Lê Đức Dũng
Senior Member
mình không được hưởng thì con mình được hưởng !! thế mới thấy xây được cái trường hoàn chỉnh tốn cả đống tiền, không tièn đó mày làm nên !!
- Chính phủ dự kiến xây 5 trường ĐH đẳng cấp quốc tế từ nay đến 2020 để đến 2025 các trường này tối thiểu lọt "top 400". Đồng thời những bài học trong quá trình thực hiện sẽ góp phần đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục ĐH của VN.
Đây là những nội dung đưa ra tại hội thảo “xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế tại VN – Cơ hội và thách thức” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 12/9 tại Đà Nẵng.
Chơi với người giỏi hơn
Theo báo cáo của ADB về dự án hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng trường ĐH Việt Đức (VGU) và ĐH Khoa học Công nghệ Hà Nội (HUST) thì để đạt được những chuẩn mực của trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế, dự tính chi phí đầu tư cơ bản thành lập trường HUST là 243 triệu USD và trường VGU là 123 triệu USD (sẽ còn cao hơn nếu phải bao gồm chi phí mặt bằng).
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: HCÔng Gai Sheridando, Tư vấn trưởng của dự án nhấn mạnh: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản như vậy là cao so với những tiêu chuẩn hiện nay ở VN.
Tuy nhiên, không thể "nhân nhượng" nếu VN muốn đạt được những tiêu chuẩn quốc tế và được xếp hạng trong danh sách ĐH đẳng cấp thế giới và khu vực.
Theo đó, các trường ĐH này sẽ mở rộng và nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Đặc biệt, có thể tham gia đào tạo đội ngũ giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng trong toàn hệ thống giáo dục ĐH của VN.
Ông Hervé Bolot, Đại sứ Pháp tại VN cho rằng, vấn đề cốt lõi của trường ĐH đẳng cấp quốc tế là phải có sự liên kết giữa đào tạo, nghiên cứu với các ngành công nghiệp.
Cần thiết lập các viện chuyển giao công nghệ cao trong trường ĐH; đội ngũ giảng viên phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân phải dựa trên cơ sở vững chắc…
Còn theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại VN thì thiết kế xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế phải là “kiến trúc mở”, các trường ở VN phải đi theo hướng xây dựng từng bước, tạo điều kiện cho nhiều nhà tài trợ cùng tham gia.
Tuy VN đã chọn 15/150 để xây dựng trường ĐH trọng điểm nhưng đến nay vẫn chưa có trường nào được xếp hạng trong "Top 500 trường hàng đầu châu Á". (nguyên Thứ trưởng Bành Tiến Long)Với tinh thần “chơi với người giỏi hơn để học hỏi kinh nghiệm”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Chính phủ VN chọn phương án: các trường ĐH xuất sắc tham gia xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN phải đến từ một quốc gia có trình độ cao về khoa học công nghệ, kinh tế và giáo dục ĐH.
Với cách này, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, VN có thể triển khai xây dựng đồng thời một vài trường ĐH đẳng cấp quốc tế trong khoảng 15-20 năm.
Đại học đẳng cấp quốc tế phải được "tự chủ"
Ông Ayumi Konishi, ông J. Waite Mai Thanh (đại diện WB tại VN) và Đại sứ Pháp tại VN Hervé Bolot đều cho rằng, cần phải thiết lập sự tự chủ trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu, liên kết… đối với trường ĐH đẳng cấp quốc tế.
Theo đó, Chính phủ không còn đóng vai trò quản lý mà là vai trò hướng dẫn, hỗ trợ cho trường ĐH. Ngược lại, các trường ĐH phải có trách nhiệm rất cao trong việc minh bạch và giải trình thể chế trước Chính phủ.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: hiện nay, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương hoàn tất các khung pháp lý để trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, Bộ chỉ đóng vai trò tham vấn và điều tiết từ xa.
“Trên thực tế, nhiều giám đốc ĐH đã có quyền tự chủ, nhưng lại chưa thể tự định ra mức lương cho giáo viên. Từ năm 2003, chúng tôi đã áp dụng cơ chế các trường ĐH có thể trả lương theo ý họ muốn, nhưng các trường không có tiền nên lại phải huy động tiền của nhà nước.
15 năm tới, em bé này (hiện đang học ở trường mầm non song ngữ theo chương trình quốc tế ở Hà Nội) có lựa chọn trường ĐH của Việt Nam để theo học? Ảnh: Lê Anh Dũng
Bao nhiêu tiền để có đại học đẳng cấp quốc tế?
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế (ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ với vốn vay khoảng 400 triệu USD từ ADB và WB). Thông tin từ hội thảo cho hay, đây là chi phí trong giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa, có thể lên tới 500 triệu đến 1 tỷ USD cho mỗi đại học.
"Với cơ chế học phí mới, vài năm tới bộ mặt các trường ĐH của VN có thể thay đổi, trả lương cao hơn mức lương của Chính phủ để giữ chân giáo viên giỏi, thu hút giáo viên giỏi từ nơi khác về.” - Phó Thủ tướng nói.
Đặc biệt, các trường ĐH đẳng cấp quốc tế của VN sẽ là trường công, do vẫn sử dụng ngân sách từ nhà nước, mức học phí do Chính phủ quy định (Chính phủ hỗ trợ một phần để không quá cao) và Chính phủ vẫn có đại diện trong hội đồng nhà trường.
Phó Thủ tướng phân tích: “Nếu gặp trường hợp trường đánh lừa, thu học phí cao nhưng chất lượng thấp thì sinh viên chỉ có thể biết sau khi đã kết thúc 4-5 năm học. Và hậu quả là xã hội sẽ phải gánh. Do vậy, Chính phủ phải tham gia... Trường ĐH có quyền tự chủ vận hành nhưng phải cam kết nghĩa vụ phục vụ xã hội!”.
Giai đoạn 2009 – 2020:
- Xây dựng 5 trường ĐH quốc tế với sự tham gia của 5 quốc gia và 100 ĐH thành viên
- Xây dựng 20 trường ĐH mạnh, đạt trình độ trung bình so với quốc tế
(20 trường này là ĐH nghiên cứu)
- 180 trường ĐH còn lại yếu so với quốc tế; 250 trường cao đẳng trung bình và yếu so với quốc tế
Sau năm 2025:
5 trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế (có thứ hạng từ 200 – 400 thế giới)
20 trường ĐH mạnh và khá so với quốc tế
200 trường ĐH khác trung bình so với quốc tế
300 trường cao đẳng trung bình so với quốc tế
(Theo báo cáo chính thức của Bộ GD-ĐT tại hội thảo)
Đây là những nội dung đưa ra tại hội thảo “xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế tại VN – Cơ hội và thách thức” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 12/9 tại Đà Nẵng.
Chơi với người giỏi hơn
Theo báo cáo của ADB về dự án hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng trường ĐH Việt Đức (VGU) và ĐH Khoa học Công nghệ Hà Nội (HUST) thì để đạt được những chuẩn mực của trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế, dự tính chi phí đầu tư cơ bản thành lập trường HUST là 243 triệu USD và trường VGU là 123 triệu USD (sẽ còn cao hơn nếu phải bao gồm chi phí mặt bằng).
Tuy nhiên, không thể "nhân nhượng" nếu VN muốn đạt được những tiêu chuẩn quốc tế và được xếp hạng trong danh sách ĐH đẳng cấp thế giới và khu vực.
Theo đó, các trường ĐH này sẽ mở rộng và nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Đặc biệt, có thể tham gia đào tạo đội ngũ giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng trong toàn hệ thống giáo dục ĐH của VN.
Ông Hervé Bolot, Đại sứ Pháp tại VN cho rằng, vấn đề cốt lõi của trường ĐH đẳng cấp quốc tế là phải có sự liên kết giữa đào tạo, nghiên cứu với các ngành công nghiệp.
Cần thiết lập các viện chuyển giao công nghệ cao trong trường ĐH; đội ngũ giảng viên phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân phải dựa trên cơ sở vững chắc…
Còn theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại VN thì thiết kế xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế phải là “kiến trúc mở”, các trường ở VN phải đi theo hướng xây dựng từng bước, tạo điều kiện cho nhiều nhà tài trợ cùng tham gia.
Tuy VN đã chọn 15/150 để xây dựng trường ĐH trọng điểm nhưng đến nay vẫn chưa có trường nào được xếp hạng trong "Top 500 trường hàng đầu châu Á". (nguyên Thứ trưởng Bành Tiến Long)Với tinh thần “chơi với người giỏi hơn để học hỏi kinh nghiệm”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Chính phủ VN chọn phương án: các trường ĐH xuất sắc tham gia xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN phải đến từ một quốc gia có trình độ cao về khoa học công nghệ, kinh tế và giáo dục ĐH.
Với cách này, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, VN có thể triển khai xây dựng đồng thời một vài trường ĐH đẳng cấp quốc tế trong khoảng 15-20 năm.
Đại học đẳng cấp quốc tế phải được "tự chủ"
Ông Ayumi Konishi, ông J. Waite Mai Thanh (đại diện WB tại VN) và Đại sứ Pháp tại VN Hervé Bolot đều cho rằng, cần phải thiết lập sự tự chủ trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu, liên kết… đối với trường ĐH đẳng cấp quốc tế.
Theo đó, Chính phủ không còn đóng vai trò quản lý mà là vai trò hướng dẫn, hỗ trợ cho trường ĐH. Ngược lại, các trường ĐH phải có trách nhiệm rất cao trong việc minh bạch và giải trình thể chế trước Chính phủ.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết: hiện nay, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương hoàn tất các khung pháp lý để trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, Bộ chỉ đóng vai trò tham vấn và điều tiết từ xa.
“Trên thực tế, nhiều giám đốc ĐH đã có quyền tự chủ, nhưng lại chưa thể tự định ra mức lương cho giáo viên. Từ năm 2003, chúng tôi đã áp dụng cơ chế các trường ĐH có thể trả lương theo ý họ muốn, nhưng các trường không có tiền nên lại phải huy động tiền của nhà nước.
Bao nhiêu tiền để có đại học đẳng cấp quốc tế?
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế (ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ với vốn vay khoảng 400 triệu USD từ ADB và WB). Thông tin từ hội thảo cho hay, đây là chi phí trong giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa, có thể lên tới 500 triệu đến 1 tỷ USD cho mỗi đại học.
"Với cơ chế học phí mới, vài năm tới bộ mặt các trường ĐH của VN có thể thay đổi, trả lương cao hơn mức lương của Chính phủ để giữ chân giáo viên giỏi, thu hút giáo viên giỏi từ nơi khác về.” - Phó Thủ tướng nói.
Đặc biệt, các trường ĐH đẳng cấp quốc tế của VN sẽ là trường công, do vẫn sử dụng ngân sách từ nhà nước, mức học phí do Chính phủ quy định (Chính phủ hỗ trợ một phần để không quá cao) và Chính phủ vẫn có đại diện trong hội đồng nhà trường.
Phó Thủ tướng phân tích: “Nếu gặp trường hợp trường đánh lừa, thu học phí cao nhưng chất lượng thấp thì sinh viên chỉ có thể biết sau khi đã kết thúc 4-5 năm học. Và hậu quả là xã hội sẽ phải gánh. Do vậy, Chính phủ phải tham gia... Trường ĐH có quyền tự chủ vận hành nhưng phải cam kết nghĩa vụ phục vụ xã hội!”.
Dự kiến lộ trình xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế ở VN
- Xây dựng 5 trường ĐH quốc tế với sự tham gia của 5 quốc gia và 100 ĐH thành viên
- Xây dựng 20 trường ĐH mạnh, đạt trình độ trung bình so với quốc tế
(20 trường này là ĐH nghiên cứu)
- 180 trường ĐH còn lại yếu so với quốc tế; 250 trường cao đẳng trung bình và yếu so với quốc tế
Sau năm 2025:
5 trường ĐH đạt đẳng cấp quốc tế (có thứ hạng từ 200 – 400 thế giới)
20 trường ĐH mạnh và khá so với quốc tế
200 trường ĐH khác trung bình so với quốc tế
300 trường cao đẳng trung bình so với quốc tế
(Theo báo cáo chính thức của Bộ GD-ĐT tại hội thảo)
Hải Châu