Sắp xếp, hệ thống lại kiến thức chuyên ngành

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Xin chào những nhà sinh học. Khi tổng kết lại những gì mình được học trong nhà trường để xác định những gì là cơ bản, những gì phải nhuần nhuyến khi tốt nghiệp có thể làm việc được thì tôi thấy lượng thông tin và kiến thức thu được là quá nhiều. Tôi không biết tổng kết lại như thế nào để đảm bảo vừa định hướng được những gì mình thu được trong nhà trường theo một hệ thống liên kết chặt chẽ, cố gắng sắp xếp lại vai trò của từng phần, từng mảng kiến thức mình đã được học. Nhưng công việc không phải đơn giản, và hiện nay vẫn phân vân không biết cách hệ thống sắp xếp thế nào là kiến thức cơ bản, không thể thiếu được đối với người làm về sinh học nói chung và CNSH nói riêng. Tôi nghĩ cái gì cũng có cơ sở lý thuyết sâu xa, và rất chắc chắn của nó, nếu ta không nắm được thì chỉ suốt đời đi khắc phục sự cố, và cũng chẳng biết khắc phục như thế nào, chứ đừng nói là sáng tạo và đóng góp cái gì đó cho khoa học. Vì vậy tôi nêu chủ để này mong các anh, các chị và các bạn cùng thảo luận để đưa ra một hệ thống kiến thức phù hợp từ đó định hướng cho hoạt động khoa học của những sinh viên mới, sinh viên sắp ra trường, hay những người làm về sinh học về công nghệ sinh học. Xin cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo, các anh, các chị và các bạn.
 
Tôi nêu ra chủ đề này vì thấy mặc dù là người học về sinh học, và sắp tới sẽ phải làm về sinh học nhưng những kiến thức nền tảng lại thiếu. Vì vậy tôi thử sắp xếp hệ thống kiến thức sinh học như sau:

1. Các kiến thức sinh học ở cấp độ phân tử: DNA, RNA, Protein, Gluxit, Lipit, Enzyme...
2. Cấp độ tế bào: Hiểu biết rõ rệt về các loại cấu tạo và cấu trúc chính của các loại tế bào: Prokaryote và Eukaryote
3. Cấp độ mô, tổ chức của cơ thể:
4. Cấp độ cá thể
5. Cấp độ trên cá thể: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển

Trong mỗi cấp độ lại có những kiến thức nền tảng ví dụ ở cấp độ phân tử thì DNA và RNA là nền tảng cho việc điều khiển, tổng hợp nên các phân tử khác ở mức độ cao hơn. Vì kiến thức sinh học quá mênh mông mà biểu hiện vận dụng của nó lại vô cùng (1+1 không phải là 2 mà có thể là 1 hoặc nhiều ) nên cần thiết trong việc đúc kết, tổng hợp nó lại theo một logic nhất định và phải nhìn nó theo một cấu trúc động (chẳng hạn ngay cả phân tử DNA có phải khoảng cách giữa 2 mạch lúc nào cũng là 20A (dạng B) đâu, mà nó có thể xi xích tí chút trong một giới hạn nào đó (còn giới hạn như thế nào, và ở mức như thế nào thì tôi không biết, điều này dành cho các nhà sinh học phân tử), hay có phải lúc nào nó cũng xoắn xung quanh trục với đường kính không đổi của dạng B đâu? (điều này tôi chẳng biết tìm thí nghiệm kiểm chứng ở đâu cả, nhưng các bạn cứ thử hỏi các nhà sinh học phân tử xem tôi dự đoán có đúng hay không? anh dontcry nhỉ! hi hi). Vì vậy cần nhìn nó trong mối quan hệ trong cấu trúc vừa động vừa tương tác thì mới hiểu được sinh học, chứ không phải nó là một hệ thống cơ học thuần túy, hoặc hóa học thuần túy, mà phải là mối liên hệ mối tương tác qua lại giữa chúng. Bởi theo tôi nghĩ nếu mình có nắm vững các kiến thức này và nhìn nó bằng một cái nhìn khác chứ không phải mô tả thuần túy như sinh học trước đây thì sẽ mở ra rất nhiều ý tưởng mới từ ứng dụng thành công một sản phẩm hoặc một nghiên cứu khoa học nào đó. Đây chỉ là ý tưởng của tôi, còn các bác, các thầy cô giáo, anh,chị ... có cao kiến thì cứ việc post lên chúng ta cùng thảo luận để đưa ra một hệ thống mà ít nhất là giữa chúng ta có thể chấp nhận được. Còn cụ thể mỗi phần tôi xác định được đến đâu sẽ post lên sau (để đọc hết web site này đã).
 
việc phân chia kiến thức và hệ thống hóa chúng thực sự các thầy cô đã giúp cho bạn từ lâu lắm rồi, chỉ là bạn kô thấy thôi:

- khối kiến thức đại cương: từ tế bào cho đến vũ trụ, nhưng học rộng chứ không sâu.

- khối kiến thức chuyên ngành: khi bạn vào 1 chuyên ngành nào đó, lúc này sự chuyên sâu cần để bạn đi thật sâu vào 1 lĩnh vực nào đó.

Sự phân chia kiến thức thì có nhiều cách, cách của bạn là 1 cách và nó phù hợp với bạn hoặc những người cùng chung ý tưởng, chứ nó có thể kô cùng ý nghỉ ?với nhiều người khác (có tui)
 
Nếu anh có những ý kiến khác thì mời anh post lên cho mọi người tham khảo, và bàn luận, để đưa ra một cái gì đó chung nhất với mọi người.
Theo em hiểu:

- Khối kiến thức đại cương là những gì chung nhất của sinh giới.

- Kiến thức chuyên ngành là trên cơ sở những cái chung đó mà là m rõ những cái dị biệt, những cái khác biệt của từng chuyên ngành, của từng loài, từng chủng, từng nòi, từng thứ nhưng vẫn dựa trên cơ sở cái nền chung đấy.
Khi nắm nó đã ko vững thì cho dù chuyên ngành anh có giỏi đến đâu đi nữa thì cũng chỉ là cái ngọn rất khó phát triển mà đi lên và quan trọng hơn là liên kết với các thành tựu khoa học khác để đưa ra những vấn đề, những lý giải khác nhau. Vì vậy đáng nhẽ kiến thức cơ bản đầu tiên của những người làm khoa học nói chung và sinh học nói riêng là học cách tiếp thu ý kiến của người khác và trình bày ý kiến, ý tưởng của mình cho người khác hiểu (nhưng vì nó không thuộc sinh học nên em ko đưa vào đây thôi).

Còn về việc kiến thức đại cương đã được các thầy cô tổng kết rồi nhưng đó là cách tổng kết theo giáo trình. Đối với riêng em thì em lại nghĩ rằng bất cứ một ngành khoa học nào muốn thể hiện sự phát triển của nó thì chính là sự đúc kết lý thuyết từ những thí nghiệm, những kiểm chứng riêng rẽ, và công việc này đòi hỏi vốn kiến thức rất lớn, rất rộng (mà em thì không có, nên mới phải hỏi, ha ha ). Chỉ khi có những tổng kết như vậy thì mới suy đoán được những cái mình sắp làm, và có thể dự đoán được kết quả đến đâu (tất nhiên mọi thứ đều phải kiểm chứng chặt chẽ rồi)
Theo em nguyên lý trung tâm của sinh học là học thuyết tiến hóa của Darwin (và những người đi sau sẽ bổ sung cho những tư liệu mà không thể có ở thời Darwin): Đó là thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và đột biến mà giữ lại những cá thể ưu tú nhất thích nghi tốt nhất đối với môi trường tự nhiên, nhưng ngày nay thì theo em nên hiểu rộng hơn là: giữ lại những gen tốt và loại bỏ những gen xấu, có hại. Từ nguyên lý tiến hóa đó mà có nhiều lý thuyết khác vừa làm rõ cho nó, vừa bổ sung cho nó.
Từ đó theo em những kiến thức cơ bản này: thì hãy đưa ra cái nền mà từ cái chung đó có thể làm rõ được cái dị biệt của từng chuyên ngành khác nhau trong sh. (học theo kiểu suy ra, chứ không theo kiểu học đến đâu biết đến đó mà không có sự liên hệ nào). ?:D
 
những gì bạn nói đều hòan tòan chính xác, tôi đang lắng nghe và học hỏi bạn, chứ tui có biết gì đâu mà kêu tui nói nè!
 
Em có ý kiến thế này, các bác xem có được ko nhé:
Web site chúng ta sẽ làm một quyển sách với tựa đề coi như là sinh học đại cương nhưng không phải theo giáo trình mà các thầy cô vẫn dạy ở các trường mà là một cuốn sách tập hợp những nguyên tắc chung nhất trong từng phần của hệ thống sinh học nói trên. Các nguyên tắc chung nhất và nếu có kinh nghiệm thì càng hay (tức là những điều rút ra qua các bài học, từ kinh nghiệm thực tế, có thể ko biết chứng minh các kinh nghiệm nhưng miễn là mọi người áp dụng và thấy đúng trong mọi trường hợp là được). Sau khi làm xong gửi cho các Giáo sư xem thử và đánh giá, biết đâu họ còn cho thêm vài kinh nghiệm ấy chứ. :)
 
Em có ý kiến thế này, các bác xem có được ko nhé:

Web site chúng ta sẽ làm một quyển sách với tựa đề coi như là sinh học đại cương nhưng không phải theo giáo trình mà các thầy cô vẫn dạy ở các trường mà là một cuốn sách tập hợp những nguyên tắc chung nhất trong từng phần của hệ thống sinh học nói trên.

- Các nguyên tắc chung nhất
- Nếu có kinh nghiệm thì càng hay (tức là những điều rút ra qua các bài học, từ kinh nghiệm thực tế, có thể ko biết chứng minh các kinh nghiệm nhưng miễn là mọi người áp dụng và thấy đúng trong nhiều trường hợp là được) hay những nhận định mà chẳng có sách nào có .

Sau khi làm xong gửi cho các Giáo sư xem thử và đánh giá, biết đâu họ còn cho thêm vài kinh nghiệm ấy chứ. :)
 
Còn mục 5 em chẳng biêt phân loại sinh giới theo cách nào nữa: Theo 3 (của sinh học phân tử) hay 5 của hình thái. Xin các Bác, các anh, các chị, các bạn và các em cho biết ý kiến; Và trong cách phân loại như vậy thì dựa vào các đặc điểm, nguyên tắc, tiêu chuẩn ?nào để phân loại (viết rõ ra nhé, càng đầy đủ càng tốt)
 
Quên mất hệ thống kiến thức sinh học thì đầu tiên phải biết sinh học là thế nào chứ nhỉ?

Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống và các tổ chức sống.

Còn sự sống là thế nào? Theo em hiểu là thế này (còn cái vụ tài liệu tham khảo thì ai biết thì dẫn hộ em với nhé vì em chỉ tìm thấy đặc trưng của sự sống mà phát biểu liều thôi, ko thì lại bị anh lon xon cho một trận tơi tả về tính khoa học của mỗi bài, như bài viết của anh pmtrung thì chết ?:mrgreen: ):
- Sự sống là một hệ thống có tổ chức phức tạp có khả năng trao đổi chất, thu năng lượng từ môi trường để đảm bảo các hoạt động và sự tồn tại của nó, có khả năng truyền đạt thông tin "gần như nguyên vẹn" (chỗ này em muốn nhấn mạnh về sai khác có thể có giữa bố mẹ và con cái, tức là tính biến dị trong học thuyết của Darwin ý mà, có ai biết từ nào diễn đạt hay hơn thì sửa lại hộ em với) về các đặc tính riêng biệt của mình cho thế hệ sau.
 
ha ha ha sắp tới nhà xuất bản giáo dục sẽ xuất bản đầy đủ bộ sách về công nghệ sinh học gồm năm tập: Bây giờ đã có tập 1 và 2 (3 tập còn lại sẽ xuất bản trong năm 2006), khỏi cần mất công sắp xếp hệ thống làm gì cho mệt, các thầy quá đủ tầm để viết roài. Bây giờ chỉ việc học và đợi thôi.

Nhà xuất bản khoa học cũng không lép vế đâu. Cũng ra một bộ sách gối đầu giường về công nghệ sinh học (dự kiến năm 2006). Ôi các thầy các cô ơi, viết nhanh nhanh lên cho em còn đọc với :D
 
Hoàng Đức Minh said:
Xin chào những nhà sinh học. Khi tổng kết lại những gì mình được học trong nhà trường để xác định những gì là cơ bản, những gì phải nhuần nhuyến khi tốt nghiệp có thể làm việc được thì tôi thấy lượng thông tin và kiến thức thu được là quá nhiều. Tôi không biết tổng kết lại như thế nào để đảm bảo vừa định hướng được những gì mình thu được trong nhà trường theo một hệ thống liên kết chặt chẽ, cố gắng sắp xếp lại vai trò của từng phần, từng mảng kiến thức mình đã được học. Nhưng công việc không phải đơn giản, và hiện nay vẫn phân vân không biết cách hệ thống sắp xếp thế nào là kiến thức cơ bản, không thể thiếu được đối với người làm về sinh học nói chung và CNSH nói riêng.

Về những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất đối với sinh viên ngành sinh học bạn có thể tham khảo qua các câu hỏi của đề GRE subject test cho graduate student của ETS, ở đó họ có liệt kê các phần kiến thức mà mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải nắm chắc:

Biology subject test

The GRE Biochemistry cell and molecular biology test

Những kiến thức chung này bạn nhất định phải hiểu và nắm chắc dù bạn có chuyên sâu về một lĩnh vực gì đi chăng nữa. Liệu có cực đoan quá không nhỉ?
 
Ý kiến của Minh hay đấy.Nhưng đây là một viêc làm rất khó không phải chỉ một mà phải nhiều người làm,vả lại phải có sự hướng dẫn của các thầy, cô ?anh chị,đi trước và tập hợp được tất cả các tài liệu trong lĩnh vực của chúng ta và còn tùy vào mức độ hiểu của mỗi người nữa nhưng nếu có quyết tâm thì chúng ta sẽ cùng hợp tác làm thử coi .Hy vọng các bạn trong diễn đàn sẽ cùng tham gia và chia ra mỗi người ?lĩnh vực sau ứo thống nhất đề cương và mới bắt tay làm.OK chưa
 
:D, việc này ko cần thiết nữa rồi, các thầy các cô viết 2 bộ rồi: 1 của nxb: gd, một của khkt. Đều lấy tên bộ sách về công nghệ sinh học. Của nxb gd thì nghiêng về lý thuyết, còn của khkt thì đi vào thực hành, thực nghiệm. GD: Ra tập 1 và 2 rồi (5 tập, sao mà lâu thế ko biết). KHKT: mới ra tập 1. Hy vọng cuối năm nay được đọc cả 2 bộ. :mrgreen:
 
Chắc bạn Minh cũng có ý nghĩ giống tôi hồi xưa? Khi chuẩn bị tốt nghiệp tôi nghĩ mà toát mồ hôi hột vì kiến thức của mình chả làm được cái gì cả. Nằm cả đêm nghĩ ?lui nghĩ tới mà ứa nước mắt vì thằng mổ heo còn có ngón nghề của nó còn mình không có ngón nghề gì.

Bây giờ tôi biết mình không phải là thiểu số. Có nhiều người đến với khoa học cũng rất muộn và mớ kiến thức họ thu thập được trong nhà trường cũng rất khiêm tốn. Vấn đề là ở chỗ trong nhà trường ta đã không xác định ra trường sẽ làm gì nên đã không chuẩn bị về tâm lí (là chủ yếu) và kiến thức (chỉ là phụ) cho công việc tương lai về sau.

Bạn làm gì khi thấy mình hổng kiến thức hoặc không đủ kiến thức để làm công việc mà mình được giao phó. Cách làm logic nhất là tự trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết. Trang bị như thế nào: chẳng lẽ tôi phải học lại tất cả những môn được lên kế hoạch trong nhà trường của ngành đó à. Không, chắc chắn là không phải vậy rồi. Thứ nhất thời gian ta không có, thứ hai chưa chắc cách dạy trong nhà trường đã phù hợp với trình độ của ta (đã có cái đầu đại học rồi) và mục đích của ta (chỉ cần biết một vài mảng trong đó).

Kinh nghiệm của tôi hồi học thi đại học: có thể xem là mất gốc về Toán, Hóa vì lớp 10 và 11 chẳng chịu học hành gì (ít nhất là tôi cảm thấy như vậy). Tôi nghĩ giống bạn Minh là chắc phải đi học thêm từ lớp 10 trở đi. Nhưng nghĩ lại cách đó không ổn vì thời gian còn ít quá. Thế là tôi lấy sách 12 ra học vì biết rằng kiến thức thi chủ yếu nằm ở đây. Tôi lấy bộ đề ra làm và phần nào tôi cho là mình thiếu lý thuyết thì quay trở lại xem phần đó để đủ kiến thức giải toán. Sau vào đại học tôi nghĩ là kiến thức của mình bị chắp vá nhưng cứ mặc kệ nó vậy vì dù sao cũng đã qua thời phổ thông rồi. Đến bây giờ tôi thấy dù chắp vá nhưng có lẽ nó vẫn còn hơn khối người và đủ để sống và quan trọng hơn là những người tôi cho là có kiến thức lành lặn hơn bây giờ họ đã quên hết mớ kiến thức đó (giống tôi vậy - nên có khác gì giữa chắp vá với lành lạnh đâu?).

Vậy mấu chốt của vấn đề là ở đâu: chủ yếu là do tâm lý ta cầu toàn và thiếu thực tế. Đúng là kiến thức của ta chưa đủ thật. Nhưng những gì ta cần cho công việc thì không được thiếu. Một khi bạn bị dồn vào chân tường và có một chút suy nghĩ thực tế thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ thấy cần phải làm cái gì và phải làm như thế nào. Lo nghĩ bây giờ chỉ là lo bò trắng răng thôi ?8)
 
(đã có cái đầu đại học rồi)

Câu này là chính xác, đầu đại học là khả năng nhìn nhận vấn đề và cách giải quyết, chứ kiến thức ko quan trọng thiếu phần nào học phần đó theo cách nhà trường đã dạy cho mình biết phải tự học thế nào.

Hì hì, lúc nào rảnh anh thử ngồi đọc lại sgk lớp 10, 11, 12 các môn xem ko mất nhiều thời gian đâu, chừng 1 buổi 4-5 tiếng mỗi môn là ok, nhưng thu được vô khối thứ, cách nhìn cũng khác nữa -> đọc thấy sướng lắm chứ ko như tra tấn hồi thi đh đâu.
 
Nói thẳng ra nhiều đứa đi luyện thi DH vậy chớ chả đời nào đụng tới sgk,mua về rồi để dành bán ve chai.Em cũng vậy,2 cuốn sgk sử đọc chữ nào chết liền.Lúc thi tốt nghiệp bị cô bắt chép phạt quá trời ?nhờ vậy mới được 9 điểm,bình ?thường kiểm tra sử em không bao giờ vượt qua nổi điểm 6.Cách tốt nhất thử nghiệm biên soạn sgk là lập ra các bài giảng LTDH.
 
E mới vào diễn đàn, chưa bít gì nhìu, nhưng e thấy ở ĐH mình học được nhiều chứ, rất nhiều là đằng khác. Vấn đề là mình có thích tiếp thu hay ko thôi. Dù em lười học nhưng mà bị bắt học mãi kiến thức cũng tự chui vào đầu, ko nghiêm trọng như các anh chị đã viết thì phải :p
 
Em cứ học thử đi rồi sẽ biết.Em không thích học thì nhồi nhét cho kiến thức nó chui vào thì nó cũng lại bò ra thôi.Hoặc vào không đúng chỗ.
 
@ Trương Xuân Đại :). e học sắp xong rùi . Em viết thế dựa trên kinh nghiệm đã qua của em thui a'.

@Anh Minh: Sinh học rộng lớn lắm. Mong muốn hiểu hết, biết hết (cái này còn có thể) nhưng nhớ hết là ko được rồi. Mình học chuyên ngành gì, nghiên cứu chuyên sâu về cái gì thì tìm hiểu riêng về phần đấy thôi. Tìm hiểu thì sách vở, net, tài liệu vô bờ bến chỉ sợ mình ko chịu đọc thôi. Summarize hết lại thì phù hợp với luyện thi đại học nhìu hơn :)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top