Nhân đôi DNA.

quyeta5cvp

Senior Member
Các anh chị ơi giúp em với. Hum trước cô giáo em cho câu hỏi là so sánh mạch gián đoạn và mạch liên tục trong sao chép DNA ở eukaryote, có một đáp án là tổng hợp đoạn liên tục không có tham gia của lygase còn ở mạch gián đoạn thì có, em không đồng ý với ý kiến này vì đoạn mồi ribonu của mạch tổng hợp liên tục được DNA-pol 1 cắt và thay thế bằng đoạn nu nhờ hoạt tính exonuclease 3'-5' lấy đầu 3'OH của đoạn okazaki đầu tiên của chạc sao chép đối diện thuộc cùng đơn vị sao chép để lấp kín chỗ hổng khi loại bỏ đoạn mồi. Khi DNA-pol1 đã thay thế hoàn toàn đoạn mồi thì còn 1 liên kết phosphodieste cần được hình thành giữa đoạn mà DNA-pol1 vừa tổng hợp (nay đã thuộc vào đoạn okazaki) và mạch mới tổng hợp liên tục. Như vậy khi lygase thực hiện tạo liên kết phosphodieste này nghĩa là hình thành liên kết giữa mạch tổng hợp liên tục của chạc sao chép này với mạch gián đoạn của chạc sao chép đối diện (thuộc cùng 1 đơn vị sao chép), vậy thì lygase ở đây không thể khẳng định là hoạt động trên mạch liên tục hay gián đoạn (vì nó ở giữa 2 mạch)....Các anh chị cho ý kiến nhé!!!!!!1(y)
 

Mình thì chưa được học kĩ như bạn vì ngay ở trong nhiều sách cũng không nói kĩ về vấn đề sao chép ở Eu( họ nói là :còn nhiều điều chưa đc biết rõ).
Nhưng như bạn nói thì mình cũng đồng tình với bạn.Tuy nhiên chỗ hoạt tính exonuclease của pol1 thì phải sửa lại là hoạt tính 5'-3' mới đúng chứ?
Nhân đây cho mình hỏi:
-ở Prokaryote, đoạn mồi duy nhất của mạch liên tục bị cắt bỏ và thay thế bởi enzym gì vậy?
-Các loại Pol đều chỉ cần nhóm 0H hay phải là bắt buộc phải là nhóm 3'0H?mới khởi động được.Thực ra mình cũng chưa rõ nhóm 0H nó đóng vai trò điểm bám thôi hay là còn vai trò gì khác nữa. :hum::)
 
Có lẽ bạn nhầm rùi. Hoạt tính exonuclease của DNA-pol 1 phải là 3'-5'. DNA-pol 1 ở vị trí này chỉ có hoạt tính 3'-5' nên chúng cần đầu 3'OH của đoạn okazaki thuộc chạc sao chép đối diện thuộc cùng một đơn vị sao chép. Chính vì nó cần đầu 3'OH nên ở 2 đầu của DNA (eukaryote) có hiện tượng đoạn mồi bị loại bỏ nhưng không được thay thế, nói như bạn DNA-pol 1 trường hợp này có hoạt tính 5'-3' thì các đoạn mồi ở đầu phân tử đã được thay thế bằng đoạn polinu nhờ DNA-pol 1 rồi. Và chỉ có telomerase mới có thể tổng hợp đoạn polinu bổ sung.
Còn câu hỏi của bạn tớ trả lời như sau:
- Đoạn mồi duy nhất của mạch liên tục ở prokaryote được cắt bỏ và thay thế bằng DNA-pol 1
- Vì các nu trên DNA liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị giữa vị trí 3'OH của đường và 5'P của H3PO4 nên khi mạch polinu hở thì đầu hở có thể là 3'OH hoặc 5'P, nhưng nếu đã là 3'OH thì vị trí OH hở ra luôn là vị trí 3' chứ không thể ở các vị trí khác, vì thế nó luôn là 3'OH.
Còn vai trò của nhóm 3'OH theo mình nghĩ là điểm bám, điểm nhận biết và định hướng chiều di chuyển của DNA-pol.
Thực ra thì câu hỏi của tớ chẳng có sách nào nói hết, ngay cả Campbell cũng không nói đến.
Mọi người tham khảo và cho thêm ý kiến nhé....................
 
Các anh chị ơi giúp em với. Hum trước cô giáo em cho câu hỏi là so sánh mạch gián đoạn và mạch liên tục trong sao chép DNA ở eukaryote, có một đáp án là tổng hợp đoạn liên tục không có tham gia của lygase còn ở mạch gián đoạn thì có, em không đồng ý với ý kiến này vì đoạn mồi ribonu của mạch tổng hợp liên tục được DNA-pol 1 cắt và thay thế bằng đoạn nu nhờ hoạt tính exonuclease 3'-5' lấy đầu 3'OH của đoạn okazaki đầu tiên của chạc sao chép đối diện thuộc cùng đơn vị sao chép để lấp kín chỗ hổng khi loại bỏ đoạn mồi. Khi DNA-pol1 đã thay thế hoàn toàn đoạn mồi thì còn 1 liên kết phosphodieste cần được hình thành giữa đoạn mà DNA-pol1 vừa tổng hợp (nay đã thuộc vào đoạn okazaki) và mạch mới tổng hợp liên tục. Như vậy khi lygase thực hiện tạo liên kết phosphodieste này nghĩa là hình thành liên kết giữa mạch tổng hợp liên tục của chạc sao chép này với mạch gián đoạn của chạc sao chép đối diện (thuộc cùng 1 đơn vị sao chép), vậy thì lygase ở đây không thể khẳng định là hoạt động trên mạch liên tục hay gián đoạn (vì nó ở giữa 2 mạch)....Các anh chị cho ý kiến nhé!!!!!!1(y)
um, chắc thế.đoạn mồi của mạch liên tục->cũng cần lygase. mấy bài so sánh này nhảm lắm, kệ nó đi ^^!
 
DNA-pol 1 ở vị trí này chỉ có hoạt tính 3'-5' nên chúng cần đầu 3'OH của đoạn okazaki thuộc chạc sao chép đối diện thuộc cùng một đơn vị sao chép. Chính vì nó cần đầu 3'OH nên ở 2 đầu của DNA (eukaryote) có hiện tượng đoạn mồi bị loại bỏ nhưng không được thay thế, nói như bạn DNA-pol 1 trường hợp này có hoạt tính 5'-3' thì các đoạn mồi ở đầu phân tử đã được thay thế bằng đoạn polinu nhờ DNA-pol 1 rồi. Và chỉ có telomerase mới có thể tổng hợp đoạn polinu bổ sung.

- Đoạn bạn nói tớ chưa hiểu được nhưng sẽ nghĩ lại sau.
Nói thực là phần này tớ cũng chưa có thời gian học kĩ lắm và môn này bọn tớ cũng học xong mất rồi, hơn nữa thầy dạy bọn tớ cũng không giỏi vì đã có lần tớ hỏi mà thầy không trả lời được.Bạn học kĩ như thế này thì thật là tốt.Nếu không có đkiện du học thì cố gắng làm quen nhiều người giỏi mà trao đổi và trau dồi tiếng anh để đọc tài liệu vì tài liệu tiếng việt chảng có gì cả.
Mình vẫn nghĩ rằng hoạt tính nuclease của pol1 trong trường hợp này phải là 5’-3’ chứ.Nếu nó bám vào nhóm 3’0H của nucleotide cuối cùng của đoạn Okazaki đầu tiên thuộc chạc sao chép đối diện của cùng 1 đvị sao chép mà thể hiện hoạt tính 3’-5’ thì sẽ là tiến vào phía trong đoạn okazaki thứ nhất ấy à? Còn nếu thể hiện htính 5’-3’ thì sẽ là tiến về phía đoạn mồi của mạch liên tục thuộc chạc sao chép kia, như vậy nó mới thay thế đoạn mồi và để lại 1 khe hở như bạn đã nói hồi đầu được chứ nhỉ?
Vả lại, ở Eu thì tớ chưa thấy sách nào nói nhưng ở Provà cụ thể là E.coli có nói là Pol 1 có cả 2 hoạt tính exonuclease 3’-5’ và 5’-3’.Còn pol3 thì chỉ có exonuclease 3’-5’ thôi. Hoạt tính 5’-3’ còn được gọi là chức năng đọc mã qua khe Okazaki.Bạn có thể tìm ở quyển Cơ sở di truyền học phân tử và tế bào của Đinh Đoàn Long của NXB ĐHQG HN.
Đoạn bạn nói mình chưa hiểu được nhưng sẽ thử nghĩ lại sau.
-Nếu đoạn mồi duy nhất của mạch liên tục của prokaryote được cắt bỏ và thay thế bởi Pol 1 thì Pol 1 bám vào nhóm 3’0H nào nhỉ? nếu nó bám vào nhóm 3’0H của mạch khuôn( của mạch liên tục) thì sao nhỉ?
-Mình băn khoăn về cấu hình của pol 3 khi nó chỉ bám vào 3’0H mà không phải là 2’0H của ribonucleotit của RNA mồi.Chắc phải tìm tliệu nước ngoài mới có nói.
Thế còn nhóm 0H bất kì mà không phải của đường thì sao, hay là nó nhận biết đặc hiệu cả gốc đường nữa.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top