Người chết ngồi dậy

bạn có quyền bức xúc vì những gì tui đã nói. Nhưng đó là sự thật mà cũng là những bước cơ bản để đạt đến cái gọi là "nghệ thuật tranh thảo luận".

Lần thứ nhất,  ngày đó tui học năm 1 môn SH Tế bào do một cô TS ở bộ môn SLTV dạy (bây giờ cô  nghỉ hưu rồi, chắc chỉ còn dạy CH), khi học về cơ chế hoạt động của hệ thống tế bào chất, cô lấy ví dụ về sinh tổng hợp insulin. Tui đọc xong có và điều muốn hỏi, tui lên đến tận phòng cùa cô. Sau khi nghe tui hỏi cô nói rằng "Vấn đề này tui không biết" và cô còn nói thêm, đại ý rằng: khoa học mênh mông có cái cô biết và có cái không, với cô cái nào cô biết cô nói cô không biết.

Lần thứ hai, khi tui có buổi thảo luận trong 1 lab về sinh học phân tử thần kinh (tui thực tập 2 tháng), bà Prof sau khi nghe đứa Ph.S student trình bày kế hoạch làm việc và giải thích các lý lẽ, bà ấy cười rất tươi và gật gù "Tui vừa mới học điều mới từ em".

Hai câu nói ấy ấn tượng mạnh cho tui đến tận bây giờ vì sự trung thực của một nhà giáo, nhà khoa học. Vì cả hai cô đều nói thẳng cái kô biết chứ không lòng vòng lanh quanh rồi đổ thừa "tui làm ngành này này nên ngành kia tui chẳng biết gì". Đây là câu nói mà tui thường rất hay nghe nghe SV đến cao cao cao hơn nữa hay dùng "trước và sau khi tranh luận".





Tui đánh giá bạn là người ham hiểu biết đúng truyền thống dân Khoa Sinh. và bạn có quyền bức xúc về những điều tui nói. Nhưng, tui nhắc lại, sự khiêm tốn là rất tốt; và  sự khiêm tốn có nhiều đường và đừng làm sự khiêm tốn của mình thành "Một lần khiêm tốn thành bốn lần tự kiêu".


Bây giờ ta đi từng bước ?một. Theo như lời em thì có vẻ em ủng hộ lời giải thích tại sao tb cơ xương có nhiều nhân.

ở đây là cơ xương hoạt động rất nhiều do phải đáp ứng hầu như toàn bộ các kích thích từ môi trường , nếu chỉ có 1 cái CPU thử hỏi anh có thể cùng lúc làm một đống việc từ trên giao xuống cũng như từ dưới giao lên không .


Và em còn đồng ý rằng còn một giả thuyết nữa

Còn một giả thiết nữa là ,các tế bào cơ này đang trong quá trình tiến hóa , các tế bào liên kết với nhau để cùng đảm nhận chức phận , màng của chúng đã hòa lẫn rồi như nhân chưa bị tiêu biến để thống nhất để lại một, đến nay vẫn còn nhiều nhân
.

Câu hỏi của tôi rằng: Nếu đó là giả thuyết thì nó đã có bằng chứng nào chứng minh chưa hay do chưa có bằng chưa đủ sức thuyết phục hay tìm hòai mà kô ra bằng chứng?



tôi tập trung vô cái giả thuyết B của em trước

Còn một giả thiết nữa là ,các tế bào cơ này đang trong quá trình tiến hóa , các tế bào liên kết với nhau để cùng đảm nhận chức phận , màng của chúng đã hòa lẫn rồi như nhân chưa bị tiêu biến để thống nhất để lại một, đến nay vẫn còn nhiều nhân
.

Có hai câu hỏi để tui hỏi tiếp:

01- Em có biết trong sinh học có nguyên lý về tỷ lệ diện tích bề mặt/thể tích tế bào không? nếu em có biết nguyên lý này thì em thử mô tả nó lại và vận dụng vào cái giả thuyết ở trên để xem nguyên lý này và phát biểu ở trên là đúng hay sai. Nếu em không biết nguyên lý này (tui học năm 1 môn SH tế bào) thì nói, tui sẽ mô tả lại.

02- Tim, phổi hoạt động gần như 24/24; chưa nói gan hay thận hay não cũng có mức độ hoạt động không kém. Vậy tại sao chúng không hòa hợp màng tb để tạo thàng 1 thể thống nhất mà các tb gan, phổi, tim, thận ... vẫn là riêng rẽ tách rời?

giả thuyết A,

ở đây là cơ xương hoạt động rất nhiều do phải đáp ứng hầu như toàn bộ các kích thích từ môi trường , nếu chỉ có 1 cái CPU thử hỏi anh có thể cùng lúc làm một đống việc từ trên giao xuống cũng như từ dưới giao lên không .

Nếu tôi hiểu đúng giả thuyết này (A) thì có thể hình dung kịch bản như sau. TB cơ xương hoạt động quá nhiều, một nhân không thể đảm trách công việc. Và giống như tề thiên đại thánh, nó phải phân thân nó ra làm nhiều nhân con để ... làm việc. Trong sinh học TB tui nhớ tới thuật ngữ amitotic tức là trực phân, nghĩa là nhân tự động chia đôi và nằm luôn trong tb chứ kô cần đấn quá trình phân cắt tb để cho ra hai tb con. Và quá trình nhiều nhân ở TB cơ xương cũng diễn ra do amitotic????

03- Nếu nói về sự hoạt động thì tim, phổi có mức độ hoạt động cao, thế tại sao chúng không cần nhiều và nhiều nhân để dễ hoạt động mà mỗi tb của chúng vẫn là một nhân duy nhất?

04- Hệ thống siêu máy tính mà trong đó nhiều CPU liên kết lại với nhau để cùng làm 1 chuyện gì đó thì chuyện này tui có nghe và khi đó cả đống CPU được xem như chỉ là một. Thế có bao giờ em nghe rằng vì màn hình của em phải mở quá nhiều cửa sổ (từ game đến đồ họa) nên ... cần nhiều CPU giúp cái màn hình làm việc cho hiệu quả hơn????

Tạm như vậy đi, rồi ta tính tiếp.

P/S: Lần sau đừng mang tên thầy cô lên diễn đàn nghen em; lôi thầy cô ra bảo chứng còn "dọa" đưa email của thầy cô nữa. Sao mình kô tự tin tranh luận đến nơi đến chốn mà ... bán cái cho thầy cô làm gì. Thế khi em tranh tham vấn ý kiến từ thầy cô, em có lôi tên tui, lôi lý lẽ của tui và đưa thầy cô em và cũng "đề xuất" rằng ""Để em đưa email của anh này cho thầy cô liên hệ trực tiếp"??? Tự lực và tự tin. Cần nó lắm đấy em.
 
a, em cứ post phần giải thích tại sao nhân của tb cơ bị nằm ngoài vùng ngoại vi (dúng hơn là sát màng tb chất). Câu trả lời của tôi đương nhiên đã có trong đầu, nhưng tui muốn xem câu trả lời của em đã.

Em có đọc English được kô?

Trong hai giả thuyết mà em viet ở trên, cái nào là do em suy luận, cái nào do em hỏi thầy???
 
Myotube Formation: How We Learned that Skeletal Muscle is Made by Cell Fusion

skeletal muscle cell is an extremely large, elongated cell that contains many nuclei. In the mid-1960s, developmental biologists debated whether each of these cells (often called myotubes) was derived from the fusion of several mononucleate muscle precursor cells (myoblasts) or from a single myoblast that undergoes nuclear division without cytokinesis. Evidence for the fusion of skeletal myoblasts to form multinucleated myotubes came from two independent sources. The critical evidence for myoblast fusion came from chimeric mice. These mice can be formed from the fusion of two early embryos, which regulate to produce a single mouse having two distinct cell populations. Mintz and Baker (1967) fused mouse embryos that produced different types of the enzyme isocitrate dehydrogenase. This enzyme, found in all cells, is composed of two identical subunits. Thus, if myotubes are formed from one cell whose nuclei divide without cytokinesis, one would expect to find two distinct forms of the enzyme, that is, the two parental forms, in the allophenic mouse (Figure 1). But if myotubes are formed by fusion between cells, one would expect to find muscle cells expressing not only the two parental types of enzymes (AA and BB), but also a third class composed of a subunit from each of the parental types (AB). The different forms of isocitrate dehydrogenase can be separated and identified by their electrophoretic mobility. The results clearly demonstrated that although only the two parental types of enzyme were present in all the other tissues of the allophenic mice, the hybrid (AB) enzyme was present in extracts of skeletal muscle tissue. Thus, the myotubes must have been formed from the fusion of numerous myoblasts.

This evidence was important in showing that myoblast fusion actually occurred within the embryo. The analysis of how this fusion takes place was based on such fusion events occurring in culture. Konigsberg (1963) found that myoblasts isolated from chick embryos would proliferate in collagen-coated petri dishes. After about two days, however, these myoblasts stopped dividing and began to fuse with their neighbors to produce extended myotubes synthesizing muscle-specific proteins.


http://www.devbio.com/article.php?ch=14&id=150



===========

Đây là một đoạn trong cuốn Devlopmetal Biology, tui trich ra để bạn đọc. Mặc dù viết khá rõ ràng nhưng phần này tác giả vẩn còn thiếu vài điểm:

01- Vì sao tb cơ phải tổ chức dưới dạng hợp bào?

02- Đây là bằng chứng về sinh học phân tử, thế còn bằng chứng về hình thái học (morphology)?

03- Nhân của mycoplast sau khi dung hợp sẽ bị đẩy ra ngoài? tại sao?

04- TB cơ đang trong giai đoạn tiến hóa, chúng cần phải dung hợp, sau khi tiến hóa hòan tất, chúng sẽ mất luôn màng ngăn, đúng hay sai?

Nếu bạn thật sự là người ham hiểu biết và muốn đi đến tận cùng của vấn đề thì tui sẽ đưa đáp án của 4 câu trên chỉ sau khi bạn hòan tất phần dịch đoạn trên.

Phần bài dịch của bạn cộng phần bổ sung của tui sẽ được hòan chỉnh và đưa lên index SHVN (dĩ nhiên tên bạn sẽ được ghi ở phần người dịch)
 
Cảm ơn bác THD đã dành thời gian trao đổi.
Cho phép em đi từng bước một.

Thứ nhất: TRình độ EL của em tương đối thôi , nên cần dịch và hiểu rõ vấn đề bác post cho em xíu thời gian , dạo này bận bụi lo cho lễ hội KHoa nên , hì , em nói thật đấy chứ không phải phó thác đâu , bác đừng nghi oan cho em.

Thứ hai: 2 câ chuyện bác kể đã giúp em rút ra nhiều điều ,và xưa nay quan niệm em vẫn thế , núi cao còn có núi cao hơn , em luôn biết gới hạn của mình , em cũng có học Cô Dương dạy phân tử , cách dạy của cô rất hay , cô không bao giờ chạy theo giáo án để đủ giờ cả , mà từng phần từng bài giảng cô đều dành thời gian trao đổi trực tiếp với SV , khơi lên những vấn đề để SV tìm hiểu và hỏi và cả những vấn đề cô còn đang khúc mắc.Anh biết cô thường kết thúc những câu trả lời của mình như thế nào không ? " Đó là những vấn đề tôi biết, trả lời được cho bạn , còn những cái tôi chưa biết hết nữa " Chính những câu trả lời của cô giúp bọn em có cảm giác như mình đang cùng cô tìm những lời giải chứ không phải là một chiều.

Thứ ba: Giả thiết về Nhân tế bào cơ. Rất tiếc là em không tìm được bằng chứng xác thực cho giả thiết này nhưng em nghĩ quá trình tiến hóa không bao giờ dừng lại , mà nó đang diễn ra âm thàm trong cơ thể chúng ta, con người luôn tự cho mình là sinh vật hoàn hảo, em không tán thành ý kiến này nhưng cũng không bác bỏ nó . vì bản thân các cơ chế Miễn dịch của Động vật có xương sống nói chung ,và con người  nói riêng cũng đang dần hoàn thiện , Ở tế bào cơ cũng vậy , quá trình dung hợp để tạo ra một tế bào hoàn thiện hơn đang diễn ra và chưa đến đích , em ủng hộ giả thiết này , tuy nó đối với em còn mơ hồ nên muốn mang ra tranh luận . Em nghĩ nó cũng giống như sự dung hợp ti thể , hay lục lạp thành một cơ quan trong tế bào , mà có một giả thiết khá thuyết phục chứng minh ti thể, lục lạp là những Prokaryot cộng sinh với tế bào Eukaryot , và gần đây nhất là những đoạn mRNA có trình tự giống như một Retrovirus , chứng tỏ trong quá trình tiếnhoas của sinh giới không chỉ tách alfm nhiều hướng mà còn dung hợp lại để tạo nên một cơ cấu hoàn chỉnh hơn , thì ở tế bào cơ cũng có thể có chơ chế này chứ .

Còn giả thiết về "CPU", hai giả thiết này là độc lập , nếu ủng hộ giả thiết trên thì không thể ủng hộ giả thiết dưới , nhưng nếu có hiện tượng trực phân(amitotic)ở đât thì em nghĩ không hợp lí lắm , vì nếu như thế thì những thằng "CPU" khác giống y chang thằng ban đầu , chúng cùng mang một thông tin di truyền cùng sử lí vấn đề như nhau , thì thành một cái máy tính tốc độ cao thật (tạm gọi là siêu phân luồng cũng được) đấy nhưng vấn đề giải quyết của tất cả bọn nó là như nhau , đâu có nhiếu hơn là hai thằng nhân khác nhau sẽ giải quyết nhiều công việc hơn nếu nó biêt dung hòa công việc , không có choảng nhau .

Nếu nói về sự hoạt động thì tim, phổi có mức độ hoạt động cao, thế tại sao chúng không cần nhiều và nhiều nhân để dễ hoạt động mà mỗi tb của chúng vẫn là một nhân duy nhất?
Em không giám khẳng định chỗ này nhưng em biết là tế bào cơ ở mô tim cũng có nhiều nhân , ít hơn tế bào cơ vân thôi .nhưng hoạt động của tim tuy nói là suốt đời không nghĩ nhưng thực chẩt nó hoạt động theo chu kì kì nghĩ của nó chiếm 1/2 mỗi chu kì hoạt động(khoảng 0,4s) thế thì nó cũng nhàn quá đi chứ .
 
Bạn cứ thong thả lo chuyện của Khoa và dịch bài này, sau đó ta tính tiếp. Sau khi ?hòan tất bài dịch tui sẽ quay lại từng phần một.
 
Myotube formation:
Chúng ta tìm hiểu sự hình thành cơ xương bằng cách dung hợp tế bào như thế nào ?
Tế bào cơ xương là một tế bào cực lớn ,dài gồm nhiều nhân . Giữa thập niên 60 , những nhà sinh học phát triển đã tranh luận với nhau về tế bào này( Thường gọi là ống cơ( ?Myotubes) ) có nguồn gốc từ sự dung hợp cuả vài tiền tế bào cơ đơn nhân ( Myoblast) hay từ một đơn nguyên bào cơ ?trải qua sự phân chia không qua phân bào . Bằng chứng cho sự dung hợp nguyên bào cơ xương ? để tạo thành ?những ống cơ nhiều dạng nhân xuất phát từ hai nguồn gốc độc lập . Bằng chứng thuyết phục cho sự dung hợp nguyên bào cơ ?xuất phát từ những chú chuột thí nghiệm ( Chimeric mice). Những chú chuột này có thể được tạo thành từ sự dung hợp hai phôi sớm , Cái mà được điều chỉnh ?để cho ra đời một chú chuột có hai dòng tế bào riêng biệt .Minzt và Barker ( 1967) đã dung hợp phôi chuột , cái mà sản xuất cho ra những loại enzym isocitrate đehydrogenase . Enzym này đuợc tìm thấy trong tất các tế bào , gồm hai cấu trúc siêu phân tử y hệt nhau . Vì thế , nếu ống cơ được hình thành từ một tế bào , nhân của nó phân chia không qua quá trình phân bào , sẽ cho rằng tìm thấy hai hình thái enzym riêng biệt , có nghĩa là hai dạng cha mẹ trong một chú chuột di truyền khác nguồn(allophenic mouse). Nhưng nếu ống cơ được hình thành bởi cách dung hợp các tế bào , ắt hẳn sẽ tìm thấy những tế bào cơ giống nhau không chỉ hai loại enzym bố mẹ (AA và BB) mà còn một loại thứ ba gồm một cấu trúc siêu phân tử từ mỗi loại bố mẹ ( AB) . Những hình thức khác nhau của enzym isocitrate dehydrogenase có thể được phân lập và nhận dạng nhờ tính lưu động điện chuyển(electropherotic mobility) của chúng , những kết quả này sớm chứng tỏ rằng mặc dù chỉ có hai enzym bố mẹ trong các mô khác nhau của những con chuột di truyền khác nguồn , nhưng dạng enzym lai(AB) đã xuất hiện trong ngoại bào của mô cơ xương . Do đó những ống cơ phải được hình thành từ sự dung hợp một số nguyên bào cơ .
Bằng chứng này quan trọng trong việc chứng tỏ rằng sự dung hợp nguyên bào cơ thật sự diển ra trong phôi . Sự phân tích quá trình dung hợp này diễn ra dựa trên những sự dung hợp trên môi trường nuôi cấy .Konigsberg(1963) đã phát hiện những nguyên bào cơ phân ?lập từ phôi gà tăng sinh nhanh trong môi trừơng keo( Callogen-coated) ?ở đĩa Petri .Tuy nhiên khoảng hai ngày sau những nguyên bào cơ này dừng việc phân chia và bắt đầu dung hợp với tế bào kế cận cho ra những ống cơ có khả năng tổng hợp những protein đặc hiệu.
 
Hì , trên đó là bài dịch của em , còn một số thuật ngữ em thấy hơi kì ,
vd: từ MYotube : Ống cơ , nhưng theo em nghĩ ?theo ngữ cảnh này nó có nghĩa là tế bào cơ chứ ( Myocyte).
Có một số từ em dịch không được chuẩn lắm , Anh sữa giúp em nha . Thanks nhiều nhiều.
 
Ok,

sau khi bạn đã đọc bài text này, bạn có rút ra điều gì ko?

- Những tranh luận về tb cơ đã có từ rất sớm, kô dám nói là từ đầu thế kỷ 20 nhưng chắc cũng cỡ 30-50.

- Bài text này lấy từ cuốn sách giáo khoa gối đầu giường Developmental Biology cho thấy  rằng từ năm 1967 đã có bằng chứng rõ ràng nhất để chứng minh một trong hai lý thuyết nguồn gốc nhân tế bào cơ. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, riêng tôi còn tìm thấy bài báo từ năm 1957 (hay 1951 gì đó) mà các tác giả đã cung cấp bằng chứng về tế bào học nguồn gốc nhân tb cơ. Những bài báo này tui sẽ cung cấp lên SHVN. Bạn nghị gì về khoảng cách thời gian cứ cho là từ 1967 đến 2005 này? Và kiến thức này đã được đưa vào sách giáo khoa quốc tế, và cuốn Developmental Biology tái bản đến lần thứ 6 rồi?


Bài của dịch của em sẽ được chỉnh sửa, sau đó tui bổ sung thêm 1 chút để hòan chỉnh. Sau đó nếu em cón vấn đề nào cần thảo luận, nhớ nhắc lại để chúng ta thảo luận tiếp, vì tui chẳng nhớ hết nổi đâu.


Sẵn tiện nói luôn: bạn có biết tb  cơ tim không? Tim cũng là dạng cộng bào, người ta cũng bàn cãi về nguồn gốc tb cơ tim, nếu bạn hứng thú, thử tìm xem coi người ta giải thích hiện tượng nhân tb cơ tim như thế nào. Sẽ gây sốc cho bạn đấy.
 
Đây là link những bài mô tả các bằng chứng tb học về sự đa nhân hóa ở TB cơ. Toàn bộ là free, nên tui kô cần gắn lên diễn đàn cho nó nhẹ. Bạn chỉ cần đọc hai bài đầu là đủ, một bài năm 60 cung cấp bằng chứng TB học và bài 67 cung cấp bằng chứng sinh học phân tử, mấy bài sau chỉ là phụ.

http://www.jcb.org/cgi/content/abstract/7/3/559
http://www.pubmedcentral.gov/picrender.fcgi?artid=335676&blobtype=pdf

Va
http://physrev.physiology.org/cgi/reprint/84/1/209
http://www.jcb.org/cgi/reprint/41/1/188.pdf
http://www.jcb.org/cgi/reprint/42/1/135.pdf
http://www.jcb.org/cgi/reprint/53/2/348.pdf
http://www.jcb.org/cgi/reprint/102/6/2053.pdf
http://www.jcb.org/cgi/reprint/102/6/2053.pdf
http://www.jcb.org/cgi/reprint/8/2/333
 
Tôi đã sửa bài dịch của bạn xong. English của bạn không đến nỗi nào.nhưng hình như bạn ít đọc sách tiếng Anh chuyên ngành??? Điều này sẽ kô hay khi bạn lên năm 4 hay cao hơn sẽ cần đọc nhiều bài báo English phục vụ cho việc làm khóa luận. Bạn cần rèn thêm English.

Giờ em thử giải thích tại sao nhân cơ vân lại bị đẩy ra sát vùng biên???
 
Xin lỗi anh vì sự chậm trễ , mấy ?hôm nay bắt đầu thi mấy môn thực tập rùi , không bít mấy bạn ngoài Bắc học kì đầu năm 3 có học nhiều như trong này không .
? Cho phép em vào thẳng vấn đề : theo em được biết các tế bào cơ xương rất dài , và đặc biệt để đảm nhận chức năng chủ yếu ?vận động của của mình thì trong tế bào chất của nó có thêm cả ngàn tơ cơ nhỏ , trong tơ cơ lại có nhiều những sợi nhỏ hơn cấu tạo bởi các phân tử protein mà ta thường gọi là Actin và Myosin.
? Tơ cơ là cơ quan của sự co cơ ,mà actin và myosin là những yếu tố co cơ bằng cách trượt lên nhau , theo như trao đổi ở phần trước .
?Trong quá trình tiến hóa những yếu tố nào gây hại cho hoạt động sống sẽ bị đào thải , và yếu tố mới thích nghi hơn sẽ tồn tại , chính là những nhân của tế bào cơ sẽ bị đẩy ra sát vùng biên để khỏi ảnh hưởng đén hoạt động của sự trượt các sợi Actin và Myosin trong quá trình co cơ .Mặt khác ?khi co cơ thì xét trên tổng thể những tế bào cơ sẽ cong lại , những phần bên trong tế bào sẽ bị nén chặt hơn , đối với những bào quan cơ bản đặc như nhân hay ti thể thì sẽ bị đẩy ra ngoài sát màng , điều này có thể hình dung khi ta gập cong một ống cao su chứa cục đá ở trogn vậy , cục đá sẽ có xu hướng bị đẩy ra sát bên lồi của ống .
?Em không biết còn cách giải thích nào thảo đoán hơn hay không , mong chỉ bảo thêm .
 
về cơ bản em trả lời đúng đấy; thế em còn nghe lời giải thích nào khác? em thử viết ra luôn xem ?nào?
 
Hiện tại em chỉ biết như thế , có thời gian em sẽ tìm hiểu thêm. Sắp tới ôn thi môn SLĐ động em còn hỏi anh dài dài ?:oops:
?Chúc mọi người vui
 
Tế bào được tạo ra bằng cách dung hợp , thế thì số lượng của nó ngày càng giảm ( theo em nghĩ thế) , vì nhiều thằng gộp lại thành một nhưng em nghĩ đến một giai đoạn nào đó nó sẽ ngừng quá trình dung hợp này . Hơn nữa tế bào cơ không được tạo ra bằng cách phân bào nguyên nhiễm ( Mitose) tức là bản thân nó không tạo ra chính nó , vậy thì có một mâu thuẫn là cơ thể càng ngày càng lớn ,các bó cơ cũng lớn theo , nhưng số lượng tế bào cơ không tăng , vậy các bó cơ lớn lên nhờ đâu ? phải chăng là do các tế bào cơ tích các chất dự trữ lớn lên . Vậy thuật ngữ "teo cơ " phải chăng là do mấy anh tế bào cơ không còn khả năng tích trữ chất dinh dưỡng .
?Như thế có một vấn đề nữa là các tế bào cơ có ?sống đến cuối đời ?
 
EM đọc thêm về tế bào cơ, trong đó có 1 phần gọi là tế bào mầm gốc cơ, chính nó là nguyên liệu cho sự sinh sản các tế bào cơ.

Hình như là em vẫn còn mù mờ về sinh lý cơ, nhưng tui nhớ là SLĐV năm 3 lại kô dạy kỹ phần này? Đúng kô?

Hiện tui rất bận nên kô viết lách nhiều với lại tui đã đổi chiến lược, tức là tui chỉ viết về những gì liên quan đến cái tui đang học- làm chứ ko "càn quét" từa lưa. Mà tui thì ghét nhất cái trò ai hỏi điều gì, xong lon ton chạy lên mạng, túm một mớ tài liệu tiếng Anh náo đó xong thảy lên forum, còn ai đọc đọc thì đọc, đọc kô được thì thôi. Mặc dù thỉnh thoảng tui cũng mắc vô lỗi này, nhưng tui cương quyết kô phạm lại nữa. Trừ trường hợp bên Tiếng Anh chuyên ngành. Do đó tui đề xuất thế này, nếu bạn thật sự quan tậm đến sinh học tế bào cơ, tui sẽ tìm một số bài review hay - hấp dẫn- đầy đủ cho bạn đọc (rảnh tui cũng đọc) sau đó bạn tự chỉ ra coi đoạn nào, ý nào tác giả đồng ý hay phản bác quan điểm của bạn; hoặc ý nào, đoạn nào tác giả chứng minh hay giải thích câu hỏi của bạn. Khi đó ta cùng thảo luận tiếp. Ok? Nếu đồng ý, xin phản hồi, tui sẽ tiến hành tìm tài liệu liền.
 
Các câu hỏi của em rất hay. Chứng tỏ em suy nghĩ và lập luận có logic; những câu hỏi này kô chỉ em mà các nhà khoa học khi đang làm về tb cơ chắc cũng từng đặt ra.

Tôi không bình luận về chương trình môn SLĐV mà em đang học nhưng em thử đọc thật kỹ lại xem. Trong trường hợp em vẫn ko tìm thấy câu trả lời thì theo em ta sẽ có chiến lược hay chiến thuật nào để tự tìm câu trả lời?
 
Thật sự thì hướng của em không theo sinh lí động nên trong thread này em trao đổi với anh chỉ là để thỏa tình tò mò của em thôi , có thơì gian em sẽ cố tìm tài liệu đọc thêm , nhưng nếu vô tình anh có một tài liệu nào liên quan đến chủ đề thì chia cho em ...tập dịch với , thống nhất như thế nha . Hiện tại đang trong giai đoạn thi với làm đề tài nên không thể ôm sô hết được , em sẽ tìm câu trả lời rồi anh em trao đổi sau . Thế nha ?:oops:
 
Nếu đã kô theo SLĐV thì ?thôi tạm quên nó đi; và tập trung lo thi cử. Bạn thích chuyên ngành nào thì hãy nói rõ; rút kinh nghiệm tôi sẽ tìm bài cho bạn dịch trong tầm của bạn.
 
Em đang làm bên phòng sinh hóa của trường , phụ một cô làm đề tài nghiêm cứu sinh , em cũng được chọn đào tạo liên thông hai lab phân tử và sinh hóa , cái kém của em hiện tại là trình độ anh văn chuyên ngành , trình độ như bài dịch của em vừa rồi ý , hơi bị tệ . Bên phân tử thì tài liệu anh văn hơi bị nhiều , mà quả thật em cũng mới chân ướt chân ráo vào phòng khoảng một năm nay nên hơi bị phiêu , không biết anh đang làm đề tài gì , chuyên ngành nào , lúc đó em sẽ dễ ..nhờ vả hơn.hihi :oops:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top