Kiến thức tóm tắt chương BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

duonghoang

Senior Member
CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ



I. các bằng chứng tiến hoá

1. Bằng chứng giải phẫu so sánh:

a) Cơ quan tương đồng:

- Các cơ quan ở các loài khác nhau cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này giữ các chức năng khác nhau.

b) Cơ quan tương tự:

- Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ cùng một ngồn gốc.

2. Bằng chứng phôi sinh học:

a) Quá trình phát triển của phôi:

- ở các loài động vật có xương sống ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau nhưng lại có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau.

- Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển của phôi của chúng càng giống nhau và ngược lại.

b) Kết luận: Dựa vào quá trình phát triển của phôi là một trong các cơ sở để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài.

3. Bằng chứng địa lý sinh vật học:

a) Đặc điểm:

- Các cá thể cùng loài có cùng khu phân bố địa lý. Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do sống trong những môi trường giống nhau.

b) Nguyên nhân:

- Sự gần gũi về mặt địa lý giúp các loài dễ phát tán các loài con cháu của mình.

4. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:

- Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin...chứng tỏ chúng tiến hoá từ một tổ tiên chung.

- Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các Nu của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ giữa các loài.



HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ LAMC VÀ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ ĐACUYN



I. Học thuyết tiến hoá Lamac

1. Nội dung học thuyết

- Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.

- Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ loài tổ tiên ban đầu.

2. Cơ chế tiến hoá

- Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

- Từ một loài ban đầu do môi trường sống thay đổi theo nhiều hướng khác nhau và các sinh vật ở mỗi hướng biến đổi để phù hợp với môi trường sống qua thời gian hình thành loài mới

3. Hạn chế

- Lamac chưa phân biệt được biến di truyền và biến dị không di truyền.

- Trong quá trình tiến hoá sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.

- Trong quá trình tiến hoá không có loài nào đào thải mà chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khác

II. Học thuyết tiến hóa Đacuyn

1. Nội dung chính

a) Quần thể sinh vật:

- Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.

- Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng thành.

b) Biến dị:

- Các cá thể sinh ra trong cùng một lứa có sự sai khác nhau (biến dị cá thể) và các biến dị này có thể di truyền được cho đời sau.

- Tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

c) Chọn lọc:

- Chọn lọc tự nhiên: giữ lại những cá thể thích nghi hơn với môi trường sống và đào thải những cá thể kém thích nghi.

- Chọn lọc nhân tạo: giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu của con người và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn đồng thời có thể chủ động tạo ra các sinh vật có các biến dị mong muốn.

d) Nguồn gốc các loài: Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.

2. Ý nghĩa của học thuyết Đacuyn

- Nêu lên được nguồn gốc các loài.

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới.

- Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng qua đó tác động lên quần thể.

Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT

dac diem co ban cua chon loc tu nhien va chon loc nhan tao.JPG




HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP


I. Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hóa

1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn

- Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).

- Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc → hình thành loài mới.

- Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ, trong phạm vi một loài.

- Thực chất tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải qua hàng triệu năm , làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như : chi , họ , bộ , lớp , ngành.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền ( BDDT ) và do di nhập gen.

- Biến dị di truyền + Biến dị đột biến ( biến dị sơ cấp )

+ Biến dị tổ hợp ( biến dị thứ cấp )

II. Các nhân tố tiến hoá

1. Đột biến

- Đột biên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể → là nhân tố tiến hoá.

- Đột biến đối với từng gen là nhỏ từ 10-6 – 10-4 nhưng trong cơ thể có nhiều gen nên tần số đột biền về một gen nào đó lại rất lớn.

- Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

2. Di - nhập gen.

- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.

- Di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

3. Chọn lọc tự nhiên ( CLTN ).

- CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, tần số alen của quần thể.

- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá. CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng.

- Tốc độ thay tần số alen tuỳ thuộc vào

+ Chọn lọc chống gen trội.

+ Chọn lọc chống gen lặn.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên.

- Làm thay đổi tần số alen theo một hướng không xác định.

- Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ

5. Giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối).

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp.

- Giao phối không ngẫu nhiên cũng là một nhân tố tiến hoá.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.



QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I/ Khái niệm đặc điểm thích nghi

1. Khái niệm: Các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng.

2. Đặc điểm của quần thể thích nghi

- Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác

II/ Quá trình hình thành quần thể thích nghi

1. Quá trình hình thành quần thể thích nghi: là quá trình làm tăng dần số lượng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi và nếu môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì khả năng thích nghi sẽ không ngừng được hoàn thiện. Quá trình này phụ thuộc vào quá trình phát sinh đột biến và tích luỹ đột biến; quá trình sinh sản; áp lực CLTN.

2. Vai trò của CLTN:

CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia qui định các đặc điểm thích nghi.

III. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi:

- Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.

- Vì vậy không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.



LOÀI

I.Khái niệm loài sinh học.

1.Khái niệm: Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

2. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài

- Tiêu chuẩn hình thái

-Tiêu chuẩn hoá sinh

-Tiêu chuẩn cách li sinh sản

Để phân biệt hai quần thể thuộc hai loài khác nhau hay cùng một loài sử dụng têu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất. Trường hợp hai quần thể có đặc điểm hình thái giống nhau, cùng sống trong khu vực địa lí. Không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ thuộc hai quần thể đó thuộc hai loài khác nhau.

II.Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

1. Khái niệm:

-Cơ chế cách li là chướng ngại vật làm cho các sinh vật cách li nhau

-Cách li sinh sản là các trở ngại (trên cơ thể sinh vật ) sinh học ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này cùng sống một chỗ

2. Các hình thức cách li sinh sản

cac hinh thuc cach ly sinh san.JPG
 
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I. Hình thành loài khác khu vực địa lý.

- Vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới.

+ Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách ly và không thể giao phối với nhau.

+ Các ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa tạo ra.

- Do các quần thể được sống cách biệt trong nhưng khu vực địa lý khác nhau nên chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách ly sinh sản thì loài mới được hình thành.

II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí :

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái :

a. Hình thành loài bằng cách li tập tính:

Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.Lâu dần , sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái:

Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá



TIẾN HÓA LỚN

1. Khái niệm tiến hoá lớn :

Là quá trình biến đổi trên qui mô lớn , trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.

2. Đối tượng nghiên cứu :

- Hoá thạch

- Phân loại sinh giới thành các đơn vị dựa vào mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái , hoá sinh , sinh học phân tử.

3. Đặc điểm về sự tiến hoá của sinh giới :

- Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô cùng đa dạng.

- Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại :

Loài - Chi - Họ - Bộ - Lớp - Ngành - Giới.

- Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau.

- Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp - Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top