Ôn thi học sinh giỏi

còn dịch vị mất nhiều thì cái này có pải bạn đang suy luận hay là câu hỏi???
Đây là 1 í trong đáp án đề thi chọn đội tuyển QT năm 2005 nhưng tớ ko hiểu lắm, hỏi 1 số anh chị thì họ giải thich là pH tăng chứ ko giảm.
@ bạn fai: Bạn làm nhầm rồi :mrgreen:, bài này là đột biến số lượng nst.
 
thử suy luận xem,ngưòi bị đau dạ dày ý,cũng rất hay nôn mửa,và thuốc của họ có dung dịch NaHCO3, để trung hoà axit đấy,nên tớ nghĩ giảm là đúng,và giải thích theo Bài tiết..và thực tế thì sau khi nôn cảm giác chua chua
cậu giảithích vì sao lại là tằng,có fải là cậu nghĩ dịch vị có HCl??..nếu như tăng thì ko thấy mâu thuẫn à,tớ nhớ ko nhầm câu đó có ý là tăng tái hấp thu nước ở thận.mặt khác H+từ máu đc vchuyển qua ốngthận để thải ra ngoài.
 
Đây là 1 í trong đáp án đề thi chọn đội tuyển QT năm 2005 nhưng tớ ko hiểu lắm, hỏi 1 số anh chị thì họ giải thich là pH tăng chứ ko giảm.
@ bạn fai: Bạn làm nhầm rồi :mrgreen:, bài này là đột biến số lượng nst.

Hả , shock zạ , vậy thì bài nào cũng có thêm trường hợp đột biến rùi !!
 
Cho em hỏi tại sao khi nôn mửa, người ta bị mất nhiều dịch vị của dạ dày thì pH trong máu lại giảm ?

Có 2 nguyên nhân :
- Dich dạ dày có axit. Nôn ra axit thì cơ thể bị nhiễm baz máu chuyển hóa.
- Mặc dù bị nhiễm baz chuyển hóa nhưng cơ thể ko những ko bù đắp đc mà còn sản xuất thêm baz (do mất ion Cl- đòi hỏ cơ thể phải cân bằng điện tích bằng ion đồng dạng HCO3- có tính baz) nên lại càng baz hơn.
--> đáp án sai.:botay:
 
Nôn làm cho cơ thể mất nước và kèm theo đó là mất HCl trong dạ dày. Số lượng mỗi lần mất không nhiều, nhưng nếu kéo dài thì cơ thể sẽ mất một lượng nước đáng kể. Nôn nhiều (đặkc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai) thường rối loạn chuyển hóa gluxit, nhiều sản phẩm axit được sinh ra => cơ thể bị nhiễm axit (nhiễm toan).:mrgreen:
 
Nôn làm cho cơ thể mất nước và kèm theo đó là mất HCl trong dạ dày. Số lượng mỗi lần mất không nhiều, nhưng nếu kéo dài thì cơ thể sẽ mất một lượng nước đáng kể. Nôn nhiều (đặkc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai) thường rối loạn chuyển hóa gluxit, nhiều sản phẩm axit được sinh ra => cơ thể bị nhiễm axit (nhiễm toan).:mrgreen:
Suy luận rất vô lý. Tại sao nôn nhiều thì cơ thể rối loạn chuyển hóa glucid. Mà tại sao rối loạn chuyển hóa glucid lại gây ra nhiều sản phẩm acid? Chuyển hóa glucid có rất rất là nhiều quá trình, có phải quá trình nào bị rối loạn cũng tạo acid ko.
Sao em ko nghĩ khi nôn, cái mất nhiều nhất là acid HCl. Mà mất acid thì cơ thể nhiễm acid làm sao được nữa.
 
tăng hoặc giảm có lẽ tuỳ trường hợp:
trong nôn mửa kéo dài, có thể nhiễm kiềm chuyển hoá do mất một lượng lớn dịch vị chứa H+. Hoặc có thể nôn mửa gây thiếu dinh dưỡng dẫn tới tăng xêton máu. Ko ăn đc gây thiếu gluxit=> axetyl CoA không vào vòng Krebs được, do đó tăng sinh thể xetonic(axit), cơ thể thiếu năng lượng mỡ dự trữ được huy động cũng dẫn tới tăng sinh thể xetonic => tăng H+
 
tăng hoặc giảm có lẽ tuỳ trường hợp:
trong nôn mửa kéo dài, có thể nhiễm kiềm chuyển hoá do mất một lượng lớn dịch vị chứa H+. Hoặc có thể nôn mửa gây thiếu dinh dưỡng dẫn tới tăng xêton máu. Ko ăn đc gây thiếu gluxit=> axetyl CoA không vào vòng Krebs được, do đó tăng sinh thể xetonic(axit), cơ thể thiếu năng lượng mỡ dự trữ được huy động cũng dẫn tới tăng sinh thể xetonic => tăng H+
Haha. Vậy nguyên nhân lúc này là do đói kéo dài chứ không phải do nôn... Trong các y văn đều khẳng định nôn nhiều gây nhiễm kiềm chuyển hóa cả. Khỏi bàn cãi đi các bé.
:cool:
 
đề thi học sinh giỏi quốc gia,quốc tế các năm từ 2005

Chào các bạn trong diễn đàn!
Mình đang tìm tuyển tập các đề thi HSG quốc gia và quốc tế môn SINH HỌC các năm từ 2005 trở lai đây,bạn nào có chia sẻ cho mình với nha.
Hiện tại,mình đã là sv y khoa nam 5 roi,nên việc tìm tài liệu đó hơi khó.
Xin chân thành cảm ơn.
Và mình cũng rất vui vì có nhiều bạn từng đạt giải cao trong cac kỳ thi nay tham gia,mong cac bạn ủng hộ cho diễn đàn thú vị hơn.
Mình cũng từng nhận giải kỳ thi trong nước,còn quốc tế thì chưa,hihihi.
Hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các bạn.
 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2007. Ngày 8-2-2007

Câu 1
a, Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eukariote) có cấu tạo như thế nào? b, Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích. Câu 2
Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng. Câu 3
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích. Câu 4
Vi khuẩn có những đặc tính cơ bản nào mà người ta dùng chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại? Câu 5
Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọc lọc chứa 0,06M saccarozơ và 0,04M glucô được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarozơ, 0,02M glucô và 0,01M fructozơ. a, Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích. b, Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Câu 6
a, Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao? b, Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau? Câu 7
a, Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra. b, Trong nuôi cấy mô thực vật, người ta thường dùng chủ yếu hai nhóm hoocmôn nào? Tác dụng sinh học chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì? Câu 8
a, Quá trình hình thành loài mới bằng lai xa nhưng không kèm đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích. b, Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt? Câu 9
Trong một quần thể sinh vật ngẫu phối, tần số alen lặn (có hại) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn phản ánh điều gì? Câu 10
Những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách phát hiện các dạng đột biến này. Câu 11
Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, mỗi lôcut đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác định số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể ở 2 trường hợp: a, Tất cả các locut đều phân li độc lập b, Tất cả các lôcut đều liên kết với nhau (Không xét đến thứ tự các gen) Câu 12
Cho lai 2 cơ thể thực vật cùng loài, khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản thuần chủng, F1 thu được 100% cây cao, quả đỏ hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm: 802 cây thân cao quả vàng hạt dài 199 cây thân cao quả vàng hạt tròn 798 cây thân thấp quả đỏ hạt tròn 201 cây thân thấp quả đỏ hạt dài (Biết rằng mỗi tính trạng đều do một gen quy định) a, Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời 3 tính trạng trên b, Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 (Không cần viết sơ đồ lai) Câu 13
Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn plasmit cần quan tâm đến những đặc điểm nào? Câu 14
Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh đó. a, Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu? b, Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền học tư vấn có phương pháp nào? Câu 15
Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích. Câu 16
Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được coi là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein? Câu 17
Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là bệnh lí hay không? Tại sao? Câu 18
Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Câu 19
Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái ở cạn thường ngắn hơn so với các chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước? Câu 20
Diện tích rừng trên Trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?
 
Kỳ thi olympic truyền thống 30/4 lần thứ xiii tại thành phố huế

Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên một tờ giấy riêng biệt.​
Câu I. (6,0 điểm)

  • (2,0 điểm)
Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học.
a.[FONT=&quot] [/FONT]Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime?
b.[FONT=&quot] [/FONT]Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c.[FONT=&quot] [/FONT]Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ

  • (1,0 điểm)
Tại sao có giả thiết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ?
3.(1,0 điểm)
Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?. Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra.
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng.
c.Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.
d.Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào.
4.(2,0 điểm)
a. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào?
b. Vì sao nước đá nổi trong nước thường?
Câu II: (3,0 điểm)

  • (2,0 điểm)

  • Nêu cơ chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp theo thuyết hoá thẩm (của Michell) và vai trò của ATP được tạo ra trong quá trình này ?
b.Ở chu trình C3 enzym nào có vai trò quan trọng nhất? vì sao? Hãy tính hiệu qủa năng lượng của chu trình C3 (với 1ATP = 7,3Kcal, 1NADPH = 52,7Kcal )? (cho biết khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 = 674Kcal )
2. (1,0 điểm)
Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật?
Câu III: (5,0 điểm)

  • (1,5 điểm)
Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào

clip_image001.gif


clip_image002.gif
clip_image003.gif
clip_image004.gif
clip_image005.gif
clip_image006.gif
clip_image007.gif
4a
clip_image008.gif
clip_image009.gif
clip_image010.gif

clip_image011.gif
clip_image012.gif
clip_image013.gif
clip_image014.gif
clip_image015.gif
2a
clip_image016.gif
a

clip_image017.gif
I II III IV V VI Thời gian

    • Đây là quá trình phân bào gì?
    • Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên.

  • (1,5 điểm)
Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì
về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?

  • (2,0 điểm)
10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiểm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?.
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Câu IV: (3,0 điểm)

  • (1,0 điểm)
Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

  • (1,0 điểm)
Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí?

  • (1,0 điểm)
Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
Câu V: (3,0 điểm)
1.(1,5 điểm)
Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri.
-[FONT=&quot] [/FONT]Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri.
-[FONT=&quot] [/FONT]Cho nước cất vào các đĩa petri.
-[FONT=&quot] [/FONT]Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim.
-[FONT=&quot] [/FONT]Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ.

  • Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao?
  • Trong cốc A có nước không? Tại sao?
2.(1,5 điểm)
a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu?
b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao?


( Đề này gồm có 02 trang)

------------------------------Hết---------------------------------​













ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - LỚP 10



Câu I: (6đ)
1.(2 điểm)
a.Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân ( là monome)
b.Chất không tìm thấy trong luc lạp là celluloz.
c. Công thức cấu tạo: (C6H10O5)n
- Tính chất: Celluloz được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β-D-glucoz lên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glucozit. tạo nên cấu trúc mạch thẳng, rất bền vững khó bị thủy phân.
- Vai trò:
* Celluloz tạo nên thành tế bào thực vật.
* Động vật nhai lại: celluloz là nguồn năng lượng cho cơ thể.
* Người và động vật không tổng hợp được enzym cellulaza nên không thể tiêu hóa được celluloz nhưng celluloz có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa làm giảm hàm lượng mỡ, cholesteron trong máu, tăng cường đào thải chất bã ra khỏi cơ thể.
2.(1 điểm) Ty thế có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí.
Bằngchứng:
-[FONT=&quot] [/FONT]ADN của ty thể giống ADN của vi khuẩn : cấu tạo trần, dạng vòng.
-[FONT=&quot] [/FONT]Ribosom của ty thể giống ribosom của vi khuẩn về kích thước và thành phần rARN.
-[FONT=&quot] [/FONT]Màng ngoài của ty thể giống màng tế bào nhân chuẩn. Màng trong tương ứng với màng sinh chất của vi khẩun bị thực bào.
3. .(1 điểm)
- Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào.
- Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein.
- Đúng.
- Thành phần bền nhất là sợi trung gian.

4.[FONT=&quot] [/FONT]( 2 điểm)
a.[FONT=&quot] [/FONT]Con đường vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào :
-[FONT=&quot] [/FONT]Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm
-[FONT=&quot] [/FONT]Lưới nội chất hạt-> thành túi tiết-> Gôngi-> Túi bóng-> màng sinh chất
b.[FONT=&quot] [/FONT]Nước đá nổi trên nước thường vì:
-[FONT=&quot] [/FONT]Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo mối liên kết yếu H2. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O-H
-[FONT=&quot] [/FONT]Ở nước đá liên kết H2 bền vững , mật độ phân tử ít , khoảng trống giữa các phân tử lớn.
-[FONT=&quot] [/FONT]Ở nước thường liên kết H2 yếu, mật độ phân tử lớn , khoảng trống giữa các phân tử nhỏ. Vậy nước đá có cấu trúc thưa hơn và nó nổi trên nước thường.
Câu II (3,0 điểm):
1.( 2 điểm)
a. Cơ chế chung:
- Thực hiện thông qua photphoryl hóa gắn gốc P. vô cơ vào ADP nhờ năng lượng từ qúa trình quang hóa (ở QH) và oxy hóa (ở hô hấp) để tạo ATP.
- Thông qua chuổi vận chuyển điện tử và H+ qua màng: tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion H+ hai bên màng tạo ra điện thế màng. Đây chính là động lực kích thích bơm ion H+ hoạt động và ion H+ đưpợc bơm qua màng, đi xuyên qua phức hệ ATP sintetaza, Kích động chúng tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ.
- Ở quang hợp thực hiện tại màng tilacoit và cứ 3 ion H+ qua màng sẽ tổng hợp 1 ATP. Ở hô hấp được thực hiện tại màng trong của ty thể và cứ 2 ion H+ qua màng sẽ tổng hợp được 1 ATP.
** Vai trò của ATP:
* Ở quang hợp: Cung cấp ATP cho giai đoạn khứ APG thành AlPG và giai đoạn phục hồi chất nhận Ri-1,5DP.
* Ở hô hấp: ATP được sử dụng để:
- Sinh tổng hợp các chất.
- Vận chuyển các chất.
-[FONT=&quot] [/FONT]Co cơ.
-[FONT=&quot] [/FONT]Dẫn truyền xung thần kinh.
b. Enzym quan trọng nhất là:
- Enzym Ribuloz 1,5 DP carboxylaza.
- Vì enzym này quyết định tốc độ vận hành và chiều hướng của chu trình. Nó quyết định phản ứng đầu tiên, phản ứng carboxyl hóa Ri-1,5DP.
2. ( 1 điểm)
Hiệu quả năng lượng của chu trình C3 là:
- Để tổng hợp1phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH , 18 ATP tương đương với 764 KC. Vì 12 NADPH x 52,7 KC + 18 ATP x 7,3 KC = 764 KC.
- 1 phân tử C6H12O6 với sự trữ năng lượng là 764 KC
[FONT=&quot]a[/FONT] Hiệu quả: (674 / 764) x 100% = 88%

  • Quang hợp ở cây xanh sử dụng hydro từ H2O rất dồi dào còn hóa năng hợp ở vi sinh vật sử dụng hydro từ chất vô cơ có hydro với liều lượng hạn chế.
  • Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hoá năng hợp ở vi sihn vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxy hóa rất ít.

Câu III (5,0 điểm)
1. (1,5 điểm) Đây là quá trình giảm phân:
- I. Pha G1
- II. Pha S , G2
- III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1
- IV. Kỳ cuối 1
- V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2.
- VI. Kỳ cuối 2
2. (1,5 điểm)
Đặc điểm của các pha trong ký trung gian:
- Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa.
- Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn gợhp nhiều hợp châ`1t cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng.
- Pha G2: Tiếp tục tổng ợhp protein , hình thành thoi phân bào.
- Tế bào vi khuẩn: bphân chia kiểu trực phận nên không có kỳ truing gian.
- tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nê7n không có kỳ trung gian.
- Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể.
- Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn.
3. (2 điểm) a.Gọi x là số lần NP của tế bào sinh dục sơ khai.
2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
Ta có : 2n (2x - 1) 10 = 2480
2n.2x. 10 = 2560
[FONT=&quot]a[/FONT] 2n = 8 : ruồi giấm.
b. Xác định giới tính:
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai: 2n.2x. 10 = 2560
[FONT=&quot]a[/FONT] 2x = 32. [FONT=&quot]a[/FONT] x = 5.
Số tế bào con sinh ra là 320.
số giao tử tham gia thụ tinh: 128 x 100/ 10 = 1280.
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280 / 320 = 4.[FONT=&quot]a[/FONT] con đực.
Câu IV: ( 3đ)
1. (1 điểm) Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2.
Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3).
2. (1 điểm) Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit.
3. (1 điểm) Ứng dụng:
- Xử lý nước thải, rác thải.
- Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..)
- Làm thuốc.
- Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc.
- Cung cấp O2.
Câu V: (3 điểm)
1. (1,5 điểm)
a. Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì:
- Tế bào sống có tính chọn lọc.
- Thế nước trong đĩa pêtri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch dường trong cốc B tăng lên.
b. Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì:
- Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống.
c. Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường.
2. (1,5 điểm)
a.
- Cơ chất: tinh bột, đường glucô
- Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn.
- Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh khối tế bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng

Nấm mốc



clip_image018.gif
- Phương trình (C6H10O5 )n + H2O n C6H12O6

Nấm men rượu



clip_image019.gif
- C6H12O6 C2H5OH + CO2 + Q.

b. Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu.
- pH : 4 - 4,5.
- Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixêrin là chủ yếu.
 
Kỳ thi olympic truyền thống 30/4 lần thứ xiii tại thành phố huế

Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên một tờ giấy riêng biệt.​
Câu I. (6,0 điểm)

  • (2,0 điểm)
Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học.
a.[FONT=&quot] [/FONT]Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime?
b.[FONT=&quot] [/FONT]Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c.[FONT=&quot] [/FONT]Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ

  • (1,0 điểm)
Tại sao có giả thiết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ?
3.(1,0 điểm)
Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?. Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng.
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra.
b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng.
c.Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường.
d.Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào.
4.(2,0 điểm)
a. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào?
b. Vì sao nước đá nổi trong nước thường?
Câu II: (3,0 điểm)

  • (2,0 điểm)

  • Nêu cơ chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp theo thuyết hoá thẩm (của Michell) và vai trò của ATP được tạo ra trong quá trình này ?
b.Ở chu trình C3 enzym nào có vai trò quan trọng nhất? vì sao? Hãy tính hiệu qủa năng lượng của chu trình C3 (với 1ATP = 7,3Kcal, 1NADPH = 52,7Kcal )? (cho biết khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 = 674Kcal )
2. (1,0 điểm)
Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật?
Câu III: (5,0 điểm)

  • (1,5 điểm)
Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào

clip_image001.gif


clip_image002.gif
clip_image003.gif
clip_image004.gif
clip_image005.gif
clip_image006.gif
clip_image007.gif
4a
clip_image008.gif
clip_image009.gif
clip_image010.gif

clip_image011.gif
clip_image012.gif
clip_image013.gif
clip_image014.gif
clip_image015.gif
2a
clip_image016.gif
a

clip_image017.gif
I II III IV V VI Thời gian

    • Đây là quá trình phân bào gì?
    • Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên.

  • (1,5 điểm)
Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì
về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?

  • (2,0 điểm)
10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiểm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?.
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Câu IV: (3,0 điểm)

  • (1,0 điểm)
Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

  • (1,0 điểm)
Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí?

  • (1,0 điểm)
Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
Câu V: (3,0 điểm)
1.(1,5 điểm)
Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri.
-[FONT=&quot] [/FONT]Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri.
-[FONT=&quot] [/FONT]Cho nước cất vào các đĩa petri.
-[FONT=&quot] [/FONT]Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim.
-[FONT=&quot] [/FONT]Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ.

  • Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao?
  • Trong cốc A có nước không? Tại sao?
2.(1,5 điểm)
a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu?
b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao?


( Đề này gồm có 02 trang)

------------------------------Hết---------------------------------​
 
Sinh học, thi học sinh giỏi quốc gia, 2005

Ngày thi thứ nhất: 10/03/2005

Câu 1: Nêu chức năng của mỗi thành phần hóa học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động. Trong những thành phần đó thì thành phần nào có thể ảnh hưởng đến tính động của màng?
Câu 2: Một bác sĩ cho những người muốn giảm trọng lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó đã bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm trọng lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ti thể.
Câu 3: Vẽ sơ đồ chỉ mối quan hệ giữa các dạng sống: không có cấu trúc tế bào, có cấu trúc tế bào, tế bào nhân sơ, tế bào nhân chuẩn, vi rút, tế bào vi khuẩn, tế bào nấm, tế bào nguyên sinh vật, tế bào thực vật, tế bào động vật.
Câu 4:
a, Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại vi rút gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh có người không mác bệnh. Giả sử những người không mắc bệnh là do có các gen kháng vi rút. Hãy cho biết gen kháng vi rút của những người không mắc bệnh quy định các loại protein nào? Giải thích. b, Một số loại vi rút gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo được vác xin phòng chống. Hãy cho biết đó là loại vi rút có vật chất di truyền là ADN hay ARN? Giải thích. Câu 5:
a, Vi khuẩn có thể gây bệnh ở người bằng những cách nào? b, Biến dị di truyền ở các loài vi khuẩn có thể được tạo ra bằng những cách nào? Câu 6:
a, Hãy so sánh qui trình sản xuất rượu vang phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. b, Nấm men rượu (saccharomyces cerevisiae) trong lên men đường gluco nếu có oxi phân tử gia nhập thì có hiệu ứng Paxtơ. Hiệu ứng Paxtơ là gì? Câu 7: Khi bị nhiễm khuẩn cơ thể thường phản ứng lại bằng cách tăng nhiệt độ làm cho cơ thể ta bị sốt.
a, Phản ứng của cơ thể như vậy có tác dụng gì? b, Từ thực tế hiện tượng trên có thể suy ra tính chất protein của người và của vi khuẩn có gì khác nhau? Câu 8:
a, Vẽ sơ đồ khái quát cơ chế điều hòa ngược sự tiết hoocmon của tuyến nội tiết. b, Phân biệt cơ chế điều hòa ngược âm tính với cơ chế điều hòa ngược dương tính của hệ nội tiết. Câu 9: Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Tại sao?
A, Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng) B, Sau khi nín thở quá lâu C, Trong không khí có nhiều khí CO D, Tuyến trên thận tiết ra ít aldosteron Câu 10: Hãy so sánh cấu trúc và chức năng của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 11: Hãy giải thích:
A, Tại sao thế nước ở lá cây lại thấp hơn thế nước ở rễ cây? B, Vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh ở nốt sần rễ cây họ đậu lấy chất gì ở các cây này và chúng có hình thức hô hấp như thế nào? Câu 12: Cho rằng đất có pH axit thì đất sẽ nghèo chất dinh dưỡng
A, Điều này đúng hay sai? Giải thích. B, Có những biện pháp nào làm tăng độ màu mỡ của đất? Câu 13:
A, Vì sao khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao, gió mạnh ở thực vật C3 thường xẩy ra hiện tượng hô hấp sáng? B, Vì sao ở thực vật C4 và thực vật CAM không xẩy ra hiện tượng hô hấp sáng? Câu 14: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa.
A, Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng? B, Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa. C, Cây này có thể ra hoa được không trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng/ 6 giờ trong tối/ bật sáng trong tối/6 giờ trong tối. Ngày thi thứ hai: 11/03/2005


Câu 1: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử thì nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nuclêotit như sau:
Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT Gen này được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipéptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy xác định mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN và viết các dấu 5' và 3' vào các đầu của gen. Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy? Câu 3:
a, Trình bày sự khác nhau về số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân chuẩn. b, Hãy cho biết cách nhận biết đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 4: phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sdl cho mỗi phép lai đó. Giải thích tại sao lại suy luận như vậy?
Phép lai kiểu hình bố mẹ kiểu hình đời con 1 xanh x vàng tất cả xanh 2 Vàng x vàng 3/4 vàng: 1/4 đốm 3 Xanh x vàng 1/2xanh:1/4 vàng: 1/4 đốm Câu 5: khi cho giao phối 2 dòng cùng loài thân có màu đen và thân có màu xám với nhau thu được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ:

  • ở giới đực: 3 con thân có màu đen: 1 con thân có màu xám
  • ở giới cái:: 3 con thân có màu xám: một con thân có màu đen
Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sđl từ P đến F2. Cho biết AA qui định thân đen, aa qui định thân xám.
Câu 6: So sánh quá trình di truyền trong quần thể ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên) và quần thể tự phối. Hãy minh họa sự so sánh trên thông qua quá trình di truyền của quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa=1
Câu 7: Trong trường hợp nào thì alen lặn của một gen có thể nhanh chóng bị loại hoàn toàn khỏi quần thể?
Câu 8: Nêu sự khác nhau về vai trò của chọn lọc tự nhiên với vai trò của biến động di truyền trong quá trình tiến hóa.
Câu 9: Giá trị thích nghi của các kiểu gen trong một quần thể như sau:
kiểu gen AA Aa aa Giá trị thích nghi 0 1 0 quần thể đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào? Nêu đặc điểm của hình thức chọn lọc đó.
Câu 10: Nêu 2 ví dụ về cá thể là đối tượng của chọn lọc tự nhiên và 2 ví dụ về quần thể là đối tượng của chọn lọc tự nhiên. Trình bày tóm tắt vai trò của chọn lọc cá thể và vai trò của chọn lọc quần thể trong quá trình tiến hóa.
Câu 11: Vì sao mật độ được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể?
Câu 12: có thể rút ra những nhận xét gì khi nghiên cứu về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
Câu 13: Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
Hãy cho biết:
A, trong các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái nào thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước và của hệ sinh thái trên cạn? Tháp nào là của một hệ sinh thái bền vững nhất? B, Tháp sinh thái số 5 xuất hiện trong điều kiện hệ sinh thái có đặc điểm như thế nào? C, Hãy cho ví dụ về tháp sinh thái của một hệ sinh thái trẻ và tháp sinh thái của một hệ sinh thái già. Câu 14: Hãy cho biết khái niệm về giới hạn sinh thái? Thế nào là khoảng cực thuận, các khoảng chống chịu? Trong điều kiện nào loài có vùng phân bố rộng, vùng phân bố hạn chế và vùng phân bố hẹp? Trong trường hợp nào nhiều nhân tố sinh thái trở thành giới hạn đối với cá thể loài?
 
Sinh học, học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng, 2006

CÂU1:(1.5 điểm)
Thế nào là sao chép kiểu nưa gián đoạn?Đoạn Okazaki là gì?Vẽ sơ đồ sao chép ADN ở vi khuẩn Ecoli?

CÂU 2:(1.5 điểm)
Phân biệt thể đa bội với 5thể lưỡng bội trong cùng loài.Trình bày phương pháp tạo ra và nhận biết thể đa bội đó?

CÂU 3: (1.5 điẻm)
Tế bào 2n bình thưòng ở 1 loài chứa 4 căp NST mang các gen kí hiệu là AABbDdEe
Quan sát 1 hợp tử của loài trên,tháy từ cặp NST thứ nhất có 3 chiếc là AAA ,còn các cặp NST còn lại đều bình thường
a)Hiện tưọng gì đã xảy ra?Viết kí hiệu của hợp tử sau khi xảy ra hiện tượng đó b)Giải thích nguyên nhân và cơ chế của hiẹn tượng? c)Hậu quả của hiện tượng?
CÂU 4: (1 điểm)
a)Giải thích tính đa dạng phong phú theo quy luật của Menden b)Sự liên kết gen và hoán vị gen có làm giảm tính đa dạng và phong phú của sinh vật ko?VÌ sao?
CÂU 5: (1 điểm)
a)Nêu vai trò của Plasmit trong kĩ thuật di truyền b)Phương pháp tạo giống mới bằng kĩ thuật di truyền có ưu thế gì hơn so với phương pháp taọ giống mới thông thường
CÂU 6: (1,5 điểm)
Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:0,4 AA+0,2 Aa+0,4 aa=1 .Xác định cấu trúc di truyền của quần thẻ trên trong 2 trường hợp:
a)Ngẫu phối sau 3 thế hệ liên tiếp b)Tự phối sau 3 thế hệ liên tiếp
CÂU 7: (2 điểm)
KHi lai 2 thứ cây hoa thuần chủng là hoa kép ,màu trắng với hoa đơn ,màu đỏ được F1 toàn là các cây hoa kép màu hồng.Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F@ có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 42%kép hồng:24%kép trắng:16%đơn đỏ:9%kép đỏ:8%đơn hồng:1%đơn trắng
cho biết mõi gen quy dịnh 1 tính trạng và mọi diễn biến NST trong các tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau,màu đỏ là trội so với trắng
a)Biện luận và viêt sơ đồ lai từ P đến F2 b)Cho F1 lai phân tích ,kết quả thu được của phép lai sẽ như thế nào?
 
Mình chỉ tìm đc những đề thi QG, còn QT thì bạn chịu khó tìm trên các báo hóa học và ứng dụng, mình thấy có lúc họ cũng đăng sau khi có cuộc thi đó. Rất khó và hay! Chúc bạn thành công
 
Một số câu hỏi:
1> Nêu quá trình tổng hợp glicoprotein trong tế bào? Vai trò của glicoprotein?
2> Mô tả về cấu trúc hạch nhân?
3> Ti thể của TB tuyến tuỵ và ti thể của tb cơ tim, ti thể ở tb nào có diện tích màng trong lớn hơn?vsao?
4>H1N1;H3N2,H5N1;...tên đó có ý nghĩa gì?
5> đặc điểm của các nhóm Phototrophic bacteria?
6>Tại sao những ng bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác?
7> Nguyên liệu thực tế cung cấp cho quá trình tự nhân đôii ADN?
8> Vị trí tâm động NST bị thay đổi do những nguyên nhân nào?
9> Quá trình nào quyết định trong nhân bản sinh vật? giải thích?
10>Vận chuyển tích cực pr qua màng tb cần ATP để làm gì ?
11> Tại sao svật càng có cấu tạo phức tạp lại càng nhiều NU không mã hoá?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top