Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy 'quản' là tiến sĩ

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
Sợ quá.





Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy 'quản' là tiến sĩ

Cập nhật lúc 08:26, Thứ Ba, 25/08/2009 (GMT+7)
,

vietnamnet.gif
- Hà Nội vừa vạch chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền thành phố, trong đó quyết tâm đến 2020 có 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ.
Đến 2020, Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ; 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
Trước mắt, trong thời hạn ngắn hơn (đến 2012), Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ trên đại học, trong đó 50% là tiến sĩ; tất cả cán bộ diện Thành phố quản lý (chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; trưởng phòng, phó trưởng phòng các sở, đơn vị trực thuộc sở và tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng thuộc UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc) trình độ trên đại học, trong đó 25% thạc sĩ, 25% tiến sĩ.

images1849034_Congchuc.jpg
Hà Nội mong muốn đảm bảo chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, công chức. (Chỉ mang tính minh họa - Ảnh: V.A)
Cũng đến "hạn" 2012, các chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tại Hà Nội cần 100% đạt trình độ đại học, trong đó 30% trên đại học.
Về trình độ quản lý nhà nước, Hà Nội "mạnh dạn" đặt tiêu chuẩn cụ thể đến năm 2012: Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, tất cả cán bộ khối chính quyền Thành ủy "quản" phải có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp, 100% cán bộ Thành phố "quản" phải có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và 100% chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường, thị trấn có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên (hoặc tương đương).
Mục tiêu đến 2020, Hà Nội sẽ "tiến thêm một bước": 100% chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường, thị trấn có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính (hoặc tương đương) trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo.
Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền Thành phố Hà Nội vừa đưa ra cũng đặt tiêu chuẩn cụ thể về trình độ tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh) đối với tất cả cán bộ, công chức. Theo đó, đến 2020, cán bộ, công chức UBND xã, phường, thị trấn cần sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước, có thể giao ban trực tuyến và điều hành qua mạng nội bộ...
Trừ khu vực nông thôn miền núi, đến 2020, tiếng Anh trình độ B phải được phổ cập trong tất cả cán bộ, công chức khối chính quyền Thành phố.

  • Thoại Mi
http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2009/08/865203/
 
Phấn đấu mà làm gì nhỉ. Thích thì có ngay thôi mà. Bằng Mỹ còn được nữa huống gì bằng VN.
À, mà theo tinh thần này không khéo bảo vệ cũng cần có bằng đại học. Đại khái thủ đô ta phấn đấu người người có học, nhà nhà tiến sĩ ấy mà. Công lao cha mẹ, nhà nước bỏ ra dạy dỗ 5 năm cũng chỉ để đi đóng con dấu, ký chữ ký.
 
lúc nãy ở trên lab nói chuyện với học trò cũ của ông thầy về nhà đọc bài này mới sực nhớ câu chuyện của đồng chí hocj trò cũ kia: chú ấy kể: làm luạn văn tốt nghiệp về Immunology , sau đó làm PhD cũng về Immunology, thế rồi tui hỏi giờ mày làm ở đau, chú ta bảo tao giờ là giáo viên dạy sinh học , toán, ở Gesamtschule ( một loại hình trường ở Đức đào tạo hs đến lớp 10, cho những học sinh trung bình khá trở xuống, xong lớp mười có thể đi học nghề, điẻm tốt có thể học tiếp 2 năm cấp 3 để vào đại học), chú này cũng bảo ở đây học xong PhD đi làm giáo viên là rất bình thường và rất nhiều giáo viên dạy cấp 2, 3 là PhD, đây là cũng một trong số người mình biết làm PhD rồi về đi dạy phổ thông.
gaios viên phổ thông ở đây ai cũng phải dạy ít nhất 2 môn, có người 3 mon, ví dụ như: gv toán lý hóa, có thể là một người, sinh, hóa có thể là một người, văn, sử, triết, cũng có thể là 1 người, cấp nào cũng thế, cái này không biết hay là giở nữa???!!! vì mấy đứa học cùng mình nhưng bên hẹ sư phạm đưa nào cũng phải chọn thêm 2 chuyên ngành nữa của kh tu nhien như toán lý hóa, ( sư phạm hay tổng hợp học chung hết)
- tui thấy hà nội hay vn có lẽ cũng nên tăng cường sức mạnh và chất lượng cho giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm ra lò, không thầy đó mày làm nên mà.!!
với lại giáo dục mới là nền tảng của phát triển, văn minh........:cuta:
 
Hè hè, lại thêm phong trào nhà nhà làm tiến sĩ, người người làm tiến sĩ à. Chẳng biết các bác này học cao uyên thâm mức nào mà nước nhà nghèo vẫn cứ nghèo; thêm một số người học xong bay ra nước ngoài luôn thì làm được gì ??? :bimat:
 
Bài này đăng trên tuanvietnam.net (http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/8022/index.aspx) là đáng để tham khảo. Lâu nay những ngộ nhận về bằng cấp và đánh tráo khái niệm đã quá phổ biến ở nước ta. Đến mức nhiều khái niệm bị hiểu sai một cách hệ thống mà không mấy ai nhận ra.

Khái niệm "tiến sĩ" đã bị hiểu sai 20/09/2009 06:27 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Tiến sĩ được đào tạo chủ yếu để làm việc giảng dạy và nghiên cứu ở đại học, không phải để làm việc chính quyền. Một người dân thường có thể hiểu chưa đúng khái niệm tiến sĩ, nhưng những người hoạch định chính sách cán bộ không thể hiểu sai, hiểu lệch vì như vậy hệ lụy sẽ rất lớn.

Chọn người có đủ năng lực hay chọn học vị cao là đề tài đang được dư luận quan tâm bàn tán sôi nổi. Đã có rất nhiều ý kiến của độc giả gửi về DIỄN ĐÀN: Chọn người tài hay chọn học vị. Có ý kiến tạm coi là xác đáng, nhưng cũng có những ý kiến chưa được nhiều người đồng tình.

Để đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải lần lượt để quý vị cùng tham gia thảo luận.



Ít ngày trước đây, nhiều người đã rất ngạc nhiên khi đọc bài báo “Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy ‘quản’ là tiến sĩ”.

Gần đây, nhiều người còn ngạc nhiên hơn khi đọc lời giải thích “
Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy” của tiến sĩ Lê Anh Sắc, chuyên viên cao cấp Sở Nội vụ Hà Nội, thành viên soạn thảo “Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền thành phố”.

Trong bài phỏng vấn này, ông Sắc khẳng định: “Đề xuất ra cái mới, có khả năng tư duy đột phá phải là những người có bằng tiến sĩ”, và chiến lược cán bộ được nhắc lại, “heo đó, đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND thành phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học”.
ts.jpg
Ảnh minh họa: Tiền phong

Cũng theo bài báo, chiến lược này được Sở Nội vụ thành phố hoàn thành trong 3 tháng, dựa trên kết quả của đề tài nghiên cứu của Sở “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội”.
Nếu chỉ là ý kiến của một cá nhân thì cũng không có gì phải bàn, nhưng nếu đã thành chiến lược về cán bộ chính quyền của thành phố thì có những điều cần trao đổi. Điều quan trọng là có những khái niệm cơ bản lâu nay đã bị hiểu sai một cách phổ biến trong xã hội ta.
Một người dân thường có thể hiểu chưa đúng khái niệm tiến sĩ, nhưng những người hoạch định chính sách cán bộ không thể hiểu không đúng, vì việc họ hiểu sai sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước và mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Yêu cầu những bằng cấp không đúng chỗ cũng liên quan đến chất lượng thấp của đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở ta.
Việc giáo dục và đào tạo của con người từ khi bắt đầu đến trường cho đến hết bậc thạc sĩ có bản chất là học, tức các quá trình qua đó từng cá nhân hoặc tập thể biến các hiểu biết của loài người thành hiểu biết của chính mình. Việc học được chia làm nhiều cấp học với những mục tiêu khác nhau.
Mời xem thêm:
nutdo.gif
Tìm người có khả năng, không tìm học vị
nutdo.gif
Trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa
nutdo.gif
Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức
nutdo.gif
Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức
nutdo.gif
Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị
Việc học ở các bậc phổ thông nhằm để có các hiểu biết cơ bản cần cho cuộc sống và hoạt động của mỗi người. Việc học ở các trường dạy nghề hay cao đẳng nhằm để người học có được kỹ năng và hiểu biết cụ thể để làm một nghề. Việc học ở bậc cử nhân nhằm để người học có các tri thức chung của loài người về một nghề (thí dụ nghề y, nghề luyện kim, nghề thủy sản, ...). Chương trình cử nhân do vậy thường phải gồm nhiều môn để trang bị cho người học toàn bộ kiến thức cơ bản của các ngành trong nghề.
Vì vậy người học xong bậc cử nhân thường chưa có kiến thức chuyên ngành, và cấp học thạc sĩ nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng của một ngành nào đấy trong nghề. Thí dụ như người kỹ sư tin học khi ra trường có được những kiến thức chung về nghề công nghệ thông tin, nhưng nếu sẽ chuyên làm việc về bảo mật thông tin thì có thể phải học thạc sĩ trong hai năm về ngành này để biết sâu những kiến thức của thiên hạ về bảo mật thông tin và được rèn tay nghề.
Khác với các việc học trên, việc đào tạo tiến sĩ có bản chất là nghiên cứu, tức quá trình các cá nhân và tập thể tìm và tạo ra các hiểu biết mới cho loài người. Tiến sĩ là người được đào tạo để có khả năng tư duy và kỹ năng nghiên cứu khoa học, không phải khả năng tư duy nói chung. Khắp nơi trên thế giới này, tiến sĩ được đào tạo chủ yếu để làm việc giảng dạy và nghiên cứu ở đại học, làm việc ở các viện nghiên cứu, hay ở các bộ phận nghiên cứu của các công ty, không phải để làm việc chính quyền.
ts2.jpg


Tất nhiên, có một số người sau đào tạo tiến sĩ làm việc quản lý ở các cơ quan không liên quan đến nghiên cứu khoa học. Họ có thể phát huy được những gì đã được rèn luyện, nhưng những khả năng nghiên cứu khoa học không phải là khả năng và đòi hỏi tiên quyết của những người làm công việc chính quyền.
Việc đào tạo ra những người có bằng cấp loại nào là tùy thuộc vào nhu cầu công việc người đó làm. Tiến sĩ cũng không phải một cấp học cao hơn thạc sĩ, mà là một loại hình đào tạo những người làm nghiên cứu.
Ngoài khả năng nghiên cứu và hiểu biết sâu về lĩnh vực nghiên cứu hẹp của mình, người có bằng tiến sĩ không nhất thiết có gì hơn người có bằng đại học hay thạc sĩ về khả năng tư duy hay hiểu biết nói chung, vì rèn luyện khả năng tư duy chính là cốt lõi của việc học ở mọi cấp. Đặc biệt, không có gì đảm bảo sự khác biệt về khả năng đề xuất cái mới, khả năng đột phá tư duy của những người có bằng cấp đào tạo khác nhau này.
Người dân thường không biết những cán bộ do Thành ủy quản là ai, họ làm việc gì, nhưng đa số những người được Thành ủy quản lý chắc đều không làm việc ở đại học hay viện nghiên cứu, do vậy mong họ 100% là tiến sĩ là một mục tiêu quá khác xa với lẽ thường, tức một điều kỳ cục.
Những năm qua chúng ta đã nghe những đề xuất về xe máy chỉ được vào thành phố tùy ngày theo số chẵn số lẻ, về ngực lép cân nhẹ không được đi xe máy, ... Những đề xuất về chiến lược cán bộ chính quyền chắc chắn quan trọng hơn nhiều, và một khi những khái niệm cơ bản bị hiểu sai và dùng sai, hệ lụy sẽ rất lớn.


  • [*] TS. Hồ Tú Bảo
 
Chưa nghiêm trọng bằng việc cái này đã trở thành đề án nghiên cứu quy hoạch cán bộ của Hà Nội trong những năm tới.
Cái "khôn" của những người đề xuất và thực hiện đề án này là:
+ Option 1: Nếu đào tạo cán bộ sẵn có để lên học vị Ts, thì gần như sẽ có dịch vụ bán ngay bằng Ts cho các vị ấy chứ chả cần học (cầu gặp cung mà) vì số lượng người đi học Ts sẽ tăng đột biến, chả đủ chỗ mà dạy, chả đù thầy hướng dẫn và chẳng có đủ ý tưởng cho các vị ấy làm đề tài.
+ Option 2: Nếu cất nhắc những người có học vị Ts sẵn lên giữ những chức đó thì cũng sẽ không có đủ (Ts ở các trường ĐH CĐ còn thiếu huống hồ Ts chỉ làm công chứng, giữ xe đạp), như vậy sẽ quay lại option 1.

Dù sao đi nữa ý tưởng này cũng là một ý tưởng phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng. Mà có khi đấy là một sáng tạo cũng nên. Chứ như bác Nhân, đòi 20,000 tiến sĩ được đào tạo bài bản ở nước ngoài biết đến lúc nào được con số đấy. Tại sao chúng ta cứ tự làm khó mình, Ts đâu cũng là Ts chứ. Hoặc "Ts học những cái ở Tây về chắc gì đã làm được những cái ở VN", đại loại như thế. Mà giả sử có hợp lý hóa bằng cấp Ts cho các vị chức sắc cũng chẳng sao (các trường cứ phong Ts danh dự cho tất cả các cán bộ thành ủy vì công lao đóng góp cho xã hội, cũng được chứ sao nhỉ). Đấy là một cách để trị lũ "Ts thật" bất trị (thay vì đẽo dày theo chân như bác Sắc nói), ỷ ta đây có bằng Ts không coi ai ra gì: "mày là tiến sĩ thì tao không phải à".

À, mà có lẽ bác Sắc đụng đến một nỗi đau của các cán bộ thành ủy cũng nên. Họ phần lớn đều đi lên từ các lớp bổ túc văn hóa, tại chức...v.v. Nỗi đau văn hóa lùn, hoặc bằng cấp "ngoại ngạch" đã khiến họ "ngày đêm suy tư về quá khứ thấp kém của mình", chẳng làm tròn được nhiệm vụ nhà nước và nhân dân giao phó. Phong Ts hoặc hợp lý hóa bằng Ts cho họ cũng là một điều nên làm để họ yên tâm "vì dân phục vụ".
:chuan:
 
Hehe, mời xem bác Sắc phản hồi. Vở kịch ngày càng hay!!!


http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/09/869545/


'Trách nhiệm thuộc về người cấp bằng tiến sĩ'

Cập nhật lúc 17:48, Chủ Nhật, 20/09/2009 (GMT+7)
,

vietnamnet.gif
- Lắng nghe hàng loạt ý kiến phản biện sôi nổi về vấn đề "có bằng tiến sĩ mới có tư duy đột phá", tiến sĩ Lê Anh Sắc - chuyên viên cao cấp Sở Nội vụ TP Hà Nội - một lần nữa lên tiếng. Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng toàn văn thư của ông gửi tòa soạn hôm nay (20/9).

Xung quanh chủ đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố Hà Nội, trong tuần qua nhiều bạn đọc đã tham gia thảo luận sôi nổi. Trong đó có ý kiến lo lắng, xây dựng, có ý kiến châm biếm. Để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc về kế hoạch thực hiện chiến lược cán bộ của thành phố Hà Nội, tôi xin cung cấp một số thông tin như sau.
Trong bản Kế hoạch số 17/KH/TU của Thành ủy Hà Nội ban hành ngày 22/4/2009 về việc thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 9 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, không có chỉ tiêu 100% cán bộ khối chính quyền thuộc diện cán bộ thành ủy quản lý có bằng tiến sĩ.
Còn về phía chính quyền, cho đến nay UBND thành phố Hà Nội chưa ban hành một văn bản nào nói về chiến lược cán bộ; bản dự thảo kế hoạch của UBND thành phố đối với cán bộ khối chính quyền chưa được công bố, hiện đang trong quá trình hoàn thiện, chỉnh sửa.
images1859569_1.jpg
Ảnh minh họa: Website ĐH Quốc gia Hà Nội Thế nhưng trong những ngày qua, đã có nhiều bạn đọc tham gia ý kiến. Vì vậy, với tư cách là thành viên trong tổ công tác (tôi không giữ chức vụ gì và không có tham vọng làm quan), bạn nào góp ý kiến xây dựng cho tôi, tôi xin được cảm ơn và tiếp thu những gì là đúng đắn.
Còn bạn nào muốn góp ý kiến với UBND thành phố Hà Nội, xin ráng chờ đến khi UBND thành phố cho đăng tải toàn văn bản dự thảo chiến lược cán bộ để xin ý kiến nhân dân (nếu UBND thành phố Hà Nội thấy việc đó là cần thiết).
Trong bản dự thảo kế hoạch thực hiện công tác cán bộ của UBND thành phố, tổ công tác không đề xuất chiến lược tiến sĩ hay tiến sĩ hóa cán bộ thuộc diện thành ủy quản lý.
Như các bạn đều biết, Thành phố Hà Nội không đơn thuần là một đơn vị hành chính mà còn là Thủ đô - trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước trên địa bàn ngày càng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổ công tác đề xuất hệ thống gồm năm tiêu chuẩn để tuyển chọn cán bộ công chức, bao gồm: Phẩm chất đạo đức và trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm quản lý nhà nước, khả năng sử dụng tin học, khả năng sử dụng ngoại ngữ. Trong đó:
a) Về trình độ lý luận - chính trị, phẩm chất đạo đức
Cán bộ công chức các ngành các cấp của Thành phố Hà nội phải có những phẩm chất sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực đối nội, đối ngoại;
- Có ý thức tiết kiệm, đấu tranh phòng chống tham nhũng;
- Có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân;
- Có khả năng đoàn kết, tập hợp cán bộ công chức dưới quyền, tổ chức lao động khoa học;
- Có khả năng sử dụng chuyên gia giỏi, thu hút tài năng trẻ;
- Có tác phong chỉ huy chuyên nghiệp.

b) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Xây dựng đội ngũ CBCC có đủ kiến thức tham mưu, tư vấn giúp lãnh đạo các ngành, các cấp xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị...
c) Về trình độ và kinh nghiệm quản lý nhà nước:
Xây dựng đội ngũ CBCC đủ kiến thức và kinh nghiệm tham mưu, tư vấn giúp lãnh đạo các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các quy định của chính phủ; ban hành các văn bản thực hiện pháp luật của UBND thành phố, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách của Thành phố phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Trong hệ thống tiêu chuẩn này, học vị tiến sĩ hay thạc sĩ, cử nhân chỉ được coi là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ chuyên môn mà cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Mỗi người có quan điểm riêng về tầm quan trọng của trình độ chuyên môn, về ý nghĩa của tấm bằng học vị đối với cán bộ, công chức. Từ góc độ này, tiêu chí học vị là quan trọng hay cần thiết, từ góc độ khác là không quan trọng, không cần thiết.
Song, sẽ là phiến diện, thậm chí là tùy tiện, nếu cắt xén, tách tiêu chí này ra khỏi các tiêu chí khác, đặc biệt, các tiêu chí về chính trị và đạo đức như đã có trong bản dự thảo của chúng tôi để bình luận, phê phán
Chúng tôi cho rằng nền hành chính của chúng ta đòi hỏi công chức chỉ huy phải vừa là một nhà quản lý, vừa là một nhà chuyên môn.
Việc xác định yêu cầu về trình độ chuyên môn cần thiết đối với mỗi chức vụ (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) phải dựa vào tính chấ́t phức tạp của mỗi vị trí việc làm. Chúng tôi không nghĩ đơn giản là chuyện sính hay không sính bằng cấp.
Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với các bạn rằng: Không phải chỉ có người có bằng tiến sĩ mới có cái mới, mới có tư duy đột phá. Ví dụ như bác Kim Ngọc - tác giả của “khoán 10” là một tấm gương.
Song trong hệ thống đào tạo của ta hiện nay, đã là nghiên cứu sinh thì phải có cái mới, có tư duy “đột phá” mới được cấp bằng tiến sĩ.
Còn ai đã cấp bằng tiến sĩ cho người không có cái mới, người đó phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân. Chúng ta không nên thành kiến với một số ít tiến sĩ giả mà đánh giá thấp vai trò của nền giáo dục nước nhà.
Hà Nội, ngày 20/9/2009
Lê Anh Sắc
Theo "Kế hoạch thực hiện Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền TP Hà Nội từ nay đến năm 2020" được Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo ký ngày 24/8/2009, Hà Nội đặt mục tiêu đến 2020, có 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ.
Đến 2020, Hà Nội phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ; 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
Trước mắt, trong thời hạn ngắn hơn (đến 2012), phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy Hà Nội quản lý có trình độ trên đại học, trong đó 50% là tiến sĩ; tất cả cán bộ diện Thành phố quản lý (chi cục trưởng, phó chi cục trưởng; trưởng phòng, phó trưởng phòng các sở, đơn vị trực thuộc sở và tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng thuộc UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc) trình độ trên đại học, trong đó 25% thạc sĩ, 25% tiến sĩ.

  • Thoại Mi
 
không biết ts sinh học thì có được cân nhắc vào chính quyền tp không nhỉ , bác nào người Hà Lội 1, 2,3 gì thì cú về nộp hồ sơ đi, chả cần cứ phải sở KHCN hay sở môi trường, cứ nộp cả mấy sở thương mại.....cũng ok, cứ thử đi, như bà Merkel đấy , ts vật lý vãn thủ tướng đấy thôi. chú ý là nhớ là đảng viên đấy nhé, chứ tài bằng giời không đảng viên thì cũng..pó tay !
 
Bài của thelastsamurais
Tiến sỹ thực thụ thì chỉ giàu kiến thức trong mảng mình nghiên cứu mà thôi, yêu cầu lớn nhất của một luận án tiến sỹ là tính "mới", tính sáng tạo, và vì thế làm tiến sỹ là phải gắn liền với những nghiên cứu mới nhất, nghiên cứu đỉnh cao trong lĩnh vực ấy.
Phần lớn tiến sỹ ngoài lĩnh vực mình nghiên cứu ra thì không biết gì khác, chứ đừng nói đến kinh tế hay quản lý, bởi vì người làm tiến sỹ thực thụ phải liên tục cạnh tranh với những nhà nghiên cứu khác trên cùng lĩnh vực nghiên cứu của mình, để có thể đề ra những lý thuyết, những ứng dụng mới trong lĩnh vực mình làm.

Làm lãnh đạo, quản lý, cái họ cần là kiến thức về quản trị, về hệ thống, về chính sách, chiến lược kinh tế. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của người làm lãnh đạo là phát huy & vận dụng hết khả năng của nhân viên của mình, biết dùng đúng người, đúng việc, tránh lãng phí tài nguyên, nhân lực.

Những tiến sỹ thực thụ để quản lý phải là người được đào tạo trong những lĩnh vực tương đương như quản trị, nhân lực, chính sách hay chiến lược. Những lĩnh vực này thì phải nói thẳng là Việt Nam không có đủ năng lực để đào tạo tiến sỹ thực thụ, nghĩa là những tiến sỹ có khả năng đề xuất những nghiên cứu có tính sáng tạo ở tầm quốc tế, có những nghiên cứu đăng trên những tạp chí quốc tế uy tín - một yêu cầu bắt buộc đối với một tiến sỹ thực thụ.

Việt Nam vừa mới từ nền kinh tế nguyên thủy bước ra, cái có thể làm ngay, làm dễ dàng để vươn lên là học hỏi các nước phát triển những kiến thức quản lý của họ. Học hỏi lại thì chẳng cần phải tiến sỹ, cử nhân tốt nghiệp đúng ngành nghề là có khả năng làm việc được rồi. Tuổi trẻ mà họ lãng phí cho cái bằng tiến sỹ thì có thể đem nhiệt huyết đó vào việc cải tổ đất nước.

Ở Việt Nam có vài nhân tài trong lĩnh vực này, như TS Nguyễn Duy Khương, TS Nguyễn Quang A, nhưng đều là những người không có đất dụng võ ở VN. Ông Khương thì giờ phải giảng dạy ở Singapore, ông A thì vừa bị giải tán IDS, cuối cùng chỉ có con ông cháu cha, tiến sỹ giấy lên, lừa lọc nhau thì giỏi chứ còn làm việc thực tế thì toàn dân đầu bã đậu
 
Nhân post trước có nhắc đến TS Nguyễn Quang A, post này mời đọc ý kiến của chính ông đăng trên bauxitevietnam.info

http://bauxitevietnam.info/c/10552.html



100% công chức cấp cao là Tiến sĩ thì dân ta đi ăn mày!

Nguyễn Quang A

Nhìn cái tiêu đề “Có bằng Tiến sĩ mới đột phá tư duy” của bài báo, tôi nghĩ Vietnamnet phịa chuyện giễu chơi cho vui.

Nhưng khi thấy báo trích dẫn nghiêm túc một ông Tiến sĩ, quan chức cấp cao của Sở Nội vụ Hà Nội, thành viên Ban soạn thảo chiến lược cán bộ công chức khối chính quyền thành phố Hà Nội, thì tôi thực sự phát hoảng. Làm gì có sự ngu đần đến thế được? Hay là báo viết bậy, người ta nói một đằng lại viết một nẻo? Nếu thế thì Vietnamnet phải cải chính ngay đi không là gay đấy! Cũng chẳng hiểu báo đã liệt kê hết các chức danh vô cùng quan trọng của ông ấy chưa? Chưa liệt kê hết cũng có thể bị khó dễ khi làm việc với Sở của ông ta đấy! Dưới đây tôi viết với giả thiết những điều báo viết là đúng.

Sau vài phút bàng hoàng, tôi bình tâm lại và thấy chắc Vietnamnet viết đúng. Với cách làm nhân sự của các cơ quan nhà nước từ xưa đến nay thì quá dễ hiểu: không có những điều kì quái mà ông Tiến sĩ ấy nói ra mới là lạ!

Hayek đã phải dành hẳn một chương (chương 10) trong cuốn The Road to Serfdom từ 1944 của ông (Bản dịch của tôi là Con đường dẫn tới chế độ nông nô còn bản dịch mà NXB Tri thức mới xuất bản có tựa đề Đường về Nô lệ; tôi nghĩ dùng từ “về” chưa lột hết nghĩa, cảnh nô lệ không đáng “về” và không phải ở quá khứ mà ở ngay trước mắt nếu…) để trả lời cho câu hỏi cũng là tựa đề của chương: “vì sao kẻ tồi nhất leo lên đỉnh”. Có thể tranh luận về các lí giải của Hayek, bạn đọc nên đọc chương đó và tự đưa ra lí giải của mình.

Hãy quay lại ý kiến của ông Tiến sĩ. Theo ông người ta đã tiêu (không rõ bao nhiêu) tiền đóng thuế của dân để tiến hành một “đề tài khoa học”. Đúng là loạn “đề tài khoa học”.
Có một sự lầm lẫn khái niệm ở đây.

Việc của công chức là công việc hành chính, là việc công. Công chức là người được bầu hay được chỉ định để phục vụ, để làm các việc công đó. Việc của công chức không phải là việc “nghiên cứu khoa học”. Nhân dân đóng thuế để nuôi họ làm việc công, không phải để họ nghiên cứu khoa học. Sự lẫn lộn khái niệm dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Xã hội chỉ phát triển nếu có sự phân công lao động hữu hiệu (nôm na là ai giỏi việc gì thì làm việc ấy). Vậy cớ chi vẽ ra lắm “đề tài khoa học” để cho các quan trở thành các “nhà nghiên cứu khoa học” hay chỉ để có thêm kinh phí cho các quan “cải thiện”. Nếu đó là công việc thuộc bổn phận của họ phải làm mà lại “vẽ ra” đề tài “nghiên cứu khoa học” thì có thể xem xét liệu có chuyện lạm quyền, tham nhũng hay không. Hãy minh bạch những chuyện đó, dần dần người dân sẽ hiểu, quan chức sẽ hiểu họ phải làm gì và không được làm gì.

Các nhà nghiên cứu khoa học thường làm việc tại các viện nghiên cứu và các trường đại học. Họ không phải là các công chức, họ là các viên chức có thể ăn lương từ ngân sách, họ không thuộc cơ quan công quyền. Cần phải rạch ròi chuyện này. Về cơ bản chỉ các nhà nghiên cứu khoa học thật sự đó mới viết luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ. Những người khác, các công chức, người dân thường cũng có thể tự do nghiên cứu khoa học và kiếm bằng Tiến sĩ nếu họ muốn, nhưng phải với tư cách cá nhân. Phải tuyệt đối cấm công chức dùng thời gian và tiền bạc của Nhà nước để “được đào tạo” thành Tiến sĩ. Phân công lao động xã hội hiện đại không đòi hỏi họ là nhà nghiên cứu. Nếu họ vẫn muốn, nên để họ thi tuyển vào các viện nghiên cứu và các đại học, nếu họ có khả năng thực sự và được nhận. Nếu các tổ chức nghiên cứu này là các tổ chức nghiên cứu thực sự, tôi tin 99,9% số Tiến sĩ ở các cơ quan công quyền sẽ không được nhận vào làm.

Công chức gương mẫu, mẫn cán, làm tốt công việc của mình được xã hội công nhận và danh tiếng xã hội của họ có thể khác, nhưng cũng có thể chẳng kém gì của các Giáo sư hay Tiến sĩ tử tế. Cái bằng không làm nên con người, danh tiếng của một người chỉ phụ thuộc vào những cống hiến thực sự của họ cho xã hội, dẫu họ có biết đọc biết viết hay không, chứ chẳng nói họ có cái mảnh bằng (thường là rởm) hay không. Sự đánh giá, tuyển dụng, cất nhắc nhân viên không theo công trạng chắc chắn sẽ dẫn đến sự lụn bại của tổ chức sử dụng họ, dẫu đó là một doanh nghiệp, một cơ quan hay Chính phủ.

Lầm lẫn khái niệm, đi biến cơ quan công quyền thành nơi “nghiên cứu khoa học” rởm cũng chẳng khác việc bắt thợ nề làm thợ mộc và cái nhà do họ xây chắc chắn sẽ bị sụp. Và người gánh chịu hậu quả của kiểu “trọng dụng nhân tài” này sẽ là những người đóng thuế, là nhân dân và cả dân tộc. Nếu vẫn lấy mảnh bằng làm thước đo khi tuyển chọn và đánh giá, cất nhắc; nếu chỉ lấy lòng “trung thành” với cái gì đó rất mơ hồ mà thực chất là trung thành với sếp; nếu vẫn làm nhân sự theo cách cũ, thì đất nước sẽ lụn bại. Nếu chỉ cần 15% chứ chưa nói đến 100% công chức chủ chốt có bằng Tiến sĩ thì chắc chắn dân ta đã phải chịu số phận ăn mày. Những người có bằng Tiến sĩ ấy sẽ “đập phá tư duy” đưa chúng ta đến chỗ chết.

Người dân đóng thuế nuôi các quan chức không thể để họ xài tiền của mình một cách phí phạm như vậy. Các Tiến sĩ hãy thi thố trên mặt trận khoa học. Tôi kiến nghị ông Chủ tịch thành phố Hà nội hãy để 56 Tiến sĩ hiện có trong bộ máy công quyền chuyển về các cơ sở nghiên cứu thực sự, nếu họ có năng lực khoa học và các cơ sở đó chịu nhận mà không có sức ép nào, còn nếu không thì nên để họ ra khỏi cơ quan, hãy để họ thử làm các nhà nghiên cứu tự do, tự làm, tự kiếm sống, xem họ có thể sống bằng cái “mảnh bằng Tiến sĩ” của mình hay không.

NQA
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,652
Messages
71,551
Members
56,891
Latest member
rfyhgsrysy
Back
Top