BT thi Casio Sinh học

1) 1 hợp tử của 1 loài NP 3 đợt, số TB thực hiện đợt NP cuối cùng đã sử dụng của mt tương đương là 32 NST đơn.
a) Tên loài
b) TB sinh giao tử đực và cái của loài trong GP ko xảy ra TĐC. Xác định:
- Số loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ. Tỷ lệ ?
- 2 bố
Câu b e bit làm mà câu a thấy kì kì.e làm là 32/(2^2-1) ra số lẻ. Hình như nó là con ruồi giấm phải ko ạ

2) Một quần thể người có tỉ lệ nhóm máu như sau: nhóm O = 0,2704; nhóm máu A = 0,3225; nhóm máu AB = 0,2921.
a.[FONT=&quot] Biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tìm tần số các alen IA, IB, I0.[/FONT]
b.[FONT=&quot] Một gia đình ở quần thể trên có bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu O thì xác suất để sinh ra 2 con, trong đó một con máu A và một con máu O là bao nhiêu ?:hum:[/FONT]
 
1) 1 hợp tử của 1 loài NP 3 đợt, số TB thực hiện đợt NP cuối cùng đã sử dụng của mt tương đương là 32 NST đơn.
a) Tên loài
b) TB sinh giao tử đực và cái của loài trong GP ko xảy ra TĐC. Xác định:
- Số loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ. Tỷ lệ ?
- 2 bố
Câu b e bit làm mà câu a thấy kì kì.e làm là 32/(2^2-1) ra số lẻ. Hình như nó là con ruồi giấm phải ko ạ
2) Một quần thể người có tỉ lệ nhóm máu như sau: nhóm O = 0,2704; nhóm máu A = 0,3225; nhóm máu AB = 0,2921.
a.Biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tìm tần số các alen IA, IB, I0.
b.Một gia đình ở quần thể trên có bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu O thì xác suất để sinh ra 2 con, trong đó một con máu A và một con máu O là bao nhiêu ?:hum:
Câu 1:
số TB NP lần cuối là 2^3=8 tb
=> 8*(2^1-1)*2n=32
=> 2n= 4( không hiểu đấy là con j` nữa :botay:)
Câu 2:
IA=p
IB=q
IO=r
ta có: r^2=0,2704 => r=0.52
p^2 + 2pr = 0.3225
=> p= 0.25
q= 1-p-r=0.23
phần 2 bạn tính riêng từng đứa một ra ( nếu muốn sinh con có nhóm máu O thì ng` bố phải có nhóm máu IAIO):mrgreen:
 
Mình nghĩ ở câu 1 số tế bào nguyện phân lần cuối là 2^2=4
=> 4x2nx(2-1)=32
=> 2n=8 (là con ruồi giấm)
 
câu b sao mình thấy nó ngộ ngộ làm sao tìm ra dc giao tử có 3 NST có nguồn gốc từ mẹ (trừ trường hợp bị đột biến) vì theo lí thyết thì 100% giao từ cái sẽ có 4 NST có nguồn gốc từ mẹ
 
câu b có công thức đó chị:
Số loại giao tử chứa 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “mẹ”. n!/3!(n-3)!
Số loại giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “bố”. n!/2!(n-2!)!
Tỷ lệ loại giao tử thì lấy kq vừa tìm được chia cho 2^n
 
1)Ở 1 TB trứng của 1 loài sih vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng.Số tinh trùng này được sinh ra bởi các TB sinh tinh.Các TB sinh tinh này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi và đều có nguồn gốc từ 1 TB sinh dục đực lưỡng bội ban đầu.
1.XÁc định số lượng NST trong bộ lưỡng bọ của loài
2. Môi truờng nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra tương đương với bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân từ TB sinh dục đực ban đầu.
2)Trong 1 khu bảo tồn ngập nước rừng U Minh có diện tích 5000 ha.Các chuyên gia theo dõi số lượng quần thể chim Cồng Cộc vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ quân thể là 0,25 cá thể/ha .Đến năm thứ 2 thu thập được số lượng cá thế là 1350 con.XÁc định tỉ lệ tử vong là 2% năm.
1.tính tỉ lệ gia tăng số lượng của quầ thể và tỷ lệ sinh sản của quần thể.
2.Mật độ trung bình của quần thể chim vào năm thứ hai là bao nhiêu?:roll:
 
1)Ở 1 TB trứng của 1 loài sih vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng.Số tinh trùng này được sinh ra bởi các TB sinh tinh.Các TB sinh tinh này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi và đều có nguồn gốc từ 1 TB sinh dục đực lưỡng bội ban đầu.
1.XÁc định số lượng NST trong bộ lưỡng bọ của loài
2. Môi truờng nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra tương đương với bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân từ TB sinh dục đực ban đầu.
1) 1. 1048576 tinh trùng => 262144 TB sinh tinh
=> 2n=3145728/262144=12. 2n=12 (con này hình như là nấm Nigella gì đó: http://docs.google.com/viewer?a=v&q...POV7IY&sig=AHIEtbQ7D0ViROdxlQONMN7PT6XIcvRmqw )
2. Ta có 262144=2^18 (xài công thức logarith)
Nguyên liệu: 2n.(2^18-1)=2145716 (NST)
xong rồi:dance:
 
2)Trong 1 khu bảo tồn ngập nước rừng U Minh có diện tích 5000 ha.Các chuyên gia theo dõi số lượng quần thể chim Cồng Cộc vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ quân thể là 0,25 cá thể/ha .Đến năm thứ 2 thu thập được số lượng cá thế là 1350 con.XÁc định tỉ lệ tử vong là 2% năm.
1.tính tỉ lệ gia tăng số lượng của quầ thể và tỷ lệ sinh sản của quần thể.
2.Mật độ trung bình của quần thể chim vào năm thứ hai là bao nhiêu?
2)
1. Số cá thể ở năm thứ nhất:
0,25*5000=1250 (cá thể)
Tỷ lệ gia tăng số lượng:
(1350-1250)/1250*100% = 8%
Tỷ lệ sinh :8%+2%=10%
Hay có thể tính bằng cách khác:
Gọi x là tỷ lệ sinh
1250+1250x-1250*2%=1350 => x=0,08=8%
2. Mật độ vào năm thứ hai:
1350/5000 =0,27 (cá thể/ha)
:mrgreen:
 
1)Khi nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 1600 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 30 phút.Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sinh ra sau 1 giờ , 4 giờ và nếu 1/2 số TB ban đầu bị chết
2) Người ta đã đếm được số lượng tế bào vi khuẩn lao nuôi cấy ở nhiệt độ 370C sau 2 giờ nuôi cấy là 2,31.106 tế bào/cm3, sau 4 giờ nuôi cấy là 4,47.107 tế bào/cm3.
a.Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v).
b.Tính thời gian một thế hệ (g) của chủng vi khuẩn trên.
Mấy anh chị cho e hỏi tốc độ sinh trưởng với thời gian thế hệ là gì vậy?:)
 
Mấy anh chị cho e hỏi tốc độ sinh trưởng với thời gian thế hệ là gì vậy?:)

Tốc độ sinh trưởng (v) là số thế hệ TB được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian (VD: Một loài vsv có tốc độ sinh trưởng là 2 thế hệ/giờ thì trong 1 giờ TB vsv đó phân chia 2 lần)
Thời gian thế hệ (g) là thời gian để TB nhân đôi (VD: Một TB có thời gian thế hệ là 30 phút thì trong 30 phút TB đó phân chia 1 lần)
Liện hệ giữa Tốc độ sinh trưởng và thời gian thế hệ:
v=1/g => g=1/v
v: tốc độ sinh trưởng
g: thời gian thế hệ
VD: g=2(giờ) => v=1/2(giờ)=30(phút)
Vậy thôi!!!!!!!!!!:mrgreen:
 
1)Khi nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 1600 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 30 phút.Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sinh ra sau 1 giờ , 4 giờ và nếu 1/2 số TB ban đầu bị chết
2) Người ta đã đếm được số lượng tế bào vi khuẩn lao nuôi cấy ở nhiệt độ 370C sau 2 giờ nuôi cấy là 2,31.106 tế bào/cm3, sau 4 giờ nuôi cấy là 4,47.107 tế bào/cm3.
a.Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v).
b.Tính thời gian một thế hệ (g) của chủng vi khuẩn trên.
1)
Toàn bộ TB sống sót
- Sau 1 giờ:
Vì thời gian của pha tiềm phát là 1 giờ nên số TB không tăng lên (chưa phân chia)
- Sau 4 giờ:
Thời gian TB sinh trưởng: 4-1=3(giờ)
30 phút = 0,5 giờ
Số lần phân chia của TB: 3/(0,5) = 6 (lần)
=> Số TB : 1600*(2^6) = 102400 (TB)
Nếu 1/2 TB ban đầu bị chết
- Sau 1 giờ, Số TB là 1600/2 = 800 (TB)
- Sau 4 giờ, Số TB là 1600/2*(2^6) = 51200 (TB):nhannho:
2)
Để cho đơn giản, tôi sẽ xét 1cm3 dịch nuôi cấy.
Trong 1cm3 có 2,31.10^6 TB (ở giờ thứ 2) và 4,47.10^7 TB (ở giờ thứ 4)
a/ Gọi x là số thế hệ được sinh ra từ giờ thứ 2 đến giờ thứ 4
Ta có: 2,31.10^6.2^x = 4,47.10^7
=> 2^x = 19.3506 => x = 4,2743 (thế hệ)
=> Tốc độ sinh trưởng: 4,2743/2 = 2,1372 thế hệ/giờ
b/ Thời gian thế hệ: 1/2,1372 = 0,4679 (giờ)
:mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top