Giúp em về kỹ thuật di truyền với!

quyeta5cvp

Senior Member
Em là học sinh THPT đang ôn thi HSG, hum trước em vừa ôn phần kỹ thuật di truyền, em có một câu hỏi thắc mắc, các anh chị giúp em với nhé. Cơ sở của quy trình tách dòng DNA là trên plasmit có các gen đánh dấu như gen kháng thuốc hoặc gen phát sáng, cái thằng ligase nó không nhận biết được trình tự nào của plasmit và của gen cần chuyển nên nó có thể gắn 2 đầu plasmit lại, vì thế có những tế bào tạo ra không chứa DNA tái tổ hợp. Nhưng khi tách dòng, nuôi cấy trong môi trường chứa thuốc kháng sinh chẳng hạn thì gen kháng thuốc nằm trên plasmit nên cả DNA tái tổ hợp và thể truyền là plasmit đều có gen kháng thuốc vì thế chúng đều sống được trong môi trướng chứa thuốc, như vậy thì làm sao mà tách dòng được ạ? Em có nghĩ tới trường hợp là lấy trình tự nhận biết của restrictasse nằm trên gen đánh dấu, nhưng như vậy thì tế bào chứa DNA tái tổ hợp khi nuôi trong môi trường chứa thuốc sẽ bị chết, còn những tế bào không chứa DNA tái tổ hợp sẽ sống vì gen kháng thuốc vẫn còn nguyên. Nhưng khi tế bào chứa DNA tái tổ hợp đã chết thì làm sao mà tách dòng được nữa.
Các anh chị giải thích cho em với nhé, em bó tay rùi :botay:.Ah giải thích hộ cả cái trường hợp gắn gen đánh dấu vào gen cần chuyển nhé, em thấy cũng không được nốt rùi vì gen đánh dấu nằm trên plasmit.
Các anh chị giúp em với nhé. Thanks (y)
 
Gene kháng kháng sinh là gene ko cắt bởi RE khi tạo plasmid tái tổ hợp. Gene đó chỉ dùng để loại những tế bào ko nhận đc plasmid thôi.
Những tế bào còn sống trong môi trg có kháng sinh là tế bào mang plasmid nhưng chưa chắc là plasmid đó đã đc tái tổ hợp hay chưa.

Có 1 cách kiểm tra là dùng X-gal. Thường gene tái tổ hợp sẽ đc xen vào LacZ gene của plasmid. LacZ gene bị cắt sẽ ko tổng hợp b-galactosidase đc nữa. Khuẩn lạc sẽ ko làm X-gal có màu xanh.
 
Em là học sinh THPT đang ôn thi HSG, hum trước em vừa ôn phần kỹ thuật di truyền, em có một câu hỏi thắc mắc, các anh chị giúp em với nhé. Cơ sở của quy trình tách dòng DNA là trên plasmit có các gen đánh dấu như gen kháng thuốc hoặc gen phát sáng, cái thằng ligase nó không nhận biết được trình tự nào của plasmit và của gen cần chuyển nên nó có thể gắn 2 đầu plasmit lại, vì thế có những tế bào tạo ra không chứa DNA tái tổ hợp. Nhưng khi tách dòng, nuôi cấy trong môi trường chứa thuốc kháng sinh chẳng hạn thì gen kháng thuốc nằm trên plasmit nên cả DNA tái tổ hợp và thể truyền là plasmit đều có gen kháng thuốc vì thế chúng đều sống được trong môi trướng chứa thuốc, như vậy thì làm sao mà tách dòng được ạ? Em có nghĩ tới trường hợp là lấy trình tự nhận biết của restrictasse nằm trên gen đánh dấu, nhưng như vậy thì tế bào chứa DNA tái tổ hợp khi nuôi trong môi trường chứa thuốc sẽ bị chết, còn những tế bào không chứa DNA tái tổ hợp sẽ sống vì gen kháng thuốc vẫn còn nguyên. Nhưng khi tế bào chứa DNA tái tổ hợp đã chết thì làm sao mà tách dòng được nữa.
Các anh chị giải thích cho em với nhé, em bó tay rùi :botay:.Ah giải thích hộ cả cái trường hợp gắn gen đánh dấu vào gen cần chuyển nhé, em thấy cũng không được nốt rùi vì gen đánh dấu nằm trên plasmit.
Các anh chị giúp em với nhé. Thanks (y)
theo mình nên dùng PCR để test xem dòng nào positive thì sẽ nuôi tăng sinh. Không biết vậy có được không, xin mọi người cho ý kiến:nhannho:
 
Em là học sinh THPT đang ôn thi HSG, hum trước em vừa ôn phần kỹ thuật di truyền, em có một câu hỏi thắc mắc, các anh chị giúp em với nhé. Cơ sở của quy trình tách dòng DNA là trên plasmit có các gen đánh dấu như gen kháng thuốc hoặc gen phát sáng, cái thằng ligase nó không nhận biết được trình tự nào của plasmit và của gen cần chuyển nên nó có thể gắn 2 đầu plasmit lại, vì thế có những tế bào tạo ra không chứa DNA tái tổ hợp. Nhưng khi tách dòng, nuôi cấy trong môi trường chứa thuốc kháng sinh chẳng hạn thì gen kháng thuốc nằm trên plasmit nên cả DNA tái tổ hợp và thể truyền là plasmit đều có gen kháng thuốc vì thế chúng đều sống được trong môi trướng chứa thuốc, như vậy thì làm sao mà tách dòng được ạ? Em có nghĩ tới trường hợp là lấy trình tự nhận biết của restrictasse nằm trên gen đánh dấu, nhưng như vậy thì tế bào chứa DNA tái tổ hợp khi nuôi trong môi trường chứa thuốc sẽ bị chết, còn những tế bào không chứa DNA tái tổ hợp sẽ sống vì gen kháng thuốc vẫn còn nguyên. Nhưng khi tế bào chứa DNA tái tổ hợp đã chết thì làm sao mà tách dòng được nữa.
Các anh chị giải thích cho em với nhé, em bó tay rùi :botay:.Ah giải thích hộ cả cái trường hợp gắn gen đánh dấu vào gen cần chuyển nhé, em thấy cũng không được nốt rùi vì gen đánh dấu nằm trên plasmit.
Các anh chị giúp em với nhé. Thanks (y)
em đọc lại và hiểu kỹ về vector plastmid đi. RE cắt ở vị trí nao? có phải multiple cloning site k? vị trí multiple cloning site có chứa 1 phần gen lac Z, còn một phần lớn gen lác z nằm ở trong ECOLI. và tất nhiên khi gắn đoạn xem thành công thì gen lac Z sẽ bị hỏng. vậy khi biến nạp vào ecoli và nuôi trên môi trường lac. các ecoli có plastmid gắn đoạn xen thành công (gen lacZ bị phá hủy) và như vạy không tạo ra beta galactoside để phân hủy cơ chất và khuẩn lạc tạo thành sẽ có mầu trắng. trong khi đó các khuẩn lạc chứa plastmid tự đong vòng hoặc gắn đoạn xen là bội số của 3 thì gen lacz k bị phá hủy và khuẩn lạc tạo ra mầu xanh. còn gen kháng kháng sinh thì nằm trên plastmid và dùng đeer phân biệt việc biến nạp thành công hay không thôi, hoăc dùng để phân biệt biến nạp đoạn đimer doạn xen.
việc dùng gen chỉ thị là gen phát quang thì theo anh là có 2 vấn đề:
thứ nhất: nếu gen phát quang đó nằm trên plastmid họ dùng gen đó để xem biến nạp có thành công k,và dung để kiểm nghiệm trường hợp dimer vector.
thứ 2: gen phát quang nằm ở đoạn xen dùng để kiểm nghiệm xem biến nạp thành công hay k, và chúng ta biết được trường hơp dimer đoạn xen.
ui ui nhiều lám post sau em nhe.
vậy cũng khá đủ để trả lời câu hỏi của em rùi hjhj
 
loop-mediated isothermal amplification (LAMP)
Nếu bạn ở ĐH KHTN tp thì hỏi các anh chị khóa trước mà làm thôi. Còn không thì email để hỏi cũng được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top