Lucky_boy
Senior Member
Dùng thuốc bổ có vitamin C quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về sử dụng và bổ sung vitamin C.
Cách chế biến để có thể giữ được hàm lượng vitamin C cao nhất?
Để tránh bị hao hụt lượng vitamin C trong thực phẩm, nên ăn rau và trái cây tươi ngay khi mới hái vì lúc này rau, trái có hàm lượng vitamin cao nhất; đối với rau xanh, không nên trữ lâu vì rau càng héo, lượng vitamin C mất đi càng nhiều.
Nếu phải dùng trong thời gian dài thì nên bảo quản rau trái trong tủ lạnh.
Khi chế biến, cần lưu ý không nên đun nấu quá lâu hay với nhiệt độ quá cao vì sẽ làm hao hụt các vitamin tan trong nước, trong đó có vitamin C.
Có cần phải dùng chế phẩm bổ sung vitamin C không và cách dùng như thế nào?
Cơ thể chúng ta lấy vitamin C chủ yếu từ đồ ăn thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dưỡng chất như: ăn uống thiên lệch (không ăn hay ít ăn rau trái tươi, thường ăn thức ăn chế biến sẵn như mì gói, đồ hộp, khoai tây chiên, bánh kẹo...), người bệnh không ăn uống được, trẻ biếng ăn, hay khi có nhu cầu tăng cao như người làm việc quá căng thẳng (stress), hoạt động thể lực quá nhiều (lao động nặng, vận động viên...), bị cảm cúm, sau phẫu thuật... thì cần dùng thêm vitamin C để bổ sung cho cơ thể.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm của những hãng dược phẩm nổi tiếng như Laroscobin, Enervon-C, Calcium Corbiere, MyVita... Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cần chú ý đến hàm lượng thuốc ghi trên nhãn, đặc biệt là các thuốc bổ sung dung chất có chứa vitamin C để tránh dùng quá liều.
Những trường hợp nào có nguy cơ thiếu vitamin C? Khi thiếu vitamin C sẽ có những biểu hiện gì?
Ngoài những trường hợp kể trên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng có thể bị thiếu vitamin C nếu không được ăn uống đầy đủ vì nhu cầu vitamin C của họ tăng cao trong giai đoạn này. Người nghiện thuốc lá cũng dễ bị thiếu vitamin C do chất nicotine có trong thuốc lá phá hủy lượng vitamin C có trong cơ thể.
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành.
Trẻ em trong giai đoạn phát triển nhanh từ 6 - 24 tháng tuổi cũng dễ bị thiếu vitamin C với các biểu hiện thường thấy như trên kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, giảm sức đề kháng, thiếu máu tiến triển...
Nhu cầu vitamin C của mỗi người nhất thế nào? Nếu thiếu hoặc thừa thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai?
Nhu cầu vitamin C hằng ngày ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25-30mg mỗi ngày. Từ 4 - 18 tuổi, cơ thể có nhu cầu khoảng 30-40mg mỗi ngày. Đối với người trưởng thành, nhu cầu trung bình là 45mg/ ngày. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu là 55mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70mg/ngày (Nguồn của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, 2002).
Thiếu hoặc thừa vitamin C đều không có lợi cho sức khỏe. Tác hại của thiếu vitamin C đã được đề cập ở trên. Trường hợp dùng vitamin C liều cao trong thời gian kéo dài sẽ dẫn đến những nguy cơ có hại cho sức khỏe, nhất là nguy cơ sạn thận do tạo ra những chất muối khoáng không hòa tan.
Người sỏi thận có oxalate niệu thì không được dùng vitamin C. Đồng thời, dùng vitamin C liều quá cao kéo dài cũng gây viêm loét dạ dày, tổn thương thận và tăng huyết áp, mất ngủ. Vitamin C liều cao còn làm giảm hấp thu đồng, nicken trong cơ thể, dẫn đến những biểu hiện lâm sàng như xương chậm phát triển, dễ biến dạng và dễ bị viêm kết mạc.
Thừa vitamin C đối với thai phụ cũng rất nguy hiểm. Ngoài những nguy cơ trên, dùng Vitamin C quá liều kéo dài trong thai kỳ có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Như vậy, để bảo đảm sức khỏe cho mình và cho cả thai nhi, người phụ nữ mang thai cần dùng vitamin C theo liều lượng cho phép hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Theo ThS.BS Hồng Loan
Thế Giới Mới
Cách chế biến để có thể giữ được hàm lượng vitamin C cao nhất?
Để tránh bị hao hụt lượng vitamin C trong thực phẩm, nên ăn rau và trái cây tươi ngay khi mới hái vì lúc này rau, trái có hàm lượng vitamin cao nhất; đối với rau xanh, không nên trữ lâu vì rau càng héo, lượng vitamin C mất đi càng nhiều.
Nếu phải dùng trong thời gian dài thì nên bảo quản rau trái trong tủ lạnh.
Khi chế biến, cần lưu ý không nên đun nấu quá lâu hay với nhiệt độ quá cao vì sẽ làm hao hụt các vitamin tan trong nước, trong đó có vitamin C.
Có cần phải dùng chế phẩm bổ sung vitamin C không và cách dùng như thế nào?
Cơ thể chúng ta lấy vitamin C chủ yếu từ đồ ăn thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dưỡng chất như: ăn uống thiên lệch (không ăn hay ít ăn rau trái tươi, thường ăn thức ăn chế biến sẵn như mì gói, đồ hộp, khoai tây chiên, bánh kẹo...), người bệnh không ăn uống được, trẻ biếng ăn, hay khi có nhu cầu tăng cao như người làm việc quá căng thẳng (stress), hoạt động thể lực quá nhiều (lao động nặng, vận động viên...), bị cảm cúm, sau phẫu thuật... thì cần dùng thêm vitamin C để bổ sung cho cơ thể.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm của những hãng dược phẩm nổi tiếng như Laroscobin, Enervon-C, Calcium Corbiere, MyVita... Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cần chú ý đến hàm lượng thuốc ghi trên nhãn, đặc biệt là các thuốc bổ sung dung chất có chứa vitamin C để tránh dùng quá liều.
Những trường hợp nào có nguy cơ thiếu vitamin C? Khi thiếu vitamin C sẽ có những biểu hiện gì?
Ngoài những trường hợp kể trên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng có thể bị thiếu vitamin C nếu không được ăn uống đầy đủ vì nhu cầu vitamin C của họ tăng cao trong giai đoạn này. Người nghiện thuốc lá cũng dễ bị thiếu vitamin C do chất nicotine có trong thuốc lá phá hủy lượng vitamin C có trong cơ thể.
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành.
Trẻ em trong giai đoạn phát triển nhanh từ 6 - 24 tháng tuổi cũng dễ bị thiếu vitamin C với các biểu hiện thường thấy như trên kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, giảm sức đề kháng, thiếu máu tiến triển...
Nhu cầu vitamin C của mỗi người nhất thế nào? Nếu thiếu hoặc thừa thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai?
Nhu cầu vitamin C hằng ngày ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25-30mg mỗi ngày. Từ 4 - 18 tuổi, cơ thể có nhu cầu khoảng 30-40mg mỗi ngày. Đối với người trưởng thành, nhu cầu trung bình là 45mg/ ngày. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu là 55mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70mg/ngày (Nguồn của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, 2002).
Thiếu hoặc thừa vitamin C đều không có lợi cho sức khỏe. Tác hại của thiếu vitamin C đã được đề cập ở trên. Trường hợp dùng vitamin C liều cao trong thời gian kéo dài sẽ dẫn đến những nguy cơ có hại cho sức khỏe, nhất là nguy cơ sạn thận do tạo ra những chất muối khoáng không hòa tan.
Người sỏi thận có oxalate niệu thì không được dùng vitamin C. Đồng thời, dùng vitamin C liều quá cao kéo dài cũng gây viêm loét dạ dày, tổn thương thận và tăng huyết áp, mất ngủ. Vitamin C liều cao còn làm giảm hấp thu đồng, nicken trong cơ thể, dẫn đến những biểu hiện lâm sàng như xương chậm phát triển, dễ biến dạng và dễ bị viêm kết mạc.
Thừa vitamin C đối với thai phụ cũng rất nguy hiểm. Ngoài những nguy cơ trên, dùng Vitamin C quá liều kéo dài trong thai kỳ có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Như vậy, để bảo đảm sức khỏe cho mình và cho cả thai nhi, người phụ nữ mang thai cần dùng vitamin C theo liều lượng cho phép hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Theo ThS.BS Hồng Loan
Thế Giới Mới