Người chết ngồi dậy

john

Senior Member
Có một hiện tượng rất lạ, tôi không biết có phải là sự thật không nhưng từ lúc còn nhỏ tôi đã nghe mọi người kể rồi. Đó là: "Khi có một con mèo đen (mèo mun) nhảy qua 1 cái xác mới chết thì cái xác kia ngồi bật dậy ".
Ai có thể giải thích hiện tượng này được không? Hay đây chỉ là tin đồn nhảm?
 
Không phải đồn nhảm đâu, thật đấy.

Nguyên nhân là do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút (nguồn điện dương có thể xuất phát từ con mèo, từ người sống, ánh sáng mặt trời... đều có thể làm người chết ngồi bật dậy).
 
nhân dịp nói về người chết cho mình hỏi tại sao người sao khi chết lại cứng đờ nhưng nếu ta nắn bóp liên tục thì cơ thể mềm trở lại và không cứng lại nữa (sau đó dĩ nhiên là cơ thể bị phân hủy dần)? ?8O
 
><

làm gì có chuyện này ạ?

cơ bắp của động vật bình thường luôn được hệ thần kinh duy trì 1 độ căng cứng nhất định, hơn nữa bản thân các vật chất tạo nên cơ đã có 1 độ đàn hồi nhất định

*lúc sinh vật chết, thì cơ bắp vẫn có thể còn sống 1 thời gian ngắn
chính lúc này nếu có 1 xung điện truyền vào cơ (từ bất cứ nguồn nào đủ mạnh), cơ vẫn có khả năng co như thường
*có thể giải thích rằng con mèo có thói quen cọ vào các vật thể nó thấy, từ đó trên lông mèo tích điện (thí nghiệm tạo ra điện bằng cách lấy lông thú cọ vào hổ phách). trong 1 số điều kiện nào đó hạn hữu, điện này có thể kích thích cơ co. nhưng chỉ là "nhuc' nhích" thôi! glass cho rằng chính nỗi sợ và trí tưởng tuợng của con ng` mới là nguồn chính cho câu chuyện này^^

về việc xác lúc đầu mềm. lúc sau cứng dần, rồi mềm trở lại và phân hủy thì glass nghĩ rằng:
*xác mềm do cơ mới chết còn có khả năng đàn hồi, xác sẽ cứng dần khi cơ chết
*sau đó VSV (vi sinh vật) bắt đầu hoạt động! chúng sẽ làm thay đổi vật chất cấu tạo cơ và làm cơ mềm ra (trong quá trình này có tỏa 1 ít nhiệt)

nếu trong lúc xác cứng mà xoa bóp thì chẳng khác nào xoa bóp quả cà chua! cơ sẽ bị dập nát. vì thế, cơ mềm ra. nhưng trạng thái mềm này khác hẳn trạng thái lúc cơ sống. "bủng beo" có lẽ là từ tốt để diễn tả trạng thái này.
 
Cái này bạn có thể tham khảo trong cuốn Phong tục Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc và hỏi những người lớn tuổi chắc họ biết
 
Thực ra khi cơ thể chết đi mà lượng ATP cũng mất hết thì không thể xoa bóp mà giãn cơ ra được vì đầu myosin dính chặt vào actin không lôi ra được nữa. Ở trạng thái nào lúc chết thì sẽ ở trạng thái ấy (người chết được một vài giờ rôi).
 
làm sao mà lại tham khảo cuốn Phong tục Việt Nam. được ạ? lại còn ?hỏi cả ng` lớn tuổi nữa!
nếu làm theo cách này bạn có thể có những câu chuyện cổ tích giả tưởng thôi!

anh Drosophilia cho em hỏi myosin actin là gì ? sao ng` trong sinhhocvietnam.com ta chẳng ai thèm dùng tiếng việt nam cho glass nhờ! ? ?

? ? ? ? >< his his
 
zlàm sao mà lại tham khảo cuốn Phong tục Việt Nam. được ạ? lại còn ?hỏi cả ng` lớn tuổi nữa!
nếu làm theo cách này bạn có thể có những câu chuyện cổ tích giả tưởng thôi!

Tôi không nghiên cứu vấn đề này, cũng chưa đọc bài báo khoa học nào nói về vấn đề này mà chỉ đọc nó trong cuốn phong tục Việt Nam người ta nói thế, tôi thấy cũng có lý và nhại lại như vậy.

Tôi nói hỏi người lớn tuổi (vì glass cho rằng không có việc mèo nhảy qua thì người chết ngồi dậy) vì họ biết những chuyện kể trên là có thật hay không. Bạn chưa nhìn thấy nhưng một người lớn tuổi có thể đã nhìn thấy. Trừ khi bạn cho rằng những việc do chính ống bà chú bác nhìn thấy là chuyện cổ tích giả tưởng?
 
glass said:
làm sao mà lại tham khảo cuốn Phong tục Việt Nam. được ạ? lại còn  hỏi cả ng` lớn tuổi nữa!
nếu làm theo cách này bạn có thể có những câu chuyện cổ tích giả tưởng thôi!

anh Drosophilia cho em hỏi myosin actin là gì ? sao ng` trong sinhhocvietnam.com ta chẳng ai thèm dùng tiếng việt nam cho glass nhờ!    

        >< his his


Nó là tên riêng của hai protein trong tế bào. làm sao mà dịch

Tên bạn là Tí là Tèo thì dịch sang tiếng Anh là gì

Rồi Peter và Mary thì dịch sang tiếng Việt ra sao?
 
các cái tên peter và mary, tí và tèo glass dịch được anh cho glass cái gì nào? chúng là những ngôn ngữ cổ, nếu chuyển qua cách dùng từ hiện đại là dịch đuợc thôi!

glass cũng xin lỗi vì glass không biết 2 cái đó là tên protein :)? ), glass mới lớp 12 à anh ơi!!^^ :D
 
:oops:
Nguyên nhân là do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút (nguồn điện dương có thể xuất phát từ con mèo, từ người sống, ánh sáng mặt trời... đều có thể làm người chết ngồi bật dậy).
Cái nguyên nhân này thì em nghe rùi nhưng không hiễu tại sao khi người chết lại tích tụ điện tích âm , cũng như mèo đen có thể tích một điện tích dương đủ mạnh để lôi người chết bậc dậy sao? mà không lại là mèo trắng nhỉ .
?
Nhắn bạn Glass: hai protein myosin và actin là hệ thống vi sợi trong các bó cơ , cái này hình như được nói đến ở chương trình phổ thông rồi đấy . Còn nếu các bạn có quan tâm vai trò trong sự co cơ của chúng thì tham khảo trước cuốn sinh lí động rồi trao đổi nha . BẦng tăng cũng về ôn lại bài đã
 
Cái nguyên nhân này thì em nghe rùi nhưng không hiễu tại sao khi người chết lại tích tụ điện tích âm , cũng như mèo đen có thể tích một điện tích dương đủ mạnh để lôi người chết bậc dậy sao? mà không lại là mèo trắng nhỉ .

nhìn chung xác chết chẳng có 1 điện tích nào cả, trừ lúc bị phân hủy nó có 1 tí điện tích dương (rất nhỏ, không đáng kể)
còn con mèo thì có khả năng đã cọ vào 1 vật gì đó nên lông nó có điện tích, con mèo nào chẳng hay cọ lưng vào tường! không phân biệt mèo trắng hay mèo đen, cũng không nhất thiết phải có mèo mới được, chỉ cần 1 nguồn điện là đủ.
phản ứng co cơ ở xác vừa mới chết không phải do 2 điện tích điểm hút nhau, mà do 1 đặc tính của tế bào cơ là sẽ co lại khi bị 1 dòng điện đủ mạnh chạy qua.

?
Nhắn bạn Glass: hai protein myosin và actin là hệ thống vi sợi trong các bó cơ , cái này hình như được nói đến ở chương trình phổ thông rồi đấy . Còn nếu các bạn có quan tâm vai trò trong sự co cơ của chúng thì tham khảo trước cuốn sinh lí động rồi trao đổi nha . BẦng tăng cũng về ôn lại bài đã
glass coi rồi, sách nói nó giống như 1 cọng dây thun có khả năng co giãn và bắc dọc theo chiều dài tế bào cơ từ đầu này sang đầu khác

điều làm glass "ngu" lúc này là người ta còn nói tế bào cơ có ...rất nhiều nhân! lấy đâu ra 1 tế bào mà có tới cả chục nhân thế?
các anh các chị giúp glass đi!!!
 
theo mình được biết thì tế bào cơ vân có rất nhiều nhân, năm trước mình đã được diện kiến và vẽ chúng trong giờ thực tập rùi ?,còn mấy thằng tế bào cơ khác có nhiều nhân không nhỉ 8O
Bạn glass nói rằng con mèo tích điện do chạy , hahah , cho bầng tăng có ý kiến chỗ này , thử hỏi khi bầng tăng lỡ đi xe nhanh trên một đoạn đường dài đến thăm một người chết , người ấy có bật dậy ngồi nói chuyện với bần tăng không nhỉ , nguyên nhân mèo đen nhiễm điện do cọ xát mình nghĩ không ổn đâu. Bác nào có biết nguyên nhân xác thực hơn thì mách giúp đi .
 
glass coi rồi, sách nói nó giống như 1 cọng dây thun có khả năng co giãn và bắc dọc theo chiều dài tế bào cơ từ đầu này sang đầu khác

mình có thể giúp glass hiểu được phần nào về hiện tượng co cơ :
?Bạn biết đấy , tất cả mọi chức năng hoạt động của cơ thể đều căn cứ vào hoạt động của cơ , người ta chia thành ba loại cơ chính( ở người và động vật có xương sống ): ?
-cơ trơn cấu ?tạo nên các nội quan như : dạ dày , ruột , ..
- cơ tim có ở tim
-Cơ xương hay là cơ vân là loaị cơ có tỉ lệ lớn nhất trong ba loại cơ , chịu sự điều khiển có ý thức từ vỏ não , là cơ hoạt động nhanh và thích hợp với mọi hoạt động của cơ thể đáp ứng với môi trường .
?Đến đây glass có thể tự trả lời cho mình tại sao tế bào cơ vân có nhiều nhân rồi chứ .
?Còn vấn đề nữa: ? ?
phản ứng co cơ ở xác vừa mới chết không phải do 2 điện tích điểm hút nhau, mà do 1 đặc tính của tế bào cơ là sẽ co lại khi bị 1 dòng điện đủ mạnh chạy qua.
Hi , lúc này cơ còn sông hay đã chết , còn sự điều khiển của trung ương thần kinh nữa không mà đòi co , phản xạ không điều kiện à?
? ?Hoạt động co cơ :
?sự co cơ là một hoạt động của cơ thể đáp trả lại kích thích , tức là có sự tham gia của hệ thống dẫn truyền thần kinh , khi cơ co thì myosin và actin không thu ngắn lại như cọng dây thun đâu mà sẽ trượt lên nhau , các sợi actin chui sau hơn vào giữa các sợi myosin vì vậy bó cơ sẽ thu ngắn lại .
?NGuyên nhân của sự trượt này là sự tác động hóa học tương hổ giữa actin và myosin với sự có mặt của ion Ca2+ và ATP . Ngoài ra còn có sự tham gia của các ?protein khác như: Troponin , Tropomyosin .
 
Temuba nên khai báo nhân thân rõ ràng để những bài của em kô bị khóa hay xoá đi một cách lãng phí.


01-

Cơ xương hay là cơ vân là loaị cơ có tỉ lệ lớn nhất trong ba loại cơ , chịu sự điều khiển có ý thức từ vỏ não , là cơ hoạt động nhanh và thích hợp với mọi hoạt động của cơ thể đáp ứng với môi trường .
Đến đây glass có thể tự trả lời cho mình tại sao tế bào cơ vân có nhiều nhân rồi chứ .

Thế em thử giải thích coi tại sao nó có nhiều nhân???

02-

"Hi , lúc này cơ còn sông hay đã chết , còn sự điều khiển của trung ương thần kinh nữa không mà đòi co , phản xạ không điều kiện à?"

Em đã làm bài thí nghiệm "Điện sinh học" chưa, năm 1 cũng có mà năm 3 cũng có. Cắt đùi ếch, lấy bắp cơ và đây thần kinh (gọi là thần kinh - cơ), sau đó kích thích bằng cách lấy 1 lắt cơ đặt ngang qua dây thần kinh - cơ vẫn co. Nếu em đã làm qua bài này rồi thì tui kô cần mô tả chi tiết; còn nếu em chưa làm thì từ từ em sẽ làm.

nếu em chưa làm thì vài bữa nữa khi em làm bài thí nghiệm này, em sẽ phải chạy lên đây chỉnh sửa lại phát biểu của em.

CÒn nếu em đã làm rồi thì ... lạ thật, sao lại phát biểu như thế.
 
To: Trần Hoàng Dũng.

Hình như em nhớ không nhằm là hạn cuối là 26/11 , vậy còn thời gian mà. À , sẵn đây cho em hỏi : em chụp cái thể SV cóp vào mày rùi nhưng X- Copy vào Yahoomail không được , hì , trình độ mạng của em tệ thế đấy , mách nước cho em đi .

Lâu nay  lubu wa ít lên mạng , cho phép em trả lời mấy vân đề anh đặt ra nha:

Thứ nhất: 3 loại mô cơ trên đều cấu tạo từ một loại tế bào - tế bào cơ , tùy theo nhiệm vụ mà chúng có nhiều nhân hay ít nhân, chứ không phải có 3 loại tế bào cơ, điều này em mới hỏi thầy nên đính chính lại .

Còn vấn đề tại sao tế bào cơ có nhiều nhân?chúng ta có thể hiểu một cách khái quát rằng : bản thân cơ , ở đây là cơ xương hoạt động rất nhiều do phải đáp ứng hầu như toàn bộ các kích thích từ môi trường , nếu chỉ có 1 cái CPU thử hỏi anh có thể cùng lúc làm một đống việc từ trên giao xuống cũng như từ dưới giao lên không . Còn một giả thiết nữa là ,các tế bào cơ này đang trong quá trình tiến hóa , các tế bào liên kết với nhau để cùng đảm nhận chức phận , màng của chúng đã hòa lẫn rồi như nhân chưa bị tiêu biến để thống nhất để lại một, đến nay vẫn còn nhiều nhân .

Hi , xin lỗi bác THD là em đang học năm 3 mới học TTSLDV lần ..hai. Bác cho em hỏi lại thế này nhé :thật sự thí nghiệm điện Sinh học trong bài thực tập là khaỏ sát sự hoạt động của cơ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh hay do sự ảnh hưởng của điện thế màng? em khẳng định với bác sự co cơ mà ta khảo sát trong thí nghiệm là do ảnh hưởng của điện thế màng , một lát sau tế bào cơ sẽ chết , điện thế màng hai bên ( trong và ngoài) tế bào cơ sẽ trung hòa , nên cơ  không còn co nữa . Về điện thế màng nếu bà con thích thì chúng ta có thể trao đổi thêm .

Hi , lúc này cơ còn sông hay đã chết , còn sự điều khiển của trung ương thần kinh nữa không mà đòi co , phản xạ không điều kiện à?

Em không hiểu bác THD bảo em phải chỉnh lại câu này như thế nào , Hoạt động của cơ là sự co cơ , nó gồm phản xạ không điều kiện và có điều kiện , và chịu sự chi phối của hệ thần kinh, nếu giải thích theo cách là mèo đen tích điện dương làm người chết bật dậy thì (nếu có) em nghĩ là do điện thế màng mà thôi , vì hiện tượng này không bao giờ xảy ra đối với người chết đã lâu, tức là mọi tế bào cơ đã chết .

Hi , đang còn là Sv lại theo ngành Hóa sinh nên hiểu biết cũng có hạn , các bác làm ơn mách giúp , Đừng la em tội nghiệp8)
 
Do nội dung thảo luận có 2 phần nên tui tạm làm từng phần một.

Trước tiên là vụ "nhân tb cơ vân hay cơ xương"


a-
"bản thân cơ , ở đây là cơ xương hoạt động rất nhiều do phải đáp ứng hầu như toàn bộ các kích thích từ môi trường"
===) cần nhiều nhân

b-
"các tế bào cơ này đang trong quá trình tiến hóa , các tế bào liên kết với nhau để cùng đảm nhận chức phận , màng của chúng đã hòa lẫn rồi như nhân chưa bị tiêu biến để thống nhất để lại một, đến nay vẫn còn nhiều nhân "
===) cần nhiều nhân.


Em thử cân nhắc lại và chọn ra cái lý lẽ mà theo em là đúng nhất để giải thích tại sao tb cơ có nhiều nhân. Khi đó ta sẽ nói tiếp.

NGoài ra cái ý "tế bào cơ này đang trong quá trình tiến hóa " là ai nói em nghe hay em đọc từ đầu vậy?

Xong vụ tb nhân cơ xương t.a đi sang vụ co cơ


Tui rất không ưa cái kiểu, hở một chút là bảo "em đang học ngành A, nên kiến thức ngành B em kô biết". Không biết thì đừng tranh luận. Đem sở đoản của mình ra đấu với người ta, thắng thì khoe "Đó là tui học ngành A nói chuyện ngành B mà còn vậy, chứ nói đúng chuyên ngành của tui thì phải biết". Còn thua thì "ờ thì tui học ngành A mà làm sao  bằng ngành B". Kiến thức là chung. Ai học ai nắm thì sẽ biết, không học không nắm thì sẽ không biết.
 
Em xin lỗi tiền bối THD vì nhìn " chữ nghiên cứu sinh " thì em biết ít nhất anh cũng là cấp thầy em rôì.
?Dụ nhân tế bào cơ , em xin nhắc lại đó là giả thiết , và người đã nói với ?em là thầy Phan kim Ngọc , lab C , KHTN HCM , không biết những gì em nói có đủ hết ý của thầy chưa , nhưng đảm bảo là không ngược ý của thầy , Nếu tiền bối cần trao đổi voiứ thầy em sẽ xin thầy cung cấp email cho tiền bối .
Tui rất không ưa cái kiểu, hở một chút là bảo "em đang học ngành A, nên kiến thức ngành B em kô biết". Không biết thì đừng tranh luận. Đem sở đoản của mình ra đấu với người ta, thắng thì khoe "Đó là tui học ngành A nói chuyện ngành B mà còn vậy, chứ nói đúng chuyên ngành của tui thì phải biết". Còn thua thì "ờ thì tui học ngành A mà làm sao ?bằng ngành B". Kiến thức là chung. Ai học ai nắm thì sẽ biết, không học không nắm thì sẽ không biết.
?Đáng thất vọng là một tiền bối như THD mà phát biểu câu này , em biết những kiến thức em cóp nhặt được không hẳn đã đúng hoàn toàn , nhưng em tin tưởng những gì em có , em muốn học hỏi , và không biện hộ cho cái sai của mình , sai thì có gì phải sợ chứ ....
?Mong tiền bối THD hãy tôn trọng hậu thế của mình . thanks .
? ?Và còn mong tiền bối có thể trao đổi tiếp ván đề tại sao các tế bào cơ lại bị đẩy ra sát màng tế bào , điều này em đã hỏi thầy rồi , nhưng em thấy chưa thỏa đáng lắm nên cần trao đổi thêm .
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top