Cơ chế đóng mở khí khổng?

Chiecbong12

Junior Member
Em đang học về phần sinh lí thực vật, nhưng ở phần cơ chế đóng mở khí khổng (Đóng thủy chủ động/bị động, mở quang chủ động/bị động) thì em còn nhiều thắc mắc và chưa hiểu kĩ. Mong các bác giảng lại giúp em. Xin cám ơn trước nhé  :p
 
RRe : CƠ CHẾ ĐÓNG MỞ KHÍ KHỔNG:

Cơ chế đóng mở khí khổng tuy đã được nghiên cứu hàng trăm năm nay nhưng các nhà khoa học vẫn không dám chắc vào một cơ chế nào cả. Họ chỉ thống nhất rằng sự đóng mở này liên quan tới việc trương nước cảu tế bào đóng. Nhưng sự thay đổi độ trương nước của tế bào đóng lại đang có rất nhiều tranh cãi.
Còn các phản ứng kia thì:
- MỞ Quang chủ động : Đó là hiện tượng mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm sau khi Mặt Trời mọc hoặc khi chuyển cây từ tối ra sáng.
- Phản ứng đóng thủy chủ động: trong thời điểm cây bị mất nước mạnh như buổi trưa… thì nó sẽ tự động đóng khí khổng lại để tránh mất nước.
- Phản ứng đóng và mở thủy bị động thuỷ bị động: khi tế bào hút được rất nhiều nước (bão hoà nước) như sau khi mưa thì các tế bào biểu bì trương nước sẽ đè lên các tế bào đóng, làm cho khí khống đóng lai. Và ngược lại, khi nước mất đi thì chúng không trương nước, không đè nên tế bào đóng thì sẽ mở
Bạn nên tham khảo sách Vũ Văn Vụ - Vũ Thanh Tâm – Hoàn Minh Tấn. Sinh lý học Thực vật.
Nếu không, bạn có thể liên hệ với tôi
tại địa chỉ tranvaluu@gmail.com
 
em đọc sách thấy là ?mặt dưới của lá thì có rất nhiều khí khẩu, tại sao lại như vậy? sao khí khẩu lại hầu như ít tập trung ở bề mặt trên của lá
 
Đối với cây hai lá mầm khí khổng tập trung ở dưới mặt lá nhờ đó mà nó sẻ giảm bớt được sự thoàt hơi nước.Còn đối với cây ?một lá mầm sự phân bố của khí khổng lại gần như đồng đều ở cả hai mặt của lá .Có sự khác nhau như vậy theo mình ?là do ở cây một lá mầm do đặc điểm của thân và rể có khả năng hút được nhiều nước hơn so với cây hai lá mầm đồng thời do phần lớn thực vật một lá mầm nhận được ánh sáng khá mạnh ở cả hai mặt của lá do sự sắp xếp của nó trên cây nên quá trình quang hợp diễn ra mạnh cần nhiều khí CO2 ?do đó sự phân bố khí khổng ở hai mặt là một đặc điểm tốt của nó.
 
bạn có thể giải thích cho mình tại sao :" Lá cây một lá mầm thường dày hơn hai lá mầm, khả năng kiểm soát đóng mở khí khổng tốt hơn "được không ?cảm ơn bạn nhiều .
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top