất điện động e = 0,15V và điện trở nội r = 0,25ohm. Các bản điện sắp xếp 140 dãy, mỗi dãy có 5000 bản điện trải dài theo thân cá.

Chúng ta có thể lập mô hình tính toán như sau :
Suất điện động E của bộ pin gồm 5000 bản điện/dãy và 140 dãy song song chính là suất điện động của mỗi dãy:

E = 5000.0,15V = 750V
Điện trở của một dãy: Rd = 5000.0,25ohm = 1250(ohm)
Điện trở nội của bộ pin E:
1/Rn = 140(1/Rd) vậy Rn = Rd/140 = 1250/140 = 8,92(ohm)
electrophorussododien.jpg

Nếu xem điện trở của nước Rnước= 800ohm, khi đó theo định luật Ohm cường độ dòng điện cá chình phóng ra sẽ là:
I = E/(Rn + R nước)=750/(8,92+800)= 0,936A
Dòng điện này rất nguy hiểm có thể làm tê liệt nhiều động vật và người!
Tại sao chính bản thân cá chình lại không bị nguy hiểm bởi dòng điện của nó?
Với 140 dãy bản điện mắc song song, cường độ qua mỗi dãy sẽ là: Id = 0,936/140 = 0,0066A = 6,6mA
Như vậy dòng phóng ra từ thân cá rất lớn nhưng khi chạy trong thân cá chúng lại chia ra các dòng phân nhánh riêng biệt cho từng nhánh cơ. Các dòng phần nhánh này chỉ 6,6mA, quá nhỏ nên không gây hại cho cá.
CACHINHNAMMYKHUVUCSONG.jpg

Vị trí sinh sống cá chình điện Nam Mỹ (Ảnh: Google)
 
Em hok 10A1 Sinh. Mà anh ơi, anh có thể giải thích kỹ hơn được ko, em vẫn ko hiểu tại sao chính nó ko bị giật chết.:please:
 
Cách giải thích của bạn hình như chưa giải thích được là tại sao khi phóng điện ra thì dòng điện đó không ảnh hưởng ngược lại cá chình, mặc dù dòng điện đó phóng ra trong môi trường nước có thể dẫn điện được.
 
Cách giải thích của bạn hình như chưa giải thích được là tại sao khi phóng điện ra thì dòng điện đó không ảnh hưởng ngược lại cá chình, mặc dù dòng điện đó phóng ra trong môi trường nước có thể dẫn điện được.
Bài post của bạn ấy cũng đã giải thích rồi.
Do cường độ dòng điện qua thân cá chỉ có 6,6mA nên cá không bị giật.
Còn động vật ở ngoài thì cường độ dòng điện lớn nên bị giật.
Cái này phải hiểu phần điện bên Lý mới hiểu được:mrgreen:
 
hehe bây giờ mình sẽ trả lời cho các bạn nhé. Vừa được thầy giáo trả lời cho. Dòng điện đó có thể giật chết con cá. nhưng bản thân nó khu vực não bộ, khu vực tim có 1 lớp màng cách điện bao phủ nên dù có bị điện giật thì nó không bị ảnh hưởng mấy. Tất nhiên lớp màng này cách điện ra sao là tùy thuộc vào con cá có to hay ko? nếu có nhiều cá chình điện con nhỏ có thể bị ảnh hưởng của dòng điện do con cá to phát ra.
Và cá có 1 tập tính khi con cá phóng điện ra nó co xu hướng tiến về phía trước để tránh bị giật. Tài liệu bằng tiếng anh các bạn có thể tham khảo theo đường dẫn sau.
http://www.mediafire.com/?rkymnmutgly
 
chẹp
cái này chắc fải tìm hiểu thêm môn Lý nữa :cry:
phần giải thik sau có vẻ dễ hiểu hơn phần trước
vậy là cả 2 lí do cùng tồn tại hay là chỉ một cái thôi ạh?
 
... Dòng điện đó có thể giật chết con cá. nhưng bản thân nó khu vực não bộ, khu vực tim có 1 lớp màng cách điện bao phủ nên dù có bị điện giật thì nó không bị ảnh hưởng mấy. Tất nhiên lớp màng này cách điện ra sao là tùy thuộc vào con cá có to hay ko?
Luận điểm dùng để giải thích trong phần in đậm không hợp lý vì:
- Não bộ liên lạc với các bộ phận của cơ thể bằng các dây thần kinh, mà dây thần kinh lại dẫn điện (xung thần kinh điện thế chỉ khoảng mV nó còn dẫn được huống chi là mấy trăm V). Màng cách điện bảo vệ não không có tác dụng.
- Tim chứa máu, mà máu thì lại được tuần hoàn khắp cơ thể. Thành phần của máu chủ yếu là nước lại có các ion trong đó nên đương nhiên máu dẫn điện. Lúc đó màng cách điện của tim phỏng có ích lợi gì để bảo vệ tim không nhỉ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top