phân lập , nuôi cấy và ứng dụng tảo spirulina!

xin chào mọi người !
Em đang làm đề tài về tảo spirulina , anh chị và các bạn ai quan tâm đến vấn đề này thì chúng ta hãy cùng thảo luận nhé ??
Em được biết :
Tảo Spirulina, theo nghiên cứu được ghi nhận từ một số nước (như Nhật - đã nghiên cứu từ rất lâu), có 3 nhóm chính: nhóm thực phẩm dinh dưỡng, nhóm chế phẩm thành thuốc chữa bệnh, nhóm mỹ phẩm. Bản thân Spirulina vừa là thực phẩm dinh dưỡng vừa là dược phẩm. Trong thành phần của tảo làm thực phẩm dinh dưỡng có đầy đủ Protein,Lipid, Glucide... và các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng của tảo rất nhiều, như: chữa bệnh tim mạch, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, chống lão hóa, rối loạn chức năng sinh dục, chống ung thư... Riêng khả năng chống ung thư của tảo đã được nghiên cứu và đề cập nhiều nhưng mới chỉ dừng ở mức làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh và phục hồi sức khỏe đối với người bệnh. Còn tác dụng vào quá trình nào của bệnh ung thư thì vẫn chưa rõ. Nhiều tác giả cho rằng bệnh ung thư thì dùng tảo cũng rất tốt, ít nhất về mặt dinh dưỡng, có tác dụng phục hồi sức khỏe.
 
em ở DHV làm đề tài cùng Thầy Hành hay chị Hà
đề tài em làm cụ thể như thế nào?
phân lập, phân loại , giữ giống?
hay ứng dụng
 
ah

Em chào anh !
dạ em làm với thầy Hành ,chắc anh quen thầy Hành nhỉ ? em làm theo hướng ứng dụng của tảo spirulina vào nuôi trồng .nhưng trước đó phải tiến hành phân lập ạh ,sau đó mới nhân sinh khối ...
vì đây là lần đầu tiên làm quen với tảo cho nên có nhiều bỡ ngỡ ?,anh và mọi người có thể giúp đỡ em được ko ah?
chẳng hạn như tài liệu ,kinh nghiệm .... Em xin cám ơn !
 
ứng dụng của tảo spirulina vào nuôi trồng
vậy nghĩa là sao? bạn giải thích cho mình biết được ko? Mình cũng có ý định làm về ứng dụng của tảo này ?chưa biết sao.
Về tài liệu, mình có biết một vài trang web: www.spirulina.com, www.earthrise.com, ?:cry: ?tự nhiên quên mất rồi. Mình kiếm tài liệu trên net thì nhiều chứ sách vở thì hổng có bi nhiêu.
Bạn này có tài liệu nào về phân lập và thu sinh khối tảo ko? :roll: ?:p
 
Chị Hà và Thầy Hành tôi có biết
Tài liệu phân lập tôi có chút ít
tài liệu nuôi sinh khối có chút điỉnh
Kinh nghiệm và mô hình nuôi thu sinh khối cũng tạm tạm đủ kiếm cơm
Chủng thuần khiết cũng có vài chủng
Nhưng làm sao dám múa rìu qua mắt thầy Hành
Thầy tôi và thầy Hành có viết chung cuốn phân loại tảo nước ngọt việt nam bộ tảo lục
chắc bạn có quyển đó??
 
ah vâng em đã đọc quyển đó ,thầy giáo anh la thầy Dương Đức Tiến nhỉ ? em được biết làm về tảo này đã có rất nhiều đề tài ,thế ở trung tâm của anh đã có đề tài nào chưa ...
ko phải múa dìu qua mắt thợ đâu ,em nghĩ trao đổi qua mạng có nhiều cái hay chứ anh
theo anh thì về ?phân lập tảo này cần có những tài liệu gì ah?
ko biết anh có biết quyển của Lê HỮu thước ?viết về tảo spirulina
 
Thầy Lê Hữu Thước có một cuốn: "Tảo spirulina - nguồn dinh dưỡng và được liệu qúy" của NXB Khoa học KT H. Ko biết anh Lâm có ko? Cho em mượn với :p
 
Cuốn đó thầy tôi có
tôi chỉ mượn đọc thôi, rất tiếc nguyên tắc của thầy tôi là chỉ được đọc không đựoc mang ra khỏi phòng TN.
to TL: đề tài cũ quá rồi mà hướng mới thì không đủ khả năng, híc Thầy già mà trò quá trẻ nên không làm gì được
thực ra để phân lập không thôi (nuôi và giữ giống) thì chỉ cần quyển List Of Strains là đủ :!:
 
ah hay là thế này các anh nhé : những gì chúng ta thu thập được về tảo spỉulina thì chúng ta cùng post lên cho mọi người coi nhé ,đễ mọi người cùng thảo luận mà ...
các anh nghĩ có được ko ???
 
xin chào anh chị!
em cũng đang nuôi tảo spirulina, em đang nghiên cứu tối ưu hóa quy trình thu sinh khối tảo lớn nhất trong quy mô phòng thí nghiệm.
Môi tường tụi em dùng là môi trường zarouk được hấp khử trùng. giống tụi em mua về được lọc ở điều kiện thường sau đó đem vào tủ cấy để cấy vào môi trường, chiếu sáng bằng cách để các bình môi trường nuôi cấy sát bóng đèn chữ U lớn 24/24. sục khí bình thường và trước khi sục tụi em có lọc khí bằng bông không thấm nước. nồng độ sinh khối tảo mà tụi em cho vào là 0.01g/250ml, 0.02g/250ml.... 0.05g/250ml. nhiệt độ để ở điều kiện thường. tuy nhiên tảo của tụi em sau thời gian nuôi 3 ngày là nó bắt đầu trở nên đục trắng như nước vo gạo, và các tế bào tảo nó bắt đầu tụ lại với nhau. em hỏi thầy em thì thầy nói là nó chết rồi. em không biết là lý do vì sao. tất cả các lô thí nghiệm mà em làm đều bị trường hợp tương tự.
có anh chị nào biết lý do hay có kinh nghiệm nào không chỉ cho em với.
em là sinh viên trường ĐH CNTP
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,557
Members
56,696
Latest member
Thuongkbn
Back
Top