Nấm men dùng sản xuất bia có thể dùng để sản xuất rượu được không?

chào anh chị
Ạnh chị ơi nấm men dùng sản xuất bia có thể dùng để sản xuất rượu đeược không?
Anh chị nào biêt trả lời giúp em với nhé:botay:
 
chào anh chị
Ạnh chị ơi nấm men dùng sản xuất bia có thể dùng để sản xuất rượu đeược không?
Anh chị nào biêt trả lời giúp em với nhé:botay:

Nấm men sử dụng sản xuất bia không thể dùng sản xuất rượu được. Vì môi trường nuôi cấy men khác nhau và nồng độ chất dùng sản xuất chênh lệch nhau.
 
Nhưng chúng ta có thể biến đổi gen để nấm men thích nghi trong điều mới? Bạn nghỉ thế có được không:please:
 
Nhưng chúng ta có thể biến đổi gen để nấm men thích nghi trong điều mới? Bạn nghỉ thế có được không:please:
Tôi nghĩ là việc biến đổi gen là thiếu khả quan vì sẽ rất khó và có thể rất mất thời gian. Chi bằng cái nào ra cái đó thì dễ dàng hơn và không tốn kém
 
cám ơn bạn nhiều nhé.Mà bạn có tài liệu nào nói về cái này share cho minh với. mình cần lắm (y)(y)
 
cám ơn bạn nhiều nhé.Mà bạn có tài liệu nào nói về cái này share cho minh với. mình cần lắm (y)(y)
Thí nghiệm khả năng lên men của các loại đường
Trong thí nghiệm này người ta thường sử dụng môi trường nước chiết giá đậu hay môi trường chiết nấm men 0,5%.

- Cách làm môi trường nước chiết giá đậu: cân 200g giá đậu thêm 1000ml nước. Đun sôi 30 phút. Lọc lấy dịch trong rồi thêm nước cho đủ 1000ml.

- Cách làm môi trường nước chiết nấm men: cân 200g men bia ép (hay 100g men bia khô) thêm 1000ml nước. Hấp bằng nồi hấp áp lực trong 15 phút ở nhiệt độ 1200C. Lọc nóng qua nhiều lớp giấy lọc. Lại lọc nguội tới trong. Thêm nước cho đủ 1000ml. Cũng có thể dùng cao nấm men với nồng độ sử dụng là 0,5%.

Cách tiến hành:

- Sử dụng ống nghiệm có kích thước 180 x16 mm. Đặt ngược một ống Durham (50x6mm) (miệng của ống Durham chạm đáy ống nghiệm).

- Phân 10-15ml môi trường cơ sở (0,5% cao nấm men) và chứa từng nguồn đường khác nhau, ở nồng độ 50mM (tương đương 1%) riêng với rafinoza 100mM (tương đương 2%). Riêng ống kiểm tra là không có một nguồn đường nào. ống đối chứng là D-glucoza. Các ống nghiệm chứa môi trường được khử trùng sau đó cấy vào 100μl (khoảng 2 giọt) dung dịch huyền phù nấm men có mật độ 107 tế bào/ml, để 250C sau một tuần.

- Quan sát việc tạo CO2 ở đáy ống Durham để biết nấm men có hay không có khả năng lên men từng nguồn đường. Có nấm men chỉ có thể phát triển ở bề mặt dịch huyền phù và chúng có khả năng đồng hoá các nguồn đường này.

- Chú ý: Theo phương pháp này một số trường hợp CO2 tạo ra thấp phải xác định bằng điện cực CO2 hay dùng áp kế Warburg. Trong điều kiện có quá ít lượng đường dùng làm thí nghiệm còn có thể hút môi trường chứa đường (và cấy nấm men) vào những micropipet (hút đến 1/10ml). Đầu pipet sau đó được gắn bằng vaselin (đã trộn thêm với một ít parafin). Nuôi cấy ở 25-300C và hằng ngày quan sát xem có bọt khí sinh ra hay không, mức môi trường bị đẩy ra xa nhiều hay ít. Các thí nghiệm được tiến hành đầu tiên bằng glucoza. Nếu nấm men có khả năng lên men glucoza thì hãy làm tiếp thí nghiệm với các loại đường khác. Mỗi ngày quan sát kết quả lên men một lần, quan sát trong 10 ngày liền.


Nấm men Rượu
Quy trình sản xuất: gạo ---> nấu chín ---> để nguội --> trộn bánh men ---> lên men --> rượu gạo
Giải thích qui trình:
[FONT=verdana,geneva]Nấu chín: gạo nguyên liệu được ngâm nhằm rửa sạch chất bẩn bám bên ngoài hạt, đồng thời làm cho hạt gạo mềm, trương nở giúp dễ dàng cho quá trình nấu. Sau khi để ráo, gạo được cho vào nồi, thêm nước và nấu chín. Lượng nước cho vào được tính toán sao cho cơm sau khi nấu không quá nhão cũng không bị sống. Tỉ lệ gạo nước khoảng 1:1 theo thể tích. [/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu.
[/FONT]http://www1.agu.edu.vn/elangviet/mvncms_upload/2008/0/12/content_1401/ruougao3.gif
ruougao3.gif

[FONT=verdana,geneva]Làm nguội: Cơm sau khi nấu chín được trãi đều trên một bề mặt phẳng để làm nguội xuống nhiệt độ thích hợp cho việc trộn bánh men rượu. Nhiệt độ cơm cao sẽ làm bánh men rất khó hoạt động. Bánh men rượu được trộn vào bằng cách bóp nhỏ, rắc đều lên bề mặt lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hướng dẫn trên từng loại men. Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp để bắt đầu quá trình lên men rượu.
[/FONT]
ruougao4.jpg

[FONT=verdana,geneva]Lên men: Lên men rượu là một quá trình lên men yếm khí (không có mặt của ô xy) diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa học và các quá trình vi sinh vật. Quá trình lên men diễn ra ở nhiệt độ thường, trong thời gian này có 3 quá trình diễn ra song song với những mức độ khác nhau. Trước tiên là quá trình tăng sinh khối nấm men. Quá trình đường hóa có sự phân cắt tinh bột thành đường nhờ men amylase và glucoamylase trong nấm mốc. Đường vừa tạo ra trở thành thức ăn để nấm men thực hiện quá trình lên men rượu. [/FONT]

[FONT=verdana,geneva]Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO2. CO2 sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế bào nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn.
[/FONT]http://www1.agu.edu.vn/elangviet/mvncms_upload/2008/0/12/content_1401/ruougao5.gif
ruougao5.gif
[FONT=verdana,geneva]Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào khối lên men với tỷ lệ nước:cơm khoảng 3:1, sau đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng 3 ngày nữa.
[/FONT]

[FONT=verdana,geneva]Chưng cất: Khi quá trình lên men kết thúc, ta tiến hành chưng cất để thu được rượu thành phẩm.
[/FONT]http://www1.agu.edu.vn/elangviet/mvncms_upload/2008/0/12/content_1401/ruougao6.gif
ruougao6.gif

[FONT=verdana,geneva]Quá trình chưng cất rượu nhằm tách hỗn hợp rượu và nước có nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thường, rượu sôi và bốc hơi ở 78oC, còn nước là 100oC. Khi chưng cất rượu được tách ra khỏi nước nhờ bay hơi dễ hơn nước. Quá trình chưng cất được tiến hành bằng cách đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên được dẫn qua ống dẫn và được làm lạnh bằng cách cho qua bồn nước để ngưng tụ rượu. Dung dịch rượu thu được trong suốt có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm dần theo thời gian chưng cất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ta có thể tiến hành pha trộn các loại rượu thu được ở các khoảng thời gian chưng cất khác nhau để tạo ra rượu có nồng độ cao thấp khác nhau.
[/FONT]

 
Tôi nghĩ là việc biến đổi gen là thiếu khả quan vì sẽ rất khó và có thể rất mất thời gian. Chi bằng cái nào ra cái đó thì dễ dàng hơn và không tốn kém
người ta ít sử dụng các loại vi sinh biến đổi gen trong sản xuất công nghiệp lắm, vì nguy cơ phục hồi lại đặc tính ban đầu (thoái hóa giống ) cao đó mà. nêu như trong một mẽ mà chỉ cần có một con bị phục hồi lại hoạt tính ban đầu thì ít lâu sau là mẻ đó đi tong à...
 
các bạn ơi cho hỏi, có cách nào nuôi trồng nấm men hay làm rươụ mà không cần bánh men không, nếu không tìm được bánh men để làm cảm ơn
v8ezxk.jpg
 
:???::???:Cách phân lập . Ban phải chuẩn bị môi trường ( là gạo đã nấu chín , để nguội ) sau đó đặt ra không khí tới ngày hôm sau thu lại và tiến hành phân lập các vi sinh vật thu các chủng Aspergillus ,Endomycopsis , nấm men Saccharomyces cerevisiae.
 
hi cho mình hỏi nấm mốc dùng để sx bia đc hok?:hum:theo m là ko nhưng ko bik chính xác ntn ? vì m đọc chỉ thấy ng ta dùng nấm men chìm để sx bia (y)(y)(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top