Nguyễn Ngọc Huy2
Senior Member
Sau vài giờ lai rai, hai đệ tử lưu linh ở quận Gò Vấp, TP HCM, nổi hứng bắt ốc sên ngoài vườn để ăn sống. Hành động liều lĩnh đã khiến cả hai hôn mê sâu do ký sinh trùng trong ốc tấn công vào não gây viêm.
Bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, nơi điều trị cho các bệnh nhân cho biết, khả năng bình phục của cả hai là rất khó, bởi loại giun ký sinh có trong ốc sên đã gây biến chứng viêm màng não nặng.
Vợ của một trong hai bệnh nhân cho hay, một tháng trước, chồng chị (32 tuổi) và anh sinh viên (21 tuổi) ở cạnh nhà cùng ngồi nhậu. Cuộc tiệc kéo dài từ 12h trưa đến khoảng 1h sáng hôm sau thì trời đổ mưa. Thấy một con ốc sên bò từ ngoài vườn vào nhà, hai người bắt ốc, đập vỡ vỏ và chia nhau ăn sống. Chưa thỏa, vì cho rằng người này ăn phần đầu, người kia ăn phần đuôi là bất công bằng, cả hai bắt tiếp một con nữa để ăn.
Một ngày sau khi ăn ốc, cả hai người bắt đầu cảm thấy khó chịu với những triệu chứng đau đầu, đau bụng và sốt. Tại Bệnh viện Thống Nhất, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đau dạ dày và cho uống thuốc gần một tuần không khỏi nên gia đình đưa họ đến hai bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Phạm Ngọc Thạch. Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm màng não do ký sinh trùng và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Theo các bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh Bệnh viện Nhiệt Đới, sức khỏe của cả hai ngày càng xấu dù đã được điều trị bằng thuốc đặc trị. "Hiện hai bệnh nhân hôn mê sâu phải thở máy. Tiên lượng rất xấu bởi tình trạng bệnh đã quá nặng", một bác sĩ nói.
Chiều 4/9, ngoài 2 bệnh nhân nguy kịch, khoa Nhiễm Việt - Anh còn điều trị tích cực cho một nam bệnh nhân 39 tuổi ngụ tại Đồng Nai cũng nhập viện vì ăn ốc sên. Miệng sùi bọt, mắt đờ đẫn vì biến chứng viêm màng não, bệnh nhân vẫn chưa thể nói chuyện được dù đã qua 7 ngày điều trị.
Thoát cơn nguy kịch, hiện được theo dõi tại khoa Nhiễm B, Khoa là một "nạn nhân" của thú ăn ốc sên, nhà ở Bình Dương cho hay, gần 50 ngày qua với anh là khoảng thời gian kinh khủng nhất.
"10 ngày sau khi ăn ốc sên, đầu tôi đau như búa bổ. Chưa có lần đau đầu nào ghê rợn đến thế. Quạt máy quạt vào mặt, tôi cũng cảm thấy ê ẩm. Cơn đau kéo dài khiến tôi không thể ăn uống, thậm chí không thể cười nói. Ăn thứ gì cũng nôn ra hết. Từ một người nặng 60 cân, chỉ sau nửa tháng tôi giảm gần 20 cân", bệnh nhân này nói.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, cơn đau mà các bệnh nhân này trải qua là chứng viêm màng não do ký sinh trùng. "Chỉ 3 ngày sau khi vào cơ thể, loại giun này đã có thể xâm hại não để gây viêm. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp điều trị thuận lợi hơn, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng dám nói thật rằng mình đã ăn ốc sên. Điều này khiến thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh ngày càng nặng hơn", một bác sĩ nói.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Chính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho hay, thi thoảng bệnh viện vẫn tiếp nhận những bệnh nhân bị viêm màng não do ăn ốc sên hoặc các loại thịt sống. Rất ít trường hợp tử vong, tuy nhiên theo ông Chính, tùy thuộc vào vị trí phần não bị xâm hại mà người bệnh có thể bị tai biến nặng hay nhẹ.
Trước tính chất nguy hiểm của chứng viêm màng não do ký sinh trùng gây nên, tiến sĩ Chính khuyên người dân nên cẩn trọng khi dùng những loại thức ăn sống hoặc tái. Riêng những thực phẩm lạ, ít người dùng thì không nên liều lĩnh ăn thử vì dễ gây bệnh hoặc ngộ độc.
http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/09/3BA131DE/
Bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, nơi điều trị cho các bệnh nhân cho biết, khả năng bình phục của cả hai là rất khó, bởi loại giun ký sinh có trong ốc sên đã gây biến chứng viêm màng não nặng.
Vợ của một trong hai bệnh nhân cho hay, một tháng trước, chồng chị (32 tuổi) và anh sinh viên (21 tuổi) ở cạnh nhà cùng ngồi nhậu. Cuộc tiệc kéo dài từ 12h trưa đến khoảng 1h sáng hôm sau thì trời đổ mưa. Thấy một con ốc sên bò từ ngoài vườn vào nhà, hai người bắt ốc, đập vỡ vỏ và chia nhau ăn sống. Chưa thỏa, vì cho rằng người này ăn phần đầu, người kia ăn phần đuôi là bất công bằng, cả hai bắt tiếp một con nữa để ăn.
Một ngày sau khi ăn ốc, cả hai người bắt đầu cảm thấy khó chịu với những triệu chứng đau đầu, đau bụng và sốt. Tại Bệnh viện Thống Nhất, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đau dạ dày và cho uống thuốc gần một tuần không khỏi nên gia đình đưa họ đến hai bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Phạm Ngọc Thạch. Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị viêm màng não do ký sinh trùng và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Theo các bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh Bệnh viện Nhiệt Đới, sức khỏe của cả hai ngày càng xấu dù đã được điều trị bằng thuốc đặc trị. "Hiện hai bệnh nhân hôn mê sâu phải thở máy. Tiên lượng rất xấu bởi tình trạng bệnh đã quá nặng", một bác sĩ nói.
Chiều 4/9, ngoài 2 bệnh nhân nguy kịch, khoa Nhiễm Việt - Anh còn điều trị tích cực cho một nam bệnh nhân 39 tuổi ngụ tại Đồng Nai cũng nhập viện vì ăn ốc sên. Miệng sùi bọt, mắt đờ đẫn vì biến chứng viêm màng não, bệnh nhân vẫn chưa thể nói chuyện được dù đã qua 7 ngày điều trị.
Thoát cơn nguy kịch, hiện được theo dõi tại khoa Nhiễm B, Khoa là một "nạn nhân" của thú ăn ốc sên, nhà ở Bình Dương cho hay, gần 50 ngày qua với anh là khoảng thời gian kinh khủng nhất.
"10 ngày sau khi ăn ốc sên, đầu tôi đau như búa bổ. Chưa có lần đau đầu nào ghê rợn đến thế. Quạt máy quạt vào mặt, tôi cũng cảm thấy ê ẩm. Cơn đau kéo dài khiến tôi không thể ăn uống, thậm chí không thể cười nói. Ăn thứ gì cũng nôn ra hết. Từ một người nặng 60 cân, chỉ sau nửa tháng tôi giảm gần 20 cân", bệnh nhân này nói.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, cơn đau mà các bệnh nhân này trải qua là chứng viêm màng não do ký sinh trùng. "Chỉ 3 ngày sau khi vào cơ thể, loại giun này đã có thể xâm hại não để gây viêm. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp điều trị thuận lợi hơn, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng dám nói thật rằng mình đã ăn ốc sên. Điều này khiến thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh ngày càng nặng hơn", một bác sĩ nói.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Chính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho hay, thi thoảng bệnh viện vẫn tiếp nhận những bệnh nhân bị viêm màng não do ăn ốc sên hoặc các loại thịt sống. Rất ít trường hợp tử vong, tuy nhiên theo ông Chính, tùy thuộc vào vị trí phần não bị xâm hại mà người bệnh có thể bị tai biến nặng hay nhẹ.
Trước tính chất nguy hiểm của chứng viêm màng não do ký sinh trùng gây nên, tiến sĩ Chính khuyên người dân nên cẩn trọng khi dùng những loại thức ăn sống hoặc tái. Riêng những thực phẩm lạ, ít người dùng thì không nên liều lĩnh ăn thử vì dễ gây bệnh hoặc ngộ độc.
http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/09/3BA131DE/