Cây thiếu Cu.......

quyeta5cvp

Senior Member
Các anh chị ơi cho em hỏi chút nhé :) . Em đọc trong quyển sách giáo khoa lớp 11 ban nâng cao bài dinh dưỡng khoáng thấy sách nói rằng thiếu Cu thì lá non sẽ có màu lục đậm. Em không hiểu lắm, nhờ các anh chị giảng hộ em với nhé..:mrgreen: thanhks mọi người trước nhé...:cool:
 
Không hiểu cơ chế mà khi thiếu Cu thì tại sao lá lại có màu xanh đậm. Nếu bạn biết thì giải thích hộ tớ nhé. thanks rất nhiều(y)
 
cái đó có thật không vậy, nghe lạ thật đó nha không biết sách có viết sai không nữa, thiếu cu thì sao mà lại có màu xanh đậm được chứ, cây thiếu cu thường có màu xanh sáng chứ, gân lá màu trắng lá rũ xuống chứ làm gì mà có màu xanh đậm được, màu xanh đậm trên cây chủ yếu do thừa đạm thôi.
 
cái đó có thật không vậy, nghe lạ thật đó nha không biết sách có viết sai không nữa, thiếu cu thì sao mà lại có màu xanh đậm được chứ, cây thiếu cu thường có màu xanh sáng chứ, gân lá màu trắng lá rũ xuống chứ làm gì mà có màu xanh đậm được, màu xanh đậm trên cây chủ yếu do thừa đạm thôi.
Bạn giải thích hộ tớ càng kỹ càng tốt nhé. Tớ không nghĩ ra cái gì liên quan đến Cu làm cho lá màu xanh nữa. Hihi:botay::xinkieu:
 
cái này thiệt sự tôi chưa thấy qua bao giờ, tôi được học rất nhiều về cây trồng cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của chúng nhưng chưa bao giờ thấy thiếu cu thì lá có màu xanh đậm nên cũng chẳng biết giải thích làm sao cả, với lại những gì liên quan đến cơ chế mà nhất là đối với những vấn đề về tự nhiên thì không phải lúc nào cũng giải thích được, thường thì người ta chú ý đến triệu chứng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó thôi, còn cơ chế về những lĩnh vực này không phải ai cũng nắm được. để nắm rõ cơ chế của một vấn đề đôi khi các nhà khoa học mất cả hàng triệu đô để làm mới xác định được. còn thiếu các nguyên tố khi nặng sẽ biều hiện ra bên ngoài vì khi đó cây không đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động của các cơ quan, chẳng hạn như là không tạo ra hay hình thanh rất nhiều diệp lục, việc thiếu hay thừa dẫn đến sự rối loạn sinh lý trong cây, và chúng biểu hiện ra khi bị nặng. còn làm sao mà thiếu thì lá cây có màu xanh đậm đối với cu thì tôi pótay. nhưng biểu hiện lá có màu xanh đậm thường thì lá chứa rất nhiều diệp lục, do sự dư thừa quá mức phân N hay một yếu tố nào đó, nói chung là thiếu hay thừa bất cứ chất nào và bị nặng thì sẽ có biểu hiện ra bên ngoài.
 
Thế thì thanks a nhé. Em cũng chẳng hiểu tại sao nữa. Bọn lớp em nó giải thích theo tương tác đối kháng giữa Cu với Fe. Chúng nó bảo rằng tương tác đối kháng giữa CU va Fe la khi Cu giảm thì Fe tăng, Fe tăng làm tăng quá trình tổng hợp diệp lục. Nhưng em không đồng ý do ko có tài liệu nào nói về tương tác đối kháng của Fe và Cu cả, với lại cái đối kháng này cũng không thấy thuyết phục lắm.:botay: Thanks a nhìu nhé. SAu này em còn hỏi thêm nhiều nữa trên diễn đàn, mong anh giúp đỡ nhé.:)
 
Các anh chị ơi em nghe được một cách lý giải như sau: Cu tham gia vào cấu tạo enzyme tổng hợp các sắc tố phụ trong lá,các sắc tố này bình thường sẽ khiến cho màu của diệp lục bị hạn chế 1 phần, khi thiếu Cu các sắc tố này được tổng hợp ít nên không hạn chế được sự biểu hiện màu của diệp lục dẫn đến lá cây có màu xanh lục. Nhưng vấn đề còn sót ở đây là lá màu tlục thường chỉ xảy ra ở các lá non. Các anh chị cho ý kiến nhé .Thanks các a chị trước nhé (y)
 
tìm được lời giải rùi à. Còn cái đó để mình giải thích cho vì sao khi thiếu cu thì chỉ sảy ra ở lá non? Đơn giản là vì cu là nguyên tố ít di động trong cây nên khi thiếu cây không thể huy động được ở các cơ quan khác, thương thì khoáng tham gia trong cấu tạo các protein, tham gia cấu trúc tế bào. chỗ nào thiếu thì biểu hiện ngay ở chỗ đó, còn với N thì ngược lại nó là nguyên tố linh hoạt nên di động được trong cây, khi thiếu thì nó sẽ huy động từ các lá già trước nên thấy xuất hiện ở các lá già, với cu thì sảy ra ở lá non:rose:
 
Ô. thì ra là vậy.:hum: thank bạn nhiều nhé. Lâu rùi không trả lưòi được câu này ức chế thật, bây giờ được giải đáp thoải mái quá. Thanks nhìu nha(y)
 
Bạn đọc thông tin nay có đúng ko vậy?
Đồng được cây hấp thụ với một lượng rất nhỏ. Sự hấp thụ Đồng phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của Zn và độ pH. Đồng không linh hoạt lắm trong cây, nhưng một phần có thể dịch chuyển từ lá già đến lá non. Hàm lượng Đồng vào khoảng 5-20 ppm trong tổng hàm khô.



Thiếu Đồng làm lá non vàng và dài. Thừa Đồng gây độc hại cho cây, đặ biệt trong môi trường axit
 


Tham gia ngày: Sep 2008
Bài gửi: 38
Thanks: 3
Thanked 1 Time in 1 Post
Downloads: 0
Uploads: 0


icon1.gif

Bạn đọc thông tin nay có đúng ko vậy?
Đồng được cây hấp thụ với một lượng rất nhỏ. Sự hấp thụ Đồng phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của Zn và độ pH. Đồng không linh hoạt lắm trong cây, nhưng một phần có thể dịch chuyển từ lá già đến lá non. Hàm lượng Đồng vào khoảng 5-20 ppm trong tổng hàm khô.



Thiếu Đồng làm lá non vàng và dài. Thừa Đồng gây độc hại cho cây, đặ biệt trong môi trường axit
__________________
Hãy nhìn lên phía trước và......mỉm cười:rose::rose::):)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top