Các thông tin về H5N1

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Hiểm họa mang tên H5N1

Theo thống kê của WHO, hiên giờ VN đứng đầu danh sách những quốc gia có nhiều người mắc và chết vì H5N1. Điều này, vô hình chung là VN được xếp vào quốc gia có khả năng trở thành nguồn dịch cúm gia cầm mà tác hại của nó dự đoán sẽ làm chết hàng triệu người.
Báo chí mấy hôm nay mới bắt đầu đưa tin ồ ạt về dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, điều này là quá chậm trong khi các quốc gia chưa chết 1 người nào vì H5N1 đã chuẩn bị các phương án chi tiết về kế hoạch đối đầu với H5N1 từ lâu.
Lời cảnh báo đã được WHO đưa ra, tất cả các quốc gia đều xếp mình vào tình trạng báo động dịch cấp 3/6: Nghĩa là thừa nhận sự gây nhiễm trên người của một chủng virus mới này đã xây ra nhưng có rất ít bằng chứng về sự lan truyền virus từ người sang người.
Là một site về Sinh học, chúng ta cùng nhau sưu tầm các thông tin về virus H5N1 trong topic này. Đồng thời, cần đưa ra lời khuyến cáo thích hợp về nguy cơ xảy ra bệnh dịch cũng như các biện pháp phòng ngừa.

Sau đây là các nguồn tin có thể lấy về virus H5N1
Tiếng Việt
-Wikipedia
Cúm gia cầm
H5N1
Tiến trình phát tán của H5N1
-Báo điện tử
http://vnexpress.net/Topic/?ID=2326 Chủ đề Dịch cúm gia cầm
http://www.dantri.com.vn/Sukien/2005/10/84695.vip H5N1:Giờ G đang đến gần
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1623_birdflu/ Thông tin cần biết về cúm gia cầm
Tiếng Anh
-Nguồn tin tức
http://www.who.int/csr/disease/avian_influenza/en/ Thống kế về số người thiệt mạng do H5N1 liên tục
http://www.biojournals.com/h5n1.html Latest publications on H5N1
http://www.h5n1fluvirus.info/ H5N1 Bird Flu Information and Advice
http://news.google.com/news?q=CDC avian flu threat&hl=en&lr=&sa=N&tab=wn Current status from Google News
http://www.usaid.gov/our_work/global_health/home/News/news_items/avian_influenza.html Avian Influenza Response
http://www.time.com/time/asia/magazine/article/0,13673,501050207-1022651,00.html Emergency Measures Avian flu is on the rise in Vietnam and is now endemic in much of Asia. Can heightened vigilance keep it at bay?
http://www.info.gov.hk/info/flu/eng/global.htm Global statistics of avian influenza
-Blog và Mail Group
http://crofsblogs.typepad.com/h5n1/ A blog on H5N1
http://health.groups.yahoo.com/group/H5N1_ H5N1 Users Group
-Nguồn tài liệu khoa học
http://www.newscientist.com/channel/health/bird-flu New Scientist Special Report
http://www.nature.com/nature/journal/v435/n7041/full/435400a.html Nature Magazine: Avian flu special: ?The flu pandemic: were we ready?
http://www.cdc.gov/travel/other/avian_flu_ig_americans_abroad_032405.htm Interim Guidance about Avian Influenza A (H5N1) for U.S. Citizens Living Abroad
http://content.nejm.org/cgi/content/full/353/13/1374 Avian Influenza A (H5N1) Infection in Humans
http://www.cdc.gov/flu/avian/gen-info/facts.htm "Key Facts About Avian Influenza (Bird Flu) and Avian Influenza A (H5N1)
Horimoto, T. & Kawaoka, Y. (2005). Influenza. In ''Nature reviews microbiology, 3'', 591- 600.
Kuiken T et al (2004), ''Avian H5N1 Influenza in Cats'', Science 2004 306: 241 (doi|10.1126/science.1102287)
http://www.sciencemag.org/cgi/content/summary/309/5737/996b?view=summary Science 2005
http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/306/5694/241?view=abstract Science 2004

Mời các bạn tham gia post các tin tức mà bạn tìm thấy về H5N1 tại đây.
 
Avian influenza – situation in Thailand, Indonesia – update 36
24 October 2005

Thai land
Bộ Y tế Thái đã khẳng định có thêm 1 trường hợp nhiễm H5N1. Đó là 1 cậu bé 7 tuổi từ tỉnh Kanchanaburi. Bất đầu có triệu chứng cúm từ hôm 16/10 và nhập viện hôm 19/10. Hiện giờ tình trạng cậu bé đang phục hồi. Cậu là con trai của một trường hợp nhiễm H5N1 đã bị tử vong hôm 19/10.

Đó là 2 trường hợp ở Thái Lan năm nay. Tính từ khi bắt đầu dịch cúm ở châu Á, Thái lan đã có 19 trường hợp nhiễm H5N1 và chết 13 người.

Indonesia

Bộ Y tế Indonesia khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1 mới.

Trường hợp 1 là cậu bé 4 tuổi ở Đảo Sumatra thuộc tỉnh ?Lampung. Triệu chứng cúm được phát hiện từ hôm 4/10 đã nhập viện, nay đã bình phục hoàn toàn và trở về nhà. Cậu bé này là em của một thanh niên 25 tuổi đã khẳng định nhiễm H5N1 từ hôm 10/10 cũng sống tại Lampung. Mặc dù 2 trường hợp này đều có quan hệ huyết thống và sinh sống cạnh nhau, tuy nhiên, việc lây truyền H5N1 từ người sang người chưa được khẳng định.

Trường hợp 2 là một thanh niên 23 tuôi ở Bogor,Tây Java. Anh ta nhập viện hôm 28/9 và chết hôm 30/9. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có thể nguyên nhân nhiễm H5N1 của cả 2 trường hợp là từ các loài gia cầm nhiễm virus.

Tính đến nay, ?Indonesia đã có 7 trường hợp nhiễm H5N1 và 4 trong số đó đã tử vong.

Nguồn: WHO (http://www.who.int/csr/don/2005_10_24/en/index.html)
 
? Tin mới nhất vê H5N1 và kế hoạch về bài viết "Toàn cảnh H5N1" của Bảo!
?
? ? Theo nguồn tin từ Nature ngày 26/10 Croatia trở thành nạn nhân kế tiếp của cúm gia cầm H5N1 khi một số thiên nga chết trong công viên được xác định là nạn nhân của cúm gia cầm!

? Các thông tin về cúm được cập nhật thường xuyên tại
? ? ? ? ? http://www.nature.com/news/2005/050912/full/050912-1.html
?Và cái nhìn toàn cảnh thì tại
? ? ? ? ? http://www.nature.com/nature/focus/avianflu/timeline.html
? Muốn chuyển hết sang tiếng Việt nhưng khối lượng công việc quá lớn nên rất cần sự giúp đỡ của mọi người.
?Ai có nhã ý thì YM cho Bảo, bàn luận ở đây loãng diễn đàn mấy bác lại tưởng mình spam nữa!:D ?:D
 
Đặng Quốc Bảo said:
? Tin mới nhất vê H5N1 và kế hoạch về bài viết "Toàn cảnh H5N1" của Bảo!
?
? ? Theo nguồn tin từ Nature ngày 26/10 Croatia trở thành nạn nhân kế tiếp của cúm gia cầm H5N1 khi một số thiên nga chết trong công viên được xác định là nạn nhân của cúm gia cầm!

? Các thông tin về cúm được cập nhật thường xuyên tại
? ? ? ? ? http://www.nature.com/news/2005/050912/full/050912-1.html

Nếu bạn nào muốn tham gia kế hoạch này, bạn chỉ cần lấy những thông tin ngắn trên này, dịch đại ý sang tiếng Việt và viết tiếp vào chủ đề này.

?Và cái nhìn toàn cảnh thì tại
? ? ? ? ? http://www.nature.com/nature/focus/avianflu/timeline.html
? Muốn chuyển hết sang tiếng Việt nhưng khối lượng công việc quá lớn nên rất cần sự giúp đỡ của mọi người.
?Ai có nhã ý thì YM cho Bảo, bàn luận ở đây loãng diễn đàn mấy bác lại tưởng mình spam nữa!:D ?:D

cái này tôi cũng có ý định chuyển nội dung của nó lên Wikipedia

Tiến trình cúm gia cầm

Bạn có đồng ý chúng ta cùng làm ko? Ai muốn tham gia thì cứ đăng ký tại đây.
 
Các bác có rảnh thì tạo một chuyên mục ở ngoài trang web luôn vì đây đang là chủ đề nóng nhất ở VN mà.
?Thêm nữa nói lạc đề chút ngoài các bài viết và dịch ta cũng nên thường xuyên lấy các bài liên quan đến sinh học từ những web khác như vậy mọi người vào web có thể nắm được những thông tin nóng nhất của sinh học.
?Bài này mới lấy từ vnn.


2 trưng hp t vong Qung Bình do nghi nhim H5N1


(VietNamNet) - Ngày 30/10, Cục phó Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cho biết: hai trường hợp tử vong tại Quảng Bình chỉ là nghi nhiễm cúm gia cầm. Kể từ 24/7 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm cúm A/H5N1.

Theo thông báo của Bệnh viện VN - Cuba (Đồng Hới), có hai bệnh nhân tử vong tại viện nghi nhiễm cúm gia cầm. Bệnh nhân nữ, 14 tuổi ?ở huyện Quảng Trạch nhập viện ngày 21/10 trong tình trạng nguy kịch, tử vong 2 ngày sau đó. Bệnh nhân nam, 26 tuổi ở huyện Bố Trạch, nhập viện ngày 26/10, tử vong sau đó một giờ. Cả hai bệnh nhân đều bị sốt, suy hô hấp, viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng... Bệnh tiến triển ?nhanh và ?có triệu chứng giống như cúm gia cầm.

Điều tra dịch tễ ban đầu, cho thấy trước khi phát bệnh 4 ngày bệnh nhân nam có mua thịt ngan làm sẵn ở chợ về ăn. Người nhà của bệnh nhân nữ cho biết trước khi phát bệnh 1 tuần, bệnh nhân có ăn một quả trứng gà. Tuy nhiên, tại địa phương của hai bệnh nhân vừa tử vong không có ổ dịch cũng như không có hiện tượng gia cầm chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Văn Bình cho biết thêm: ''Trước tình hình dịch cúm gia cầm đe dọa, vào giữa tháng 11, Bộ Y tế sẽ tổ chức 3 cuộc diễn tập tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với các biện pháp cụ thể về giám sát, điều trị và phòng dịch. Các địa phương sẽ phải theo dõi, giám sát chặt chẽ, nếu phát hiện trường hợp nhiễm vi-rút H5N1 phải báo cáo ngay về Bộ Y tế''.

Theo thống kê, từ năm 2003 đến nay, 41/91 trường hợp bệnh nhân nhiễm H5N1 ở VN đã tử vong. Hầu hết trường hợp tử vong này đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến gia cầm, nhưng hiện VN vẫn chưa xác nhận H5N1 lây từ người sang người.

Lệ Hà
 
Đọc bài báo này mà rùng mình! Ngồn :http://vietnamnet.vn/thegioi/2005/10/503859/

Phỏng vấn chuyên gia cúm gia cầm WHO:
"Qu bom hn gi ngay trong sân nhà bn

Cúm gia cầm đã gây ảnh hưởng nặng nề tại châu Á, gây ra cái chết và phải tiêu huỷ hàng trăm triệu con gà. Năm ngoái, 37 người đã tử vong do nhiễm cúm gia cầm. Đây là đợt bùng phát cúm gia cầm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua và các chuyên gia cho biết lây nhiễm giữa người và người chỉ còn là vấn đề thời gian. Tiến sĩ Klaus TS. Klaus Stoh, Điều phối viên Chương trình cúm toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, đã có cuộc trả lời phỏng vấn SPIEGEL ONLINE về diễn tiến của đại dịch, những khó khăn trong công tác phòng chống, và tại sao những chú vịt trong sân nhà lại bỗng trở thành một mối đe doạ như vậy?

Trong bản báo cáo công bố trong tháng 2 vừa qua, WHO nhấn mạnh, kể từ năm 1968 -- thời điểm bùng phát dịch cúm gia cầm gần đây nhất – chưa bao giờ thế giới của chúng ta hiện nay gần với nguy cơ bùng phát khủng khiếp đến như vậy. Chúng ta đang nguy hiểm đến mức nào?

TS. Klaus TS. Klaus Stoh: Việc đánh giá mức độ nguy hiểm dựa trên hai điểm. Thứ nhất, mỗi thế kỷ dịch cúm gia cầm thường bùng phát 3 hoặc 4 lần. Tính trung bình, cứ 27,5 năm thì xảy ra một lần. Điều đó cho thấy, rõ ràng sẽ có một đợt bùng phát cúm gia cầm nữa. Điều thứ hai dựa trên những hiểu biết của chúng ta về cách thức đại dịch này diễn ra. Chúng ta biết rằng, tất cả các loại virus gây cúm đều có những đặc điểm của virus gây cúm ở gia cầm xét về mặt gen di truyền. Sự kết hợp về gen của virus gây cúm gia cầm với virus gây cúm ở người tạo thành một loại virus mới mang đặc tính của cả hai – ví dụ khả năng lây truyền cao của virus gây cúm ở người kết hợp với sự nguy hiểm của virus gây cúm ở gia cầm. Về cơ bản, vấn đề không phải là nó có xảy ra hay không mà là nó xảy ra khi nào.


Như vậy, nói cách khác, thực tế hàng trăm triệu con gà đã chết tại châu Á chính là dấu hiệu cảnh báo đại dịch cúm ở người sắp xảy ra?

TS. Klaus Stoh: Đúng vậy. Loại virus gây cúm ở gia cầm đang tác động ở châu Á hiện nay lan nhanh hơn nhiều so với những thế kỷ trước. Hiện, nó đã được phát hiện tại 10 quốc gia và cho thấy rất khó có thể tiêu diệt. Chúng tôi cho rằng, loại virus này sẽ còn tồn tại ở châu Á trong vòng ít nhất từ 3 – 5 năm nữa. Ngay khi nó tấn công một người vốn đang bị cúm, “một cuộc kết hôn bất hạnh’’ giữa hai loại virus sẽ khiến đại dịch bùng phát. Một khi virus gây cúm ở gia cầm vẫn “luẩn quẩn’’ xung quanh, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bùng phát đại dịch cao.

Đại dịch này nguy hiểm đến mức nào?


TS. Klaus Stoh: Đại dịch cúm có cái gì đó hơi giống động đất. Chúng ta biết chúng sẽ xảy ra nhưng chúng ta không thể biết chính xác chúng sẽ xảy ra khi nào và mức độ tàn phá đến đâu. Đại dịch cúm xảy ra các năm 1957 và 1968 tương đối nhẹ với khoảng từ 1-4 triệu người chết trong mỗi lần. Điều đó thực sự khiến chúng ta lo lắng, nhưng so với đại dịch tồi tệ năm 1918 khiến ít nhất 40 triệu, có lẽ hơn 50 triệu người thiệt mạng, thì đó chỉ là con số nhỏ. Cần lưu ý kể từ 1918, dân số thế giới đã tăng với tốc độ chóng mặt, và ước tính với một đại dịch nhẹ cũng khiến khoảng từ 2 triệu đến 7 triệu người tử vong và 28 triệu người phải nhập viện. Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ sẽ bị quá tải nhanh chóng.


Một số người ước tính khoảng 50-100 triệu người sẽ chết vì đại dịch cúm sắp tới. Liệu có khả năng?

TS. Klaus Stoh: Mọi thứ đều có thể xảy ra. Chúng ta có tương đối ít dữ liệu về các lần xảy ra dịch cúm trước năm 1918. Tình huống tôi đưa ra có vẻ như cũng đã đủ khiến chúng ta phải lo lắng.

Tại sao chúng ta phải lo lắng vì dịch cúm? Công tác chăm sóc sức khoẻ đã được cải thiện rất nhiều kể từ năm 1918. Vào thời điểm đó, virus cúm đầu tiên không được cách ly. Phải chăng những cảnh báo về đại dịch sắp tới chỉ là “Rước lo vào người’’?

TS. Klaus Stoh: Kể từ năm 1918, thế giới thực sự có khả năng hơn trên trận tuyến chống đại dịch cúm. Nhưng đó chỉ là một phần của thế giới. Đừng quên 2/3 dân số thế giới đang sống ở các nước đang phát triển ở châu Á với chi phí hàng năm tính theo đầu người dành cho chăm sóc sức khoẻ rất thấp. Ví dụ ở Việt Nam, chi phí đó chỉ là 3 USD. Nó không khác gì châu Âu năm 1918 và có lẽ là ít hơn. Đa số dân số thế giới vẫn đang rất “dễ bị tổn thương”. Ngoài ra, hoạt động giao thông vận tải toàn cầu được cải thiện đáng kể, điều đó giúp virus lan truyền nhanh hơn. Năm 1957, phải mất từ 6 đến 8 tháng để virus cúm có thể lan truyền khắp thế giới. Dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, loại virus có khả năng lây lan kém hơn virus cúm, virus gây SARS chỉ cần 2 tuần để lan từ châu Á sang Canada và châu Âu.

Các loại virus gây cúm luôn biến đổi. Ông làm thế nào để chuẩn bị đối phó với đại dịch khi ông không biết điều gì sẽ xảy ra?


TS. Klaus Stoh: Chuẩn bị cho đại dịch chính là kiểm soát thiệt hại và không ai có thể chuẩn bị được 100%.  Khi loại virus này lây lan thì không gì có thể ngăn chặn nổi. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị là cần thiết. Ví dụ, Vương Quốc Anh vừa mới ký một hợp đồng dự trữ đủ thuốc kháng virus đủ dùng cho 25% dân số nước này. Australia, Pháp và Mỹ cũng đã bắt đầu mua bán thuốc. Tuy nhiên, cam kết của Anh sẽ tiêu tốn khoảng 290 triệu bảng. Số tiền đó cao gấp 10 lần toàn bộ ngân sách hàng năm dành cho chăm sóc y tế cho hơn 80 triệu dân của Việt Nam. Do vậy, rõ ràng thuốc kháng virus hiện nay sẽ chỉ “dễ kiếm” ở số ít các nước giàu.

Tại sao các đại dịch lại thường bắt đầu ở châu Á?

TS. Klaus Stoh: Virus cúm cần lây từ động vật sang người trước khi tạo thành đại dịch và 2/3 dân số thế giới hiện đang sống ở châu Á, vật nuôi và gia cầm cũng vậy. Như vậy, mật độ chủ thể lây nhiễm cao là một lý do. Lý do khác nữa là sự gần gũi giữa người và vật. Ở châu Á, có khoảng 220 triệu hộ gia đình nuôi gia súc, gia cầm ở ngay sân nhà. Điều đó khác với châu Âu, nơi gia súc gia gia cầm được nuôi ở các trang trại công nghiệp lớn và nhìn chung người châu Âu không để 2 con vịt ở trong sân nhà mình.

Bản báo cáo về cúm gia cầm công bố hồi tháng 2 vừa qua có nói rằng, các nhà khoa học lo lắng bởi loại virus này ngày càng “lén lút hơn”. Điều đó có nghĩa gì vậy?

TS. Klaus Stoh: Cúm gia cầm ở châu Á là một loại bệnh dịch rất nguy hiểm. Gần 100% số gà bị nhiễm đều chết. Và khi chúng chết, không quá khó để thấy rằng có cái gì đó sai – đó là một dấu hiệu rõ ràng. Nhưng giờ đây, loại virus nguy hiểm chết người này đã tấn công vịt, đó là điều tôi nghĩ không thể xảy ra. Điều nguy hiểm ở chỗ 40% số vịt bị nhiễm không có triệu chứng lâm sàng, tự vệ trước những chú vịt khoẻ mạnh, vẫn kêu quạc quạc khó hơn rất nhiều so với một con vịt nằm chết cong queo trong sân. Bởi vì, vịt cũng bài tiết ra những con virus chết người nhiều như một con gà chết vì cúm, và chúng trở thành quả bom hẹn giờ ngay trong sân nhà bạn…

VN: công tác phòng dịch đã có tiến bộ

Vậy tình hình hiện nay thế nào?

TS. Klaus Stoh: Trong năm nay, tại Việt Nam số trường hợp bị nhiễm ở người mới chỉ gần gấp đôi so với năm ngoái dù có một nửa số tỉnh từng có dịch năm ngoái bị nhiễm. Điều đó cho thấy, công tác phòng dịch đã có tiến bộ. Tuy nhiên, việc lây nhiễm không còn bắt nguồn từ các nông trại lớn – nơi đã được kiểm soát – mà giờ đã bắt nguồn từ nhiều nơi khác. Dịch bệnh lại bùng phát ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

Do đó, chúng ta vẫn phải lo lắng?

Một khi virus cúm gia cầm còn ở châu Á, anh vẫn phải lo lắng. Nó giống như anh có một chiếc xe và anh biết một trong những cái lốp của nó sắp nổ bởi anh nhìn thấy một điểm yếu. Anh phải lái xe cẩn thận vì sợ nguy hiểm, nhưng trước khi anh thay cái lốp mới, anh biết nó có thể nổ. Và đó là tình hình cúm gia cầm ở châu Á.


Trần Kiên-vnn (dịch)
 
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, hiện Bộ Y tế đang theo dõi sát sao từng diễn biến và đã thực hiện một số biện pháp chủ động để phòng dịch. Trường hợp xấu nhất là xảy ra đại dịch, có thể đại dịch cúm sẽ xảy ra ở tháng 12 tới. Bộ Y tế đã đưa ra trường hợp giả định, nếu vi-rút lây lan từ người sang người, khoảng 10% dân s b nhim cúm, trong đó 1% dân s (khong 820.000 ngưi) s t vong.

Trích từ http://vietnamnet.vn/khoahoc/suckhoe/2005/10/505835/
 
Avian influenza – situation in Thailand – update 37

01 November 2005

Bộ Y tế Thái lan đã khẳng định thêm 1 trường hợp nhiễm virus H5N1. Bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 50 tuổi ở Bangkok, triệu chứng bắt đầu xuất hiện vào hôm 26 tháng 10, nhập viện hôm 29 tháng 10. Hiện vẫn đang điều trị tại bệnh viện.

Vào ngày 23 tháng 10, bệnh nhân này đã đi thăm chồng tại tỉnh Nonthaburi, phía Bắc Bangkok nơi mà các trang trại gia cầm bắt đầu bị chết do cúm mấy hôm trước. Các bác sĩ không tìm thấy nguồn gây nhiễm virus đã tiếp xúc với bệnh nhân này. ?

Đây là trường hợp thứ 3 ở Thailand trong vòng 1 tháng qua. Điều này trùng hợp với sự tái bùng phát dịch gia cầm H5 trong 6 tỉnh miền trung Thailand và cho thấy nguy cơ rất cao việc nhiễm virus cúm gia cầm sang người ở những quốc gia đang có dịch gia cầm.
 
Bản đồ phân bố các vùng có dịch cúm gia cầm tính đến tháng 10 năm nay. Diễn biến này có mối liên quan chặt đến các luồng di cư của các loài chim.

Các bạn có thể xem dưới dạng movie tại trang BBC News.

(tôi đã xóa 2 bài viết của Lâm và Cường dontcry phía trước để ko làm hỏng topic này)
 
hihi Mọi người tòan đưa tin xấu về đại dịch thôi, sợ quá, hôm nay em xin đưa ra một số thông tin khả quan về việc có thể chữa trị một phần đại dịch cúm này:
1, Nguyên nhân gây bệnh cúm ở người: ?
Tác nhân gây bệnh cúm ở người la virus Influenza , gồm 3 loại A,B,C giống nhau vầ hình dạng, về tính chất sinh học, nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất kháng nguyên. Và chính vì vậy không gay miễn dịch chéo ( bệnh nhân dễ tái mắc cúm khi tiếp xúc với một virus có tính chất kháng nguyên khác với loài đã gây bệnh cho mình. Trong khi virus Influenza B,C chỉ gây bệnh lẻ tẻ thì Influenza A hay gây dịch lớn.
Nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm: tác nhân gây bệnh cúm gia cầm có cùng họ với virus cúm người, nghĩa là cùng gốc Influenza týp A , nhưng khác nhau về tính kháng nguyên. Virus Influenza tạo nên một dòng họ lớn gốm nhiều chi ( á chủng) được ký hiệu bằng các chiwx H va N. Các chữ này là tiếp đầu ngữ của hai loại protein có mặt trên lớp vỏ của virus. H chỉ loại protein Hemagglutine được phân thành 15 loại ( từ H1 - H15) , N chỉ loại prteine Neuramidase được phân thành 9 loại ( N1-N9). Dịch cúm gia cầm đang lưu hành hiên nay là do virus H5N1.Qua kinh nghiệm cho thấy các chủng H5 va H7 có tính năng lây lan rất mạnh và đọc lực cao ( khi một đàn gia cầm bị lây nhiễm thì chỉ trong vài ngày cả đàn gia cầm sẽ bị nhiễm va chết. Số người bị lây nhiễm không nhiều nhưng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lên tới khoảng 50%)
2, Nguyên nhân nào dẫn tới cúm gia cầm lan sang ngừoi? ?
Trong suốt thời gian dài, nhiều chủng virus cúm gai cầm lưu hành trong các loài gia cầm và thường không lây lan sang người., ngoại trừ một số trường hợp hiếm gặp. Phương thức lan truyền virus từ gia cầm sang ngừoi chưa được xác định rõ, nhưng đa số các trường hợp cúm gia cầm xảy ra thường là có sự tiếp xúc chặt chẽ với gia cầm nhiễm bệnh hoặc các vật dụng có ô nhiễm với dãi rớt va phân của gà vịt mắc bệnh. Các đối tượng mắc bệnh là người chan nuôi, vận chuyển,buôn bán, giết thịt gia cầm hoặc sống liền bên các chuồng trại ,thừong xuyên hít phải bụi có nhiễm dãi va phân gia cầm mắc bệnh.
3, Tamiflu-chống được H5N1 ?
Tamiflu cón có tên gọi khác là oseltamivir là biệt dược của hãng dược phẩm F.Hofmann La Roche Ltd của
Thụy Sĩ. Hiện nay, hãng dược phẩm này dang giwux bản quyền sản xuất loại thuốc đặc trị H5N1 khiến cả thế giới quan tâm. Có đến 40 quốc gia đặt hàng thuốc tamiflu khiến cho hãng này không thể đáp ứng nổi và Roche đang có kế hoạch chuyển nhượng lại bản quyền để các hãng dược phẩm khác được phép sản xuất tamiflu nhàm đap ứng nhu cầu dự trữ thuốc đối phó với đại dịch cúm H5N1 đang có nguy cơ lây lan nhanh trên toàn cầu. Nguyên liệu để sản xuất tamiflu là một loại dược liệu có sản phẩm rất hạn chế, vì vậy sản lượng tamiflu hiện nay cung chưa đủ cầu.
?Tamiflu có nhiệu dạng bào chế như viên nén hàm lượng 45mg,75mg va siro dạng phosphat 100ml. Thuốc này được dùng nhiều trong điều trị để phòng va han chế sự gia tăng của virus trong các bệnh cúm týp A va B. Cần dùng thuốc sớm tỏng vòng 48h khi bắt đầu có triệu chứng. Liều điều trị được khuyến cáo là 75mg x 2 lần / ngày va fdungf trong 5 ngày. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với môi truờng có virus , nhân viên đi tiêm văcxin cho gia cầm, nhân viên các labo xét nghiêm mỗi ngày cần uống 1 viên 75mg liên tục trong 7 ngày. Chú ý khi dùng thuốc có thể bị một số phản ứng có hại như: nôn mửa, viêm phế quản,viêm phổi,mất ngủ,đau lưng,chíng mặt ,ỉa chảy,ho, đau đầu,mệt mỏi...
?:( Hiện nay, nhiều nhà khoa học vần đang lo lắng vì chủng H5N1 rất dễ biến thể để kháng lại tamiflu va hiệu quả của tamiflu cũng còn hạn chế.Tamiflu không phải là thuốc tốt nhất để chữa được cúm gia cầm lây lan sang ngừoi , nó chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng mà thôi. H5N1 là chủng virus rất "khôn ngoan". Ở gà va gia cầm nói chung,nó tấn công vào cơ quan từ ruột ,phổi,cơ đến não. Ở người nó thừong tấn công trước hết vào phổi gây các bệnh viêm dường hô hấp cấp. Thật không may là hệ miễn dịch của con người lại là nơi mà H5N1 dễ thâm nhập nhất. Hậu quả là H5N1 tung hoành khắp nơi trong cơ thể va lam cho hàng loạt tế bào bị chết,mạch máu bị vỡ và phổi bị tràn ngập dịch.Ngừoi ta còn lo ngại H5N1 sẽ đột nhập và gây nguy hiểm cho bất cứ bộ phận nào trong cơ thể chứ không chỉ mình phổi.
Hiện nay,đã có một số thuốc chống virus khá hiệu quả. Tuy nhiên, virus có cấu tạo khá đặc biêt va lai rát dể biến đổi hình thành loại virus mới nên tiêu diệt chúng rất khó khăn . Các virus nói chung va H5N1 nói riêng là kí sinh trùng của tế bào. Chúng có cấu tạo rất dơn giản chỉ gồm một nhân axit nucleic được bao bọc bởi một lớp cấu tạo protein.Ngừoi ta phân loại virus dựa vào proteine bề mặt này (như trên đã trình bày H,N).Như một ký sinh trùng tế bào,nó phụ thuộc tế bào chủ về năng lượng va các chất sinh hóa để đảm bảo chó sự sao chép và tổng hợp protein. Vì vậy các thuốc có hiệu quả cao trong tiệu diệt triệt để virus trong tế bào còn rất ít.Trong khi đó các loại thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ hâu như không có tác dụng lên các virus . Hiện nay, tamiflu vẫn được coi nhu ?là vũ khí duy nhất để chống lại H5N1 va hầu như các quốc gia trên thế giới đang dự trữ loại thuốc này với hi vọng ngăn chặn dịch cúm H5N1 ở gia cầm và ở ngừoi.
4, Phác đồ diều trị va phòng cúm bằng tamiflu ? ? ? ? ?
+ Điều trị (cho bệnh nhân)
Liều khuyến cáo của tamiflu ở người lớn và thanh niên từ 13 tuổi trở lên là 01 viên nang 75mg /lần x 2 lần x 5 ngày.
Trẻ em có cân nặng trên 40 kg hoặc từ 8 tuổi trở lên là 01 viên nang/1laafn x 2 lần/ngày như là cách thay thế cho liều diều trị của tamiflu dạng truỳen dịch.
Liều uống được khuyến cáo của tamiflu dạng truyền dịch cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên:
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Dưới 15kg ? ? ? 30mg 2 lần mỗi ngày ? ?
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 15 kg- 23 kg ? ?45mg 2 lần mỗi ngày ? ?
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 23 kg - 40 kg ? 60mg 2 lần mỗi ngày ? ?
+ Phòng cúm (cho cần bộ y tế va công ?đồng):
Sau khi tiếp xúc với ngừoi bệnh đã bị nhiễm cúm : 75mgh mỗi ngày x 7 ngày
Phòng khi có dịch cúm cộng đồng: 75mg mỗi ngày Tính an toàn và hệu quả đã được chứng minh cho tới 6 ngày
5, Sẽ sản xuất cưỡng chế tamiflu
Đó là khăng địch của Cục truởng Cục quan lý Dược Việt Nam, TS Cao Minh Quang. Hiện nay, Viêt Nam đang thiếu thuốc Tamiflu nếu đại dịch xảy ra theo như dự đoán. TS Quang cho biết ,nhu cầu dự trữ thuốc điều trị tối thiểu vào khoảng 25 triệu viên va fthu cầu thực tế khi có đại dịch là 82 triệu viên, nhưng hiện tại chúng ta mới chỉ có 600.000 viên va 2 triệu lọ thuốc dạng nước , đủ cho 66.000
?Theo kế hoạch , Bộ y Tế Việt Nam sẽ yêu cầu công ty F.Hofmann La Roche Ltd cung cấp Tamiflu cho việt nam : bước 1:8 triệu viên va bước 2 : 25 triệu viên. Công ty này cho biết sẽ có thể không đáp ứng đủ nhu cầu này. Tại thời điểm này , Bô Y Tế cũng đang thương thảo với Roche để công ty này nhượng lại bản quyền sản xuất tamiflu. Nếu thành công , Việt Nam sẽ chủ đọng sản xuất tamiflu vào quí 1-2006.
Trong trường hợp Roche không đồng ý , Bộ Y Tế sẽ quyết định sản xuất cưỡng chế nhượng quyền với mục đích phi thương mại . Được biết, cách đây vài năm , khi đồi mặt với đại dịch HIV/AIDS ,sau khi không đàm phán được với các công ty dược phẩm trên thế giới về việc nhượng quyền sản xuất thuốc điều trị AIDS,đồng thời không đủ năng lực tài chính để nhập khẩu đủ cho ngừoi dân nước mình, một số nước nghèo ở châu Phi cũng đã sản xuất thuốc cưỡng chế bản quyền với mục đich phi thương mại.
6, Không nên tích trữ Tamiflu ?
Trong lúc chưa có vắcxin đặc hiệu phòng cúm thì tamiflu được coi là giải pháp phòng ngừa va điều trị tối ưu cho ngừoi. tại hà nội vài ngày qua người dân đổ xô đi mua tamiflu,nhiều cưa hàng tân dược đã cháy hàng. Nhưng théo các chuyên gia thì tamiflu không phải là thuốc đặc trị bệnhc úm nói chung avf H5N1 nói riêng. Nó chỉ có tác dụng ngăn cản virus H5N1 tiếp xúc với tế bào ( virus không tự phát triển đọc lập mà phải thông qua tế bào cơ thể ngừoi đẻ sinh sản va phat triển như trình bày ?ở trên tuy nhiên có trừong hợp đặc biệt mới phát hiện ?http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=666 ).Nếu virus đa xâm nhập vào tế bào rồi thì tamiflu hoàn toàn không còn tác dụng.Do đó các bác sĩ khuyến cáo nên dùng thuốc trong vòng 24h khi phát hiện bệnh (tuy nhiên không thể đảm bảo 100% tamiflu có thể ngăn chặn đuợc H5N1).Một diều cần lưu ý là rất hiếm khi phát hiện bẹnh ở giai đoạn đầu. Việc các gia đình tích trữ tamiflu dự phòng khi dcihj xảy ra là không cân thiết. Thuốc chỉ có giá trị phòng bệnh trong vòng 1 tuần sau đó sẽ đào thải ra ngoài. Khi có triệu chứng sôt, ho, co giật,tôt nhất là nhanh chóng đên các cơ quan y tế.

Nguồn : Ths Lê Quốc Thịch, Ts Nguyễn văn Bình -phó cục trưởng cục y tế dự phòng bộ y tế , báo Khoa Học và đời sống, Bộ Y Tế.
 
Thêm một số thông tin mới nhất:
WHO sẽ gửi 3 triệu viên Tamiflu đến VN nếu xảy ra đại dịch
Trước nguy cơ của đại dịch cúm gia cầm có thể xảy ra, Tiến sĩ Hans Troedsson, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã có trao đổi xung quanh vấn đề này. Ông khẳng định, để hạn chế tác động của dịch cúm lan sang người, chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng các phương tiện cần thiết, có hệ thống giám sát cũng như phải có kế hoạch phòng chống tốt.
*Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng có lần cảnh báo rằng VN có thể là điểm đầu tiên xảy ra đại dịch do cách chăn nuôi gia cầm của người dân. Xin ông đánh giá về ý kiến này?
- Quả thật VN đang là một nước có nguy cơ cao vì cúm gia cầm đã lây lan trên diện rộng trong khu vực. Nhưng có những tin tức tốt lành là các nhà lãnh đạo VN đã nhận thức được đầy đủ nguy cơ này. Các bộ như Y tế và NN-PTNT đang tích cực chuẩn bị các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh.
*Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát ở VN, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ làm gì để giúp đỡ VN?
- WHO có mặt tại đây để trợ giúp VN chuẩn bị phòng chống dịch bệnh một cách tốt nhất. WHO đã tài trợ xây dựng các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, các cơ sở y tế sản xuất vắc xin. WHO sẽ giúp VN về kỹ thuật nhưng Chính phủ phải luôn luôn sẵn sàng hành động. Nếu xảy ra đại dịch, phải có các biện pháp giảm thiểu du lịch, đóng cửa trường học... Hiện WHO đã có 3 triệu viên Tamiflu dự trữ. Nếu xảy ra đại dịch, chúng sẽ được chuyển đến VN trong vòng vài ba ngày. Nhưng vấn đề là phải biết phân phối và sử dụng thuốc một cách hiệu quả. *Nhiều người VN không coi cúm gia cầm là mối đe dọa thật sự đối với đời sống của họ, bằng chứng là họ vẫn tiếp tục ăn thịt gia cầm không được kiểm nghiệm. Với tư cách là Trưởng Đại diện WHO ở VN, ông có ý kiến gì?
- Phải thay đổi nhận thức cũng như thói quen này. Các Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Vũ Khoan đều nhất trí rằng phải khẩn cấp thi hành các chiến dịch tuyên truyền giúp người dân hiểu các nguy cơ nhiễm bệnh để tự bảo vệ mình. Theo các nghiên cứu khoa học trước đây, có đến 50% số người nhiễm bệnh đã tử vong. Một lý do gây tử vong là bệnh nhân thường đến bệnh viện khi đã quá muộn. Do đó cần phải khẩn cấp giáo dục nhận thức của người dân.
*Xin ông cho biết những biện pháp hiện nay của VN có mang lại hiệu quả? Cần có thêm những biện pháp nào?
- Những biện pháp mà VN đã tiến hành từ vài tháng nay rất ấn tượng. VN đã phát động chiến dịch phòng chống toàn quốc ở tất cả các cấp, ngành như y tế, nông nghiệp. WHO từng khuyến cáo Chính phủ rằng dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến mọi cấp trong toàn xã hội do đó phải ngay lập tức soạn thảo ra một kế hoạch phòng chống chi tiết hơn, phải tập trung vào từng khu vực cụ thể, đồng thời tham khảo ý kiến của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Phải có các biện pháp ứng phó nhanh và mạnh hơn ở từng cấp địa phương, tăng cường trang bị cho các phòng thí nghiệm và đặc biệt tăng cường giám sát vì đây là điểm mấu chốt để phát hiện các khu lây nhiễm ngay từ đầu.
*VN hiện chưa đủ kinh phí để tiến hành những biện pháp phòng chống hữu hiệu như vậy?
- Tính đến nay cộng đồng quốc tế đã tài trợ cho VN 7 triệu USD nhưng kinh phí cho những lần xảy ra đại dịch như vậy không thể tính được. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, VN cần 50 triệu USD nữa để tiến hành các biện pháp phòng chống khẩn cấp. WHO và cộng đồng quốc tế đã lên kế hoạch sẵn sàng giúp đỡ VN trong trường hợp cần thiết.
*Các nhà lãnh đạo thế giới đang cảnh báo cúm gia cầm có thể biến thành một đại dịch khiến hàng triệu người thiệt mạng. Ông có lạc quan về khả năng có thể ngăn ngừa được đại dịch nguy hiểm này?
- Chúng ta chưa thể biết cúm gia cầm sẽ bùng phát vào thời điểm nào. Tôi cho rằng chúng ta có thể loại trừ được dịch bệnh này nếu chúng ta cố gắng hạn chế được nguy cơ virus H5N1 biến thể để có thể lây nhiễm từ người sang người và hạn chế thấp nhất số người nhiễm bệnh khi xảy ra dịch. Các biện pháp cấp bách cần phải được thi hành khẩn trương là chích ngừa cho gia cầm để hạn chế lây lan virus H5N1, tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh và không để người tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.

--------------------------------------------------------------------------------------------
Lần đầu tiên công bố bức ảnh về virus cúm gia cầm
cái này thì em chưa biết upload ảnh đi kèm như thế nào , ai hướng dẫn em cái ,em sẽ đưa lên một số ảnh về virus H5N1 mới nhất được chụp qua kính hiển vi, với mẫu bện phẩm do Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp, được lấy từ hai bố con người Hồng Kông đã thiệt mạng vì nhiễm cúm cách đây hai năm.
 
Lê Ðoàn Thanh Lâm said:
Lần đầu tiên công bố bức ảnh về virus cúm gia cầm
cái này thì em chưa biết upload ảnh đi kèm như thế nào , ai hướng dẫn em cái ,em sẽ đưa lên một số ảnh về virus H5N1 mới nhất được chụp qua kính hiển vi, với mẫu bện phẩm do Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp, được lấy từ hai bố con người Hồng Kông đã thiệt mạng vì nhiễm cúm cách đây hai năm.

Bạn sử dụng tool Thêm 1 file kèm ở dưới cửa sổ soạn thảo bài trả lời. Chỉ cần thêm file kèm là file hình ảnh thì ảnh sẽ được tự động insert vào bài viết của bạn.

Xem hình ảnh của Lâm tại box sau
http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1006
 
Các bác xem ảnh này xong đừng choáng nhé ,tại nó đẹp quá mà
a , quên các flie ảnh này đều được đóng dấu bản quyền của Lê Đoàn Thanh Lâm đấy nhé , hehe
 
Các bức ảnh chụp cận cảnh với độ phân giải cao đã cho thấy virus H5N1 như những chuỗi quả cầu màu xanh đang tìm cách phá huỷ các tế bào màu hồng
 
Nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson, 83 tuổi, là một nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Karolinska đặt tại Stockholm, Thuỵ Điển. Ông từng nổi tiếng với bức ảnh chụp về khoảnh khắc thụ thai của một con người, được công bố trong cuốn sách "Một con người được sinh ra" (A Child Is Born), phát hành năm 1965.
Có ai nhìn vào đây mà nghĩ ra cách nào để tiêu diệt cái con đẹp đẹp này không? ?:oops:
 
Avian influenza – situation in Indonesia – update 38

7 November 2005

Bộ Y tế Indonesia đã khẳng định có thêm 2 trường hợp nhiễm H5N1. Một thiếu nữ 19 tuổi ở Tangerang, gần Jakarta bắt đầu có triệu chứng từ 19 tháng 10, nhập viện hôm 26 và qua đời hôm 28 tháng 10.

Trường hợp thứ 2 là cậu em trai 8 tuổi của thiếu nữ này. Cậu ta đã có triệu chứng nhiễm cúm từ hôm 25 tháng 10, nhưng hiện nay tình trạng sức khỏe đã tốt, hiện vẫn đang nằm viện.

Nghiên cứu dịch tễ nơi cư trú của hai chị em này, người ta đã phát hiện thấy có gà chết và bị bệnh ở vùng này, và người chị đã từng đến nơi trang trại này. Kết quả điều tra vẫn đang được Bộ Nông nghiệp tiếp tục khảo sát.

Cho đến nay, Indonesia đã có 9 trường hợp nhiễm H5N1 và 5 ng đã tử vong. Tính trên toàn thế giới (mà thực ra chỉ có ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Campuchia) từ cuối năm 2003, đã có 124 trường hợp nhiễm H5N1 trong đó 63 ng đã qua đời.

----

Một nam bệnh nhân, 25 tuổi ở [[Hà Nội]] đã tử vong sau 3 ngày năm viện, và đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định là do nhiễm virus H5N1. ?Thông tin này chưa được WHO tái khẳng định.

Dịch cúm trên gia cầm lại bắt đầu tái phát trên cả 3 miền. ?

http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/11/3B9E3D82/
 
Hà Nội: Được bán gia cầm sống tại chợ Mơ, chợ Hôm và Long Biên
Bắt đầu từ tháng 11/2005, tại các quận nội thành ở Hà Nội chỉ cho phép 3 chợ được kinh doanh, giết mổ gia cầm sống: là chợ Hôm, chợ Mơ và chợ Long Biên.

Ở ngoại thành, việc kinh doanh gia cầm sống sẽ được tập trung tại 9 chợ thuộc các huyện ?Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm.

Các chợ khác chỉ được phép kinh doanh gia cầm đã giết mổ và đủ điều kiện vệ sinh phòng dịch. Theo kế hoạch, việc giết mổ, kinh doanh gia cầm sống tại 3 chợ nội thành kể trên được phép hoạt động đến 30/6/2006 và phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kiểm tra nghiêm ngặt về vệ sinh thú y, có sự giám sát của ban quản lý chợ, lực lượng kiểm dịch động vật.

Sau thời điểm trên, gia cầm sống được giết mổ tập trung tại các lò mổ ở ngoại thành theo quy hoạch của thành phố.

Hiện Chi cục Thú y Hà Nội đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường và công an thành lập 6 chốt kiểm dịch phòng, chống cúm gia cầm tại Cầu Chui, Nhổn, cầu Thăng Long, Láng Hòa Lạc, Pháp Vân và Thượng Đình.

Khi phát hiện các hành vi vận chuyển gia cầm bị bệnh người dân có thể gọi tới đường dây nóng số ?04.5332974 của Chi cục Thú y Hà Nội.
 
Virus H5N1 có khả năng lây từ người sang ngưởi hay không?
Dịch cúm xảy ra ở nước ta từ cuối năm 2003 và đã có nhiều bị nhiễm H5N1 . Tính đến nay , Việt Nam đã trải qua 3 đợt dịch với 91 trường hợp mắc và 41 ca tử vong. Hiện cúm gia cầm mới chỉ lây từ gai cầm sang người. theo các chuyên gia dịch tễ trong và ngoài nước, chưa có bằng chứng chứng tỏ sự lây lan H5N1 từ người sang người.
--> Chưa có hay không có?
Virus cúm A nói chung và H5N1 luôn biến đổi . Sự biến đổi đó có thể tạo ra biến thể mới , dễ dàng lây nhiễm giữa người và người . Khả năng này ngày càng tăng vì mua đông - mùa của cúm- đã tời gần. Các loại virus cúm ở người có thể kết hợp với virus cúm gia cầm tạo ra một chủng virus mới , bí ẩn và nguy hiểm ( ! )
Tiêm phòng vắcxin vào thời điểm này có phòng được virus H5N1 không? ?
Trước nguy cơ xảy ra những đột biến khó lường của virus cúm A, nhiều gia đình đổ sô đi tiêm vắc xin mặc dù biết thế giới hiên chưa sản xuất được loại vắc xin ngừa loại cúm chết người này. Đúng là hiện nay đã vắc xin phòng cho các thể cúm týp A khác như H3N2, nhưng chúng chỉ có tác dụng với chính chủng virus đó chứ không có tác dụng chống virus H5N1. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin phòng cúm cũng là điều tốt vì giảm khả năng kết hợp H5N1 với các virus cúm người khác, từ đó tăng khả năng đề kháng của cơ thể với những biến thể cúm mới có thể xuất hiện.
Trao đổi giữa Phó cuc trưởng cục Y tế dự phòng ?và PV báo Khoa học và đời sống.

Nếu ai có hứng thú thì đi sâu một chút vào cơ chế phân tử nhé. Nhỡ đâu có ý tưởng sáng chế ra loại thuộc hiệu quả hơn tamiflu

--> không ai hứng thú với chủ đề này à? Nên nhớ là Việt Nam là một trong những nước có kinh nghiệm sản xuất vắc xin . Tư lâu chúng ta đã sản xuất văc xin . Từ lâu chúng ta đã sản xuất vắc xin phòng chống bại liệt, vắc xin, bạch hầu, ho gà,uốn ván... Hiện chúng ta cúng đang nghiên cứu để sản xuất vắc xin phòng chống cúm gai cầm H5N1 đó.
Các bác cho ý kiến đi nào?
 
VN bắt đầu sản xuất vắc-xin cúm H5N1 ?
04:17' 09/11/2005 (GMT+7) ?
(VietNamNet) - Ngày 8/11, một nguồn tin từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: ngày 10/11, Viện sẽ sản xuất vắc-xin cúm H5N1 cho người dưới dạng cô đặc, tinh khiết.

?
Nghiên cứu vắc-xin H5N1 tại Việt Nam.
Tuy nhiên, số lượng sản xuất là bao nhiêu chưa được đề cập.

Hiện kế hoạch tiêm thử nghiệm vắc-xin cúm trên người đã được trình lên Bộ Y tế chờ ý kiến.

Tuy nhiên, trước nguy cơ đại cúm có thể xảy ra ở người, nếu như đợi Bộ Y tế chấp nhận cho sử dụng vắc-xin trên người thì việc sản xuất quá muộn. Do đó, Viện đã chủ động để trong trường hợp cần thiết sẽ có sẵn vắc-xin để cung cấp cho người dân.

Trao đổi với VietNamNet chiều 8/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết: ''Hiện nay vắc-xin H5N1 mà Việt Nam đang nghiên cứu tuân thủ đúng quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (nghĩa là theo 9 yêu cầu WHO đặt ra). Một trong những quy định quan trọng này là việc mẫu kháng nguyên H (Haemagglutinin) có khả năng miễn dịch hay không và 5 lô vắc-xin sản xuất liên tục có sinh kháng thể như nhau không đã được Viện nghiên cứu. Hiện Viện đang phụ thuộc việc trả lời bằng văn bản của WHO về kết quả nghiên cứu như thế nào để tiếp tục nghiên cứu, sản xuất tiếp.

Bộ Y tế và Bộ Khoa học-Công nghệ hoàn toàn đồng ý với việc thực địa lâm sàng (thử nghiệm trên người).

Lệ Hà
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top