Em có một ý tưởng (hơi điên): Nâng hiêu suất sử dụng ánh sáng trong quang hợp.
Có lẽ hơi điên rồ, nhưng em vẫn mong sự góp ý từ những người có chuyên môn.
Chẳng là hôm trước đọc một quyển sách về vật lí, nhận thấy có thể áp dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng trong quang hợp. Trong công thức E=hv-P (E là năng lượng được giải phóng khi chiếu ánh sáng vào một bề mặt, hv là năng lượng ánh sáng, P là năng lượng cần thiết để đẩy e ra khỏi bề mặt đó), em nảy ra một ý là có thể dùng biện pháp sinh học để biến đổi một gen nào đó (cái gen đó em không biết) quy định cấu trúc chlorophil, biến lõi Mg của nó thành một lõi khác có khả năng nhường e dễ hơn (như một lõi nặng hơn chẳng hạn). Hoặc rút ngắn khoảng cách truyền e thông qua việc giảm thiểu (thay) các chất dẫn truyền để giảm thất thoát năng lượng; hay đơn giản hơn là tạo 1 loại cây tiết kiệm, có khả năng tích lũy chất khô cao.
Em nghĩ cách này nên áp dụng trước hết trên các loại tảo hoặc vi khuẩn lam, vì loại này dễ nuôi, dễ biến đổi cấu trúc di truyền. Nếu thành công có thể giải quyết vấn đề lương thực hiện nay một cách đáng kể.
Mong mọi người góp ý xem có khả thi không.
Có lẽ hơi điên rồ, nhưng em vẫn mong sự góp ý từ những người có chuyên môn.
Chẳng là hôm trước đọc một quyển sách về vật lí, nhận thấy có thể áp dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng trong quang hợp. Trong công thức E=hv-P (E là năng lượng được giải phóng khi chiếu ánh sáng vào một bề mặt, hv là năng lượng ánh sáng, P là năng lượng cần thiết để đẩy e ra khỏi bề mặt đó), em nảy ra một ý là có thể dùng biện pháp sinh học để biến đổi một gen nào đó (cái gen đó em không biết) quy định cấu trúc chlorophil, biến lõi Mg của nó thành một lõi khác có khả năng nhường e dễ hơn (như một lõi nặng hơn chẳng hạn). Hoặc rút ngắn khoảng cách truyền e thông qua việc giảm thiểu (thay) các chất dẫn truyền để giảm thất thoát năng lượng; hay đơn giản hơn là tạo 1 loại cây tiết kiệm, có khả năng tích lũy chất khô cao.
Em nghĩ cách này nên áp dụng trước hết trên các loại tảo hoặc vi khuẩn lam, vì loại này dễ nuôi, dễ biến đổi cấu trúc di truyền. Nếu thành công có thể giải quyết vấn đề lương thực hiện nay một cách đáng kể.
Mong mọi người góp ý xem có khả thi không.