Vai trò đột biến trong tiến hóa?

SnapNinhpro

Junior Member
Các bác cho em hỏi chút: Vai trò của đột biến đối với tiến hóa là gì? Và tại sao đột biến thường có hại nhưng lại là nguyên liệu chính của quá trình tiến hóa ạ???
Mong các bác trả lời sớm ạ, hum nay em cần rồi:please::please::please:(y)(y)(y)
 
Các bác cho em hỏi chút: Vai trò của đột biến đối với tiến hóa là gì? Và tại sao đột biến thường có hại nhưng lại là nguyên liệu chính của quá trình tiến hóa ạ???
Mong các bác trả lời sớm ạ, hum nay em cần rồi:please::please::please:(y)(y)(y)
Mình nghĩ phần in đậm không đúng, đột biến thường là trung tính thì đúng hơn.
 
Mình nghĩ phần in đậm không đúng, đột biến thường là trung tính thì đúng hơn.
Cũng có hại nhiều anh Tho ah. Đột biến thường là trung tính, nhưng cái nào biểu hiện ra đc KH thì đa số sẽ làm phá vỡ sự hài hoà giữa KG và mt trong mt ổn định, ít biến đổi.
 
Cũng có hại nhiều anh Tho ah. Đột biến thường là trung tính, nhưng cái nào biểu hiện ra đc KH thì đa số sẽ làm phá vỡ sự hài hoà giữa KG và mt trong mt ổn định, ít biến đổi.
Không hiểu ý của Mr Zek lắm, nhưng mình xin khẳng định lại đột biến về cơ bản là trung tính, không có hại hay có lợi. Đây là thành tựu của khoa học đã đạt được từ mấy thập kỷ nay rồi. Nếu Mr Zek thắc mắc thì tham khảo phần này, trình bày rất kỹ càng.
 
Cái này em có biết qua cái hok tuyết tiến hoá trung tính của Kimura. Nhưng dù sao vẫn có nhứng đột biến có hại:mrgreen:
 
Cũng có hại nhiều anh Tho ah. Đột biến thường là trung tính, nhưng cái nào biểu hiện ra đc KH thì đa số sẽ làm phá vỡ sự hài hoà giữa KG và mt trong mt ổn định, ít biến đổi.
Thế phần in đậm của Mr Zek không mâu thuẫn với học thuyết này à?
 
Ủa? Em có thấy mâu thuẫn đâu, đột biến trung tính là những đột biến ko làm ảnh hưởng tới KH sinh vật, ko có lợi, ko có hại do đó ko làm phá vỡ sự hài hoà giữa mt trường và KH. Trong khi đó những đột biến làm thay đổi KH hình sinh vật làm phá vỡ sự hài hoà giữa mt và KH của sinh vật. Em ko diễn đạt tốt lắm, ko biết anh có hiểu ý của em ko? Hai cái cùng song song tồn tại. Như hok thuyết tiến hoá của Darwin và hok thuyết tiến hoá trung tính. Hai cái này nó lằng nhằng, nói chung là theo em là như vậy vì em mới hok phần này thui, ko đc nghiên cứu kỹ nên em.... chắc là còn phải nghĩ thêm.:mrgreen:
 
Ủa? Em có thấy mâu thuẫn đâu, đột biến trung tính là những đột biến ko làm ảnh hưởng tới KH sinh vật, ko có lợi, ko có hại do đó ko làm phá vỡ sự hài hoà giữa mt trường và KH...
Không phải vậy đâu Mr Zek ạ, đọc lại phần mình trích dẫn ở trên để hiểu thế nào là đột biến trung tính nhé.
 
Cái này hả anh:
Theo quan điểm của họ, các đột biến làm tăng sự đa dạng di truyền bằng cách hình thành nên những sự khác biệt vô hại của gen và có thể tồn tại trong quần thể trong những khoảng thời gian dài. Những thay đổi này được phản ánh qua số lượng của các alen (các dạng gen) trong quần thể.
Nhưng cái định nghĩa về đột biến trung tính ở comment #7 trên là cái mà em đc hok mà?! Em thấy cái này cũng giống vs phần in đậm đấy chứ
 
Ủa? Em có thấy mâu thuẫn đâu, đột biến trung tính là những đột biến ko làm ảnh hưởng tới KH sinh vật, ko có lợi, ko có hại do đó ko làm phá vỡ sự hài hoà giữa mt trường và KH.
Nếu đây là khái niệm về đột biến trung tính thì phần in đậm là hoàn toàn sai. Mr Zek có thể cho biết nội dung này ở sách nào được không.
 
Đây là cách hiểu của em thui và 1 chút "văn hoa địa lý", còn SGK nói đột biến trung tính là những đột biến ko có lợi, ko có hại cho bản thân sinh vật.
 
đột biến là nguyên liệu so cấp của tiến hóa. còn nó quan trọng vì đột biến không ngừng phát sinh và nó có thể di truyền được
 
Nếu đây là khái niệm về đột biến trung tính thì phần in đậm là hoàn toàn sai. Mr Zek có thể cho biết nội dung này ở sách nào được không.
Kimura nói rằng đại đa số các đột biến ở mức độ phân tử( trong các thay thế base thì chủ yếu là thay thế đồng hoán...) là trung tính về mặt chọn lọc, có nghĩa là không có lợi cũng không có hại và không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Chính vì vậy mà công thức Kimura đưa ra là k = u( bỏ qua hệ số chọn lọc và kích thước quần thể).Nhưng nếu nói như vậy thì người ta xếp Kimura vào trường phái trung tính cực đoan( pan neutralists). Và như vậy thì sẽ dẫn đến sự tranh cãi kịch liệt giữa 2 trường phái trung tính- chọn lọc. Cho nên một học trò xuất sắc của Kimura cho rằng nên gọi là đột biến hầu như trung tính có nghĩa là theo bà các đột biến được phân thành 5 lớp : có hại, có hại không đáng kể, trung tính, có lợi không đáng kể, và có lợi. Trong đó các dạng đột biến như trung tính, có hại không đáng kể và có lợi không đáng kể được xếp vào một nhóm gọi là " hầu như trung tính". Và loại này chiếm phần lớn các đột biến ở mức phân tử. Với quan điểm như vây Ohta đã đưa kích thước quần thể quay trở lại và thêm hệ số chọn lọc s cho phương trình trên, với giả sử rằng s<<1/2N. Ở đây 1/2N là xác suất cố định của một alen trung tính trong quần thể lưỡng bội. Tất nhiên Kimura cũng tán thành quan điểm này của Ohta.
Bạn thử nghĩ xem nếu đột biến không phải ở mức phân tử mà là các đột biến lớn như đột biến NST chẳng hạn thì có thể hầu như trung tính được không? :)
 
Thuyết trung tính và Thuyết Darwin

Thuyết trung tính về tiến hóa phân tử( The neutral theory of molecular evolution) với thuyết Darwin
Hai thuyết này nói chung không mâu thuẫn nhau bởi vì mỗi thuyết có bộ khung lý luận khác nhau, trên nên tảng cơ sở khác nhau. Thuyết Darwin lấy chọn lọc tự nhiên làm nhân tố chủ đạo chi phối quá trình tiến hóa. Mà đã nói đến chọn lọc thì phải có cái tốt cái xấu cái trung tính để mà chọn chứ. Có thể nói đột biến là nguồn nguyên liệu cho CLTN tiến hành chọn lọc. Các đột biến ở đây chủ yếu là đột biến gen( đừng nói đột biến vô hại, bệnh hồng cầu hình liềm là một ví dụ.), ngoài ra các dạng đột biến cấu NST như lặp đoạn, dung hợp NST... cũng có vai trò đối với tiến hóa. Cần nhớ rằng đột biến gen hay NST chỉ là nguồn sơ cấp, việc nó có lợi hay có hại hay trung tính còn phụ thuộc vào nhóm gen, tổ hợp gen, vào sự tái sắp xếp qua trao đổi đoạn, và biến dị tổ hợp nữa. Một vấn đề nữa là quá trình sinh sản đã trung hòa tính có hại của đột biến và NST của SV lưỡng bội tồn tại thành từng cặp alen như là một tấm lá chắn bảo hiểm. Chỉ khi các đột biến lặn tồn tại thành cặp alen nó mới biểu hiện có hại và bị CLTN đào thải. Như vậy CLTN tác động lên kiểu hình của sinh vật qua đó tác động gián tiếp lên kiểu gen của sinh vật đó Những quan sát của Darwin là những quan sát trực giác thông qua các sai dị cá thể( chẳng hạn sai dị ở các loài chim sẻ trên quần đảo galapagos), tỉ lệ giới tính, số lượng cá thể sống sót. và người ta gọi tiến hóa Darwin là tiến hóa hình thái.
 
Thuyết trung tính

Thuyết Trung tính nghiên cứu tiến hóa ở mức độ phân tử dựa vào những nghiên cứu về sự đa hình của protein và DNA. Nếu như hai nhân tố chủ đạo trong thuyết Darwin là biến dị cá thể( sai dị) và CLTN thì trong thuyết trung tính đó chính là Biến động di truyền ngẫu nhiên và các đột biến trung tính hoặc hầu như trung tính về mặt chọn lọc. Vì vậy sự cố định của một đột biến trung tính mới phát sinh phụ thuộc vào biến động di truyền ngẫu nhiên
 
1) Phần lớn các biến dị ở mức phân tử ( DNA, protein) là các đột biến trung tính về mặt chọn lọc do đó không chịu tác động của sự chọn lọc tự nhiên mà chịu tác động của sự biến động ngẫu nhiên
2) Đối với mỗi phân tử protein, tốc độ thay thế các acid amin là hầu như ổn định ở mỗi vị trí acid amin trong mỗi năm qua các thế hệ khác nhau. Ở DNA cũng vậy, tốc độ thay thế các đột biến trung tính là cân bằng với tốc độ phát sinh các đột biến trong mỗi locus và độc lập với kích thước quần thể. Khi đó mối quan hệ giữa chúng biểu thị bằng phương trình:K= u, với K là tốc độ thay thế nucleotid, u là tốc độ đột biến trong mỗi locus
3)Đối với những phân tử hay từng phân trên phân tử protein mà càng có chức năng quan trọng thì tốc độ tiến hóa xảy ra càng chậm chạp và ngược lại. Tương tự như vậy, ở những vùng intron trên DNA hay các gen giả, gen câm là những cấu trúc có áp lực hoạt động chức năng rất yếu thì lại tiến hóa với tốc độ nhanh hơn những cấu trúc quan trọng khác. Một vấn đề nữa là tốc độ thay thế đồng nghĩa cao hơn so với các thay thế không đồng nghĩa( hay nhầm nghĩa) bởi hai loại thay thế này mang lại hiệu quả khác nhau về kiểu hình.
4) Theo Ohta:
Các đột biến ở mức phân tử không chỉ đơn thuần là trung tính về mặt chọn lọc. Chúng có thể có lợi hoặc có hại không đáng kể hoặc mang tính chất thích nghi.
5) Đối với những loài có kích thước quần thể càng lớn và thời gian thế hệ càng ngắn thì số lượng đột biến trung tính phát sinh trong quần thể càng nhiều
6)Một biến dị có lợi vẫn có khả năng bị loại bỏ bởi sự may rủi ngẫu nhiên. Khả năng mà một đột biến phát sinh được cố định trong quần thể có kích thước lớn là không đáng kể, nhưng với kích thước quần thể nhỏ thì xác suất mà nó được cố định sẽ cao hơn. :sexy:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top