Dành cho các bác sĩ tương lai.

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Mũi tiêm định mệnh và cái chết của em bé 3 tuổi

(Dân trí) - “Ban ngày em thấy dễ chịu hơn vì nghĩ cháu đang đi học, nhưng đêm về, em không thể chịu được vì nỗi nhớ cháu…”, người mẹ trẻ giọng run run, nói không hết câu khi kể về đứa con trai chưa tròn 3 tuổi vừa mất tại viện Nhi trung ương.
Mũi tiêm định mệnh

Bức thư điện tử đặc biệt mà tòa soạn chuyển cho tôi vào một buổi tối cuối tháng 8 là thư ngỏ của độc giả, một người mẹ trẻ vừa mất con, gửi Bộ trưởng Bộ Y tế. Bức thư với những lời lẽ nhẹ nhàng nhưng khiến người đọc vô cùng thấm thía. Thấm thía cái nỗi đau tột cùng của người trong cuộc, day dứt đến nôn nao khi sinh mạng của một em bé dường như đã không được níu giữ bằng “lương tâm” và “trách nhiệm”.

Tôi quyết định gác những công việc còn dang dở để tìm gặp người mẹ trẻ, tác giả của bức thư ngỏ.

Tiếp tôi tại ngôi nhà nằm cuối con ngõ nhỏ trên đường Hoàng Mai (Hà Nội) chị giới thiệu mình là Trương Phương Thảo, còn cháu nhỏ là Nguyễn Viết Minh, mất vào ngày cuối cùng của tháng 7/2009, khi mới 32 tháng tuổi.

Ban thờ cháu Minh nằm giữa phòng khách nhỏ, trên góc ban thờ là tập vở và cây bút. Quanh căn phòng vẫn còn đó nhiều dấu ấn của cháu nhỏ để lại: Chiếc xe đạp nhựa, vài tập sách tô màu, chiếc ba lô nhỏ cháu vẫn thường khoác đi học… Trên ban thờ, di ảnh của cháu với ánh mắt cười như nhói vào tim người đối diện. Thắp vội nén hương, tôi quay đi vì mắt bỗng cay xè…

minh.jpg

Cháu Nguyễn Viết Minh khi gần được 3 tuổi (Ảnh gia đình cung cấp)

Giọng nói như vô hồn, thỉnh thoảng lại ngắt quãng vì xúc động của chị khiến tôi phải cố gắng lắm mới ghi lại được câu chuyện: “Sáng hôm đó, cháu Minh sốt cao nên em cho cháu đến viện Nhi khám. Làm thủ tục xếp hàng và nộp tiền xong, con em có vẻ sốt rất cao, đầu cháu rất nóng. Sốt ruột và lo lắng, em vào giục bác sỹ xin cho cháu khám. Vì trong lúc ngồi ngoài chờ đợi em biết số 28 xong trước đó 15 phút nhưng vẫn không thấy gọi số 29 (là số thứ tự của cháu). Thấy em vào xin, bà y tá giọng khó chịu bảo “từ từ sắp đến lượt rồi”. Em đành ra ngoài đợi cùng con.

Lúc này cháu đã rất mệt do sốt cao nhưng do em động viên nên cháu vẫn ngồi ngoan trên ghế để chờ. Một lúc lâu nữa, vẫn chưa thấy được gọi, em lại vào giục và lần này bác sỹ đồng ý cho cháu vào khám.

Kết quả khám, con em bị “viêm amiđan” và sốt 39,2 độ. Bác sỹ kê cho 2 viên thuốc giảm sốt. Sau đó, cháu được đưa vào khoa cấp cứu.

Lúc đó em nghĩ, khu cấp cứu chắc toàn bác sỹ giỏi để chữa những trường hợp khẩn cấp. Nào ngờ vào đó, em gặp 2 bác sĩ trẻ, dường như là thực tập, họ loay hoay nghe phổi rồi khám họng… Sau một hồi hỏi tình hình bệnh, họ bảo đưa cháu vào phòng cấp cứu để truyền nước.

Vào trong phòng, một bà y tá chọc ven cho con em rồi… tiêm cho cháu. Em giật mình hỏi “Ơ chị tiêm gì cho con em thế?, bà y tá bảo: “Đây là thuốc tiêm thông thường chữa viêm đường hô hấp trên. Tiêm thuốc này không sao hết”.

Sau khi tiêm, em phát hiện mặt con nổi những vết đỏ. Các bác sỹ đưa cháu ra phòng ngoài, làm các động tác cấp cứu, rồi đưa vào khu “hồi sức cấp cứu”. Sáu ngày sau cháu mất.

nguyenvietminh3.jpg

Cháu Minh trong những ngày cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương trước khi mất (Ảnh gia đình cung cấp)​

Những điều day dứt

Người mẹ trẻ vừa kể chuyện, vừa liếc mắt nhìn lên ban thờ, nơi có bức ảnh của cháu bé với ánh mắt như luôn dõi theo mẹ. Chị kể, Sam (tên gọi âu yếm của Minh) hiếu động và sống rất tình cảm. Những ngày đầu nằm ở phòng hồi sức cấp cứu, mỗi khi tỉnh, cháu lại quờ tay với mẹ, kêu ngứa và đòi mẹ gãi. Sau đó, sức khỏe cháu chuyển biến rất xấu nên phải đưa vào phòng cách ly, kể từ đó, hai mẹ con không còn được gặp nhau.

Dường như không còn nước mắt, chị tức tưởi kể mà như hỏi tôi: “Ba ngày sau khi cháu nằm ở khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện thông báo cháu bị nhiễm Cúm B và họ sửa trên tờ bệnh án dòng chẩn đoán bệnh: “Sốc phản vệ/Viêm cơ tim” thành “Viêm phổi do cúm B”. Kết luận cuối cùng của bệnh viện là: cháu mất do cúm B.

Tại sao khi vào viện thì chẩn đoán cháu bị “viêm amidan”, nhưng sau khi cháu bị sốc phản vệ và phải nằm tại phòng Hồi sức cấp cứu thì bệnh viện lại kết luận cháu bị cúm B?”.

Tôi không thể giúp chị giải đáp câu hỏi đó, nên đành hứa sẽ mang điều băn khoăn này đến gặp lãnh đạo viện Nhi trung ương.

Câu chuyện giữa tôi và chị Thảo đứt quãng khi anh Tấn, bố cháu Minh đi làm về. Anh có vẻ cứng cỏi hơn, nhưng khi đề cập đến câu chuyện xung quanh cái chết của con, giọng anh vẫn lạc đi.

“Chúng tôi bây giờ chỉ muốn làm điều gì đó cho cháu vui, nên đã dùng toàn bộ số tiền viếng cháu để tài trợ cho 2 ca mổ tim, tổng chi phí khoảng 100 triệu đồng. Phía bệnh viện không nhận lỗi, chúng tôi đề nghị họ bồi thường bằng 2 ca mổ tim miễn phí nữa tại bệnh viện. Bệnh viện đã đồng ý và gọi đó là hỗ trợ gia đình chứ không phải bồi thường”.

Tuy nhiên, theo anh Minh, đã gần một tháng trôi qua mà việc mổ tim cho hai cháu bé có hoàn cảnh khó khăn như đã thỏa thuận vẫn chưa thực hiện được. “Trong hai bộ hồ sơ chúng tôi gửi đến thì một bộ được cho là nặng quá, hồ sơ khác thì bệnh viện cho rằng chưa đủ 6 tuổi nên không mổ”.

“Hiện tôi đang liên hệ với viện Tim và nhờ mọi người giới thiệu cho 2 trường hợp khác để yêu cầu Viện Nhi mổ, tôi sẽ không bỏ cuộc”, anh Tấn quay mặt, giấu vẻ xúc động nhưng vẫn quả quyết như vậy.

Nhắc lại lời hứa sẽ chuyển những thắc mắc của gia đình đến lãnh đạo Viện Nhi, tôi xin phép ra về. Như đoạn kết trong một cuốn tiểu thuyết, trời Hà Nội bỗng sầm sập mưa, tôi ra về mang theo dỗi xót xa, day dứt trĩu nặng trong lòng.​
 
thật đáng buồn! con bạn em vừa mới nói 1 câu: bữa nay tìm dc 1 ng bác sĩ y đức thấy sao mà khó! :cry:
 
Bác sĩ cũng như tội phạm, càng lâu năm trong nghề thì cảm xúc càng trơ, lương tâm càng bé. Chỗ nào cũng thế cả, đó là bệnh nghề nghiệp.
Nhưng mà cái này kết hợp với chuyên môn yếu và cẩu thả nữa thì càng tai hại. Và bệnh nguy nhất là "trốn tránh trách nhiệm" và "bao che nội bộ". Thật đáng sợ.
Ở các nước tiên tiến, người muốn học bác sĩ y học đều phải qua phỏng vấn về aptitude, kiểu như là xem có thích hợp làm bác sĩ không. Người bộp chộp, người lầm lì đều không hợp làm BS cả.
 
Không biết các bác sĩ này có đọc lời thề Hippocrate không nhỉ ?
Original
Wikisource
Greek Wikisource has original text related to this article:
Ἱπποκράτειος ὅρκος

Original, translated into English:[3]
“ I swear by Apollo, the healer, Asclepius, Hygieia, and Panacea, and I take to witness all the gods, all the goddesses, to keep according to my ability and my judgment, the following Oath and agreement:

To consider dear to me, as my parents, him who taught me this art; to live in common with him and, if necessary, to share my goods with him; To look upon his children as my own brothers, to teach them this art.

I will prescribe regimens for the good of my patients according to my ability and my judgment and never do harm to anyone.

I will not give a lethal drug to anyone if I am asked, nor will I advise such a plan; and similarly I will not give a woman a pessary to cause an abortion.

But I will preserve the purity of my life and my arts.

I will not cut for stone, even for patients in whom the disease is manifest; I will leave this operation to be performed by practitioners, specialists in this art.

In every house where I come I will enter only for the good of my patients, keeping myself far from all intentional ill-doing and all seduction and especially from the pleasures of love with women or with men, be they free or slaves.

All that may come to my knowledge in the exercise of my profession or in daily commerce with men, which ought not to be spread abroad, I will keep secret and will never reveal.

If I keep this oath faithfully, may I enjoy my life and practice my art, respected by all men and in all times; but if I swerve from it or violate it, may the reverse be my lot"


Modern

Modern translation of the English:[4]
“ I swear by Apollo Physician and Asclepius and Hygieia and Panaceia and all the gods, and goddesses, making them my witnesses, that I will fulfil according to my ability and judgment this oath and this covenant:

To hold him who has taught me this art as equal to my parents and to live my life in partnership with him, and if he is in need of money to give him a share of mine, and to regard his offspring as equal to my brothers in male lineage and to teach them this art–if they desire to learn it–without fee and covenant; to give a share of precepts and oral instruction and all the other learning to my sons and to the sons of him who has instructed me and to pupils who have signed the covenant and have taken the oath according to medical law, but to no one else.

I will apply dietic measures for the benefit of the sick according to my ability and judgment; I will keep them from harm and injustice.

I will neither give a deadly drug to anybody if asked for it, nor will I make a suggestion to this effect. Similarly I will not give to a woman an abortive remedy. In purity and holiness I will guard my life and my art.

I will not use the knife, not even on sufferers from stone, but will withdraw in favor of such men as are engaged in this work.

Whatever houses I may visit, I will come for the benefit of the sick, remaining free of all intentional injustice, of all mischief and in particular of sexual relations with both female and male persons, be they free or slaves.

What I may see or hear in the course of treatment or even outside of the treatment in regard to the life of men, which on no account one must spread abroad, I will keep myself holding such things shameful to be spoken about.

If I fulfil this oath and do not violate it, may it be granted to me to enjoy life and art, being honored with fame among all men for all time to come; if I transgress it and swear falsely, may the opposite of all this be my lot.


Modern relevance

The original text of the Hippocratic Oath is usually interpreted as one of the first statements of a moral of conduct to be used by physicians, assuming the respect for all human life, even unborn. Most Christian tradition interprets the original Hippocratic Oath as a condemnation of abortion and infanticide.

According to Margaret Mead : "For the first time in our tradition there was a complete separation between killing and curing. Throughout the primitive world, the doctor and the sorcerer tended to be the same person. He with the power to kill had power to cure, including specially the undoing of his own killing activities. He who had the power to cure would necessarily also be able to kill... With the Greeks the distinction was made clear. One profession, the followers of Asclepius, were to be dedicated completely to life under all circumstances, regardless of rank, age or intellect – the life of a slave, the life of the Emperor, the life of a foreign man, the life of a defective child..." [1]
Engraving of Hippocrates by Peter Paul Rubens, 1638.[8]

Derivations of the oath have been modified over the years in various countries. Most Medicine schools administer some form of oath. It has been suggested that a similar oath should be undertaken by scientists, a Hippocratic Oath for Scientists.

Modern challenged parts of the oath:

1. To teach medicine to the sons of my teacher. In the past, medical schools gave preferential consideration to the children of physicians.[citation needed]

2. To practice and prescribe to the best of my ability for the good of my patients, and to try to avoid harming them. This beneficial intention is the purpose of the physician. However, this item is still invoked in the modern discussions of euthanasia.

3. I will not give a lethal drug to anyone if I am asked, nor will I advise such a plan. Physician organizations in most countries have strongly denounced physician participation in legal executions. However, in a small number of cases, most notably the U.S. states of Oregon,[9] Washington,[10] Montana,[11] and in the Kingdom of the Netherlands,[12] a doctor can prescribe euthanasia with the patient's consent. In addition, abortion in many western countries is legal, rendering the forbiddance of abortive remedies irrelevant in some circles of medicine.

4. Similarly, I will not give a woman a pessary to cause an abortion. Since the legalization of abortion in many Western countries, the anti-abortion sentence of the Hippocratic oath has sometimes been dropped from the text.

5. To avoid violating the morals of my community. Many licensing agencies will revoke a physician's license for offending the morals of the community ("moral turpitude").

6. I will not cut for stone, even for patients in whom the disease is manifest; I will leave this operation to be performed by practitioners, specialists in this art. The "stones" referred to are kidney stones or bladder stones, removal of which was judged too menial for physicians, and therefore was left for barbers (the forerunners of modern surgeons). Surgery was not recognized as a specialty at that time. This sentence is now interpreted as acknowledging that it is impossible for any single physician to maintain expertise in all areas. It also highlights the different historical origins of the surgeon and the physician.

7. To keep the good of the patient as the highest priority. There may be other conflicting 'good purposes,' such as community welfare, conserving economic resources, supporting the criminal justice system, or simply making money for the physician or his employer that provide recurring challenges to physicians.
Nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Hippocratic_Oath
 
Về cái chết của cháu bé tại viện nhi trung ương​
5_bo802.jpg
Bố mẹ cháu Nam bàng hoàng: "Chúng tôi không thể tin nổi rằng cháu đã ra đi". Cái chết của cháu Nguyễn Nhật Nam, 3 tuổi, ở số nhà 25, ngách 141 ngõ Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội đã một tuần mà đối với bố mẹ cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh và chị Trương Thị Vân Anh cùng ông bà nội, ngoại nỗi đau này không thể tin nổi. Họ quá “sốc”!
Cách đây một tuần, tiếng cười giòn rã và tiếng gọi bi bô của trẻ nhỏ còn rộn rã vậy mà bây giờ chỉ còn ảm đạm bầu không khí tang tóc... Căn bệnh tràn dịch màng phổi đã cướp đi tuổi thơ, sự sống của cháu. Nhưng với căn bệnh quái ác này, ngay những ngày đầu ở Bệnh viện Nhi Trung ương, giá như các bác sĩ không tiên liệu thiếu chính xác và không đưa ra phác đồ điều trị đơn giản so với bệnh tình của cháu, có thể bé Nam đã được cứu sống.
Chị Trương Thị Vân Anh, mẹ của cháu Nam, sau một hồi nghẹn ngào và khóc nức nở vì không thể kìm nén nỗi đau đã kể, rạng sáng ngày 16/10 cháu Nam sốt rất cao, nhiệt độ luôn ở mức hơn 39oC và cháu có biểu hiện khó thở. Với ý nghĩ có thể vẫn như mọi khi cháu bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phế quản nên chị Vân Anh cùng chồng không đưa cháu đi viện ngay mà chỉ điều trị cho cháu bằng cách uống thuốc hạ sốt.
Anh chị dự định chờ đến khi bắt đầu ngày làm việc mới, mới đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương để bác sĩ kê đơn thuốc đặc trị. Nhưng chưa kịp đến thời gian ấy, 6 giờ sáng, Nam đã bị co giật vì sốt quá cao. Chị Vân Anh cùng chồng vội vã bắt taxi, đưa Nam đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được bác sĩ trực cấp cứu truyền dịch và làm xét nghiệm máu. Dựa trên kết quả xét nghiệm máu và khám bệnh, bác sĩ trực kết luận: Nam bị sốt virus và giảm bạch cầu. Bác sĩ chỉ định sau khi truyền dịch xong, nếu hạ sốt, Nam sẽ về mà không phải nằm viện để tiếp tục theo dõi.
Sau ca trực ấy, bác sĩ Hà Thị Thanh Vân là người tiếp quản điều trị. Khi khám bệnh cho Nam, bác sĩ Vân lại có kết luận khác hẳn so với ban đầu: “Viêm miệng lợi - Sốt cao, hen phế quản”. Bác sĩ Vân còn kê 3 loại thuốc để điều trị cho Nam và kèm theo chỉ định: “Nếu trẻ sốt cao, không hạ, có giật phải khám lại ngay”. Hoặc: “Sau 3 ngày không đỡ khám lại”. Trước khi về bác sĩ Vân còn chỉ định tiêm một mũi thuốc và khí dung cho Nam vì cháu có biểu hiện khó thở. Nội dung này hiện trong sổ y bạ của cháu Nam vẫn còn lưu.
Ra viện buổi chiều thì đến đêm Nam lại sốt cao và khó thở. Cháu uống thuốc hạ sốt lbrafen do bác sĩ Thanh Vân kê nhưng không mấy hiệu quả. Lo ngại bị co giật như sáng hôm trước, chị Vân Anh lại tức tốc bế con đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Trung ương vào 6h sáng ngày 17/10.
Lần này tiếp nhận và khám cấp cứu cho Nam là bác sĩ Trần Văn Quang. Mặc dù cũng chung kết luận như bác sĩ Vân về bệnh tình của Nam nhưng bác sĩ Quang không duy trì đơn thuốc điều trị của bác sĩ Vân mà chuyển sang một đơn thuốc hoàn toàn mới. Đồng thời bác sĩ Quang chỉ định truyền một chai dịch để Nam hạ sốt.
11h30’ cùng ngày, khi đã truyền dịch xong, Nam hạ sốt. Bác sĩ Quang lại quyết định cho cháu xuất viện, dù đây là ngày thứ 2 liên tiếp, cháu phải đi cấp cứu. Về đến nhà chưa được một lúc, Nam lại tái sốt và khó thở. Chị Vân Anh kể lại: “Lúc đó cháu thở dốc ra ngoài và thở rất khó khăn đến nỗi người tím tái. Để cháu dễ thở hơn, tôi phải bế dựng cháu lên và vỗ nhè nhẹ vào lưng”. Tuy nhiên, với những biện pháp không phải của người có chuyên môn cháu ngày càng vật vã hơn. Hốt hoảng, vợ chồng chị Vân Anh lại bế con tất tả trở lại bệnh viện.
24_bac802-to.jpg
Bác sĩ đã tiên liệu sai bệnh của cháu Nam. Có thể lần cấp cứu này tiên lượng được bệnh của Nam, vì vậy cháu được điều trị tích cực như thở ôxy liên tục, khí dung 2 lần. Cháu còn được đưa đi chụp phổi và hình ảnh chụp phổi cho thấy cháu bị tràn dịch màng phổi và phải hút dịch từ phổi ra. Vậy mà mấy tiếng sau chỉ định ấy mới được thực hiện. Và để được hút dịch từ phổi, thực tế vợ chồng anh Tuấn Anh cũng phải tự đôn đáo đi tìm bác sĩ.
Anh Tuấn Anh kể lại giọng đầy bức xúc: “Chờ mãi mà không thấy bác sĩ nào hút dịch cho cháu, sốt ruột, tôi mới hỏi một bác sĩ thì nhận được câu trả lời: phải chờ bác sĩ khoa ngoại”. Thậm chí, bác sĩ này còn mắng tôi: “Đó là việc của chúng tôi. Anh không có quyền hỏi hay can thiệp vào”.
Không thể chấp nhận thái độ làm việc quá bình thản của bác sĩ trực trong khi con anh có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn: cứ dừng thở ôxy thì cháu lại tím tái, anh Tuấn Anh lập tức đi tìm bác sĩ ngoại khoa trực đêm đó. Sau khi xem phim chụp phổi của cháu, bác sĩ ngoại khoa hốt hoảng nói: “Tại sao cháu tràn dịch nhiều thế này mà lại chưa hút”. Và ngay tại giường cháu nằm cấp cứu, bác sĩ ấy đã rút từ phổi của Nam khoảng 300ml dịch. Hút xong, Nam tỉnh táo và chơi ngay. Cháu đòi uống nước, chơi đồ chơi...
Nhưng để khẳng định đã hết dịch chưa thì theo hướng dẫn của bác sĩ, anh Tuấn Anh phải cho cháu đi chụp phim lần nữa vào sáng hôm sau. Với hình ảnh chụp phim mới lần 2, bác sĩ vẫn kết luận cháu còn nhiều dịch trong phổi, phải hút tiếp. Trong khi chờ đợi để hút dịch tiếp từ phổi, một bác sĩ chỉ định cho Nam tiêm “kháng sinh toàn thân”. Chị Vân Anh nói: “Em nghe rõ bác sĩ nói điều này. Bởi lúc ấy, cứ bác sĩ nào nói về trường hợp của con em là em cố gắng nghe thật rõ”.
Và đến 8h30' một y tá đến tiêm thuốc cho cháu Nam. Trước khi tiêm, theo thông thường bao giờ bác sĩ cũng thử phản ứng thuốc nhất là thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Nhưng, chị Vân Anh kể lại, cô y tá tiêm cho cháu không thực hiện việc này mà chỉ tiêm thuốc và tiêm cực kỳ nhanh cho cháu. Tiêm đến mũi thứ hai, được nửa xơranh thuốc, cháu Nam bắt đầu tím tái người, chân tay cứng đờ, mắt nhắm nghiền và tè dầm như không thể kiểm soát được.
Kể đến đây, chị Vân Anh khóc nấc lên không kể được nữa. Anh Tuấn Anh phải tiếp lời: “Từ lúc đó trở đi, cháu Nam không còn biết gì nữa. Và chúng tôi mất cháu từ đấy”.
Kết luận sơ bộ của Bệnh Viện Nhi Trung ương về cái chết của cháu Nguyễn Nhật Nam, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện thì “Cháu Nam bị viêm mủ màng phổi, tràn mủ màng phổi. Và tử vong do sốc thuốc”. Nếu theo kết luận này, rõ ràng, trong 3 ngày cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là 2 ngày đầu, các bác sĩ đã không tiên liệu chính xác bệnh tình của cháu Nam. Và do không tiên liệu chính xác nên các bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp với bệnh tình của cháu.
Sau khi xem lại sổ y bạ của Nam do chúng tôi cung cấp, ông Liêm cũng thừa nhận điều này. Và để giải thích nguyên nhân tại sao có sự tiên liệu sai như vậy, ông Liêm nói: “Do trình độ của bác sĩ”. Tuy nhiên, bên cạnh nhận định “do trình độ” của ông Liêm, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm ở đây cần phải nói đến trách nhiệm của các bác sĩ khi khám cấp cứu cho cháu Nam.
Thứ nhất, khi thấy cháu có biểu hiện khó thở, nghiêm trọng hơn nữa biết cháu từng có tiền sử bệnh tràn dịch màng phổi do bố cháu trình bày khi đưa cháu đến cấp cứu, tại sao các bác sĩ không cho cháu đi chụp phổi mà lại quyết định cho cháu về nhà điều trị trong 2 ngày cấp cứu liên tiếp.
Thứ hai, khi tiêm thuốc, tại sao người tiêm không thử phản ứng thuốc, nhất là trong tình trạng thể trạng của cháu Nam yếu như vậy mà lại tiêm ngay? Giải thích sự việc đó, bác sĩ Liêm cho rằng vì bệnh viện đông bệnh nhân, khoảng 3.000 bệnh nhân mỗi ngày nên việc quyết định cho cháu về nhà điều trị là để giảm tải đồng thời cũng là để đỡ khổ cho người nhà bệnh nhân trong việc chăm sóc.
Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, dù bệnh viện quá tải tới mức nào, trong trường hợp cần thiết phải giữ bệnh nhân ở lại thì đó vẫn là việc phải làm của các bác sĩ, và đó là trách nhiệm của bác sĩ. Vì ở bệnh viện với trang thiết bị y tế đầy đủ, có người làm chuyên môn thì chắc chắn người bệnh sẽ được theo dõi tốt hơn ở nhà.
Từ trường hợp của cháu Nam, đối với các bác sĩ ở Viện Nhi Trung ương, cũng như với toàn ngành y tế không chỉ là bài học về chuyên môn mà còn cả về trách nhiệm của thầy thuốc. Bởi nắm trong tay số mệnh của người bệnh, nếu chỉ thiếu một trong hai yếu tố ấy, bác sĩ có thể gây ra hậu quả khôn lường, cụ thể: mạng người có thể ra đi trong chớp mắt. Cho nên nghề y như người ta vẫn nói phải không ngừng học hỏi và trách nhiệm luôn được đề cao, dù làm việc căng thẳng đến mấy. Và không thể nào khác được...
 
hic,sáng nay em đọc bài này,đang định gửi thì anh long nhanh quá,
thực sự,tự nhiên khi đọc nó,em thấy chạnh lòng vô cùng,hôm trước em cũng được chứng kién 1 trường hợp giống hệt như bé Sam,ngay sau khi rut kim tiêm,hàng loạt những phản ứng sốc phản vệ,....
hôm nay đọc bài này,nhìn ảnh của bé sao mà đau xót quá,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
thực sự,cho dù chưa bước vào trường Y,nhưng thấy tự nhiên trách nhiệm của mình với Ngành y,sao mà lớn thế,học Y,bước chân vào nó,tự thấy con đường đi nhiều vất vả,nhiều điều đáng mình phải lưu tâm,
đã chọn Y,là bước vào con đường một chiều và đầy mạo hiểm,không có sự sai làm,không quay đầu lại,
tự nhiên thấy yêu nganh đấy,cái ngành đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối,đòi hỏi,người học nó phải học suốt đời,.........................và tự dặn lòng mình,phải cố gắng thật nhiều
Hai chữ Y Đức,nghe mới bùi ngùi và thấm thía làm sao!!!
:cry::cry::cry:
:hum:
 
Tớ nghĩ rằng nếu cậu có quyết tâm thì đó là chuyện nhỏ.Y đức hiện nay công nhận là suy đồi thật, nhưng hi vọng một thế hệ bác sĩ mới sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm trong nghề.Chúc tất cả các bác sĩ tương lai luôn giữa được niềm đam mê nghề Y + Có Y đức + Tay nghề giỏi + Lấy vợ xinh,đảm/chồng đẹp zai,biết quan tâm trước 30 tuổi + Mua ô tô trước 30 tuổi.
Mình hog thành bác sĩ nữa nhưng vẫn thường xuyên cập nhật những kiến thức và thông tin về Y- Dược - Sinh học mà.Dù sao cũng đam mê Sinh học lâu phết rùi....:)
 
Thật không hiểu được... Chuyện cơm áo gạo tiền lại có thể lấy đi ở một người bác sĩ - người thầy thuốc - lương tâm sẵn có ở một con người sao??? Nếu đó là con họ, họ sẽ thấy thế nào? Thật không hiểu được....
Đọc xong tự nhiên thấy dằn vặt và căm phẫn...
 
Đời...quả nhiều điều đáng nghĩ,cảm ơn lời chúc của L,nhưng không dám nhận hết,nếu là 1 bác sĩ đúng nghĩa thì khó có thể như thế lắm,..............................
 
Có gì khó đâu nào.Đã dám học Y là dám chấp nhận tất cả.Nếu không thể đáp ứng được dù chỉ là 1 tố chất thôi thì học Y khó lắm.Nên mình mới hog học Y được.Hôm mình lên trường rất nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi tại sao mình hog đi Y?Mình đã trả lời họ rằng là : Mình mà đi Y sẽ khổ cho người bệnh lắm.Mình hog muốn hại người.Nhiều thầy cô giáo, bạn bè mình tỏ vẻ tiếc ghê lắm.Nhưng đó là ước muốn của họ áp đặt cho mình.Không phải ước muốn của mình.
Mấy chuyện tiêm nhầm thuốc, chẩn đoán nhầm bệnh, ra sai quy trình điều trị này ở các bệnh viện bây giờ không hiếm.Nhất là ở tỉnh lẻ, hệ thống y tế "thiếu và yếu".Chỉ những vụ "to tát quá", "không thể không lên tiếng", "không thể bịt miệng dư luận" mới được phanh phui lên mặt báo thôi.Anh Lương nói rất đúng.Chuyện bao che nội bộ trở nên quá phổ biến nên nhiều khi những hạn chế hog được tung lên để mọi người biết.
Hơn nữa đó là cái tính "thiếu trách nhiệm".(Mấy lần mình đã bị mọi người nói vì cái tật này, sửa mãi hog được).Cứ gặp cái gì khó là túm tụm lại, nhiều khi hog đáng hội chẩn cũng hội chẩn(vì sợ phải lãnh hậu quả 1 mình mà).Với bệnh mãn tính thì hog sao, nhưng với những bệnh cấp tính hoặc cấp cứu cần phải ra quyết định nhanh chóng mà làm vậy thì thật lầ tai hại cho bệnh nhân.
Hông phải mình viết cái này để nói xấu nghề Y.Mình rất tôn trọng nghề đó, và những người mặc chiếc áo blouse trắng.Màu áo trắng tinh khôi nhưng cũng rất dễ bị vấy bẩn.Và thực trạng ngành Y nước ta quả thật rất bức xúc.
 
Cách mà xã hội đối xử với y bác sĩ cũng cần phải xem lại.Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "thiếu trách nhiệm" và "bao che nội bộ".
27-2 ư?Hoa, quà và những lời có cánh.Gì nữa hog ngoài mấy phong bao tiền thưởng?
Tại sao cứu 100 mạng người chẳng có báo đài nào viết bài khen ngợi?Thậm chí trên cả các diễn đàn về y khoa cũng chẳng ai tự xướng danh ca ngợi anh em trong ngành Y.Họ làm việc âm thầm.
Sức mạnh dư luận thật là ghê gớm.100 mạng người được cứu sống chẳng ai tung hô.Chẳng may xảy ra tai nạn thì coi như đi tong sự nghiệp "làm bác sĩ".
 
Bạn lucky_boy cứ nghĩ quẩn rồi. Cứu người là trách nhiệm của BS, không cần phải ai khen thưởng cả vì đó là "doing their job".
Mỗi ngành mỗi nghề mà ai cũng "doing their job" cả thì xã hội đã tốt biết bao nhiêu rồi.
Hối lộ, mua điểm, bán quan tước...v.v đều đáng lên án, nhưng không "thương tâm" bằng những chuyện xảy ra ở bệnh viện.
Bạn biết ở VN chết vì chấn thương sọ não nhiều không phải vì nặng quá không chữa được không? Chẳng qua chấn thương sọ não chủ yếu xảy ra vào ban đêm khi không đủ bác sĩ trực để khám và mổ kịp thời để hút máu trong hộp sọ ra.
Chuyện "vòi tiền" của y tá người ta cũng đã nói đến quá nhiều. Đưa tiền thì tiêm không đau, không đưa thì...
Có những yếu tố tai nạn trong những câu chuyện đáng tiếc này, nhưng những tai nạn này mang tính hệ thống, có thể tránh khỏi được, và vấn đề là người ta không làm gì cả để tránh nó.
 
hjk anh lương nói lại gợi em nghĩ đến chuyện bây gjo sao mọi người ai cũng đặt lợi ikh của mình lên hàng đầu thế .hum trươk lớp em trực tuần ấy thế mà có vài bạn trong lớp vẫn cố tình đến muộn .sau đó lại phải lén lút trốn lên lớp để 'danh chính ngôn thuận ' trừ điểm lớp khak .khi em nói tội minh thì mình cứ trừ sau đó mới trừ người khác vậy mà nhận được câu xanh rơn "lớp mình trực tuần tội j phải trừ điểm"................thất vọng tràn trề . hóa ra từ trước đến nay những j em nghĩ lại là lạc loài .chán wa :ah: :sad:
 
@L:cái mà được mua ôtô í...................thế mới là khó,còn những cái khác,mình nghĩ là sẽ có đủ.............................................
 
Thật à.Ô-tô bây giờ tầm 500 chai cũng có.Hôm tui ra hiệu sách thấy anh chủ bảo mấy thằng bạn ngày xưa học Y bây giờ có ô-tô hết rồi, còn thân mình vẫn đi bán sách thế này(anh ý ngày xưa học ĐH GTVT nên bây giờ thất nghiệp).
 
Về cái chết của cháu bé tại viện nhi trung ương​
5_bo802.jpg
Bố mẹ cháu Nam bàng hoàng: "Chúng tôi không thể tin nổi rằng cháu đã ra đi". Cái chết của cháu Nguyễn Nhật Nam, 3 tuổi, ở số nhà 25, ngách 141 ngõ Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội đã một tuần mà đối với bố mẹ cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh và chị Trương Thị Vân Anh cùng ông bà nội, ngoại nỗi đau này không thể tin nổi. Họ quá “sốc”!
Cách đây một tuần, tiếng cười giòn rã và tiếng gọi bi bô của trẻ nhỏ còn rộn rã vậy mà bây giờ chỉ còn ảm đạm bầu không khí tang tóc... Căn bệnh tràn dịch màng phổi đã cướp đi tuổi thơ, sự sống của cháu. Nhưng với căn bệnh quái ác này, ngay những ngày đầu ở Bệnh viện Nhi Trung ương, giá như các bác sĩ không tiên liệu thiếu chính xác và không đưa ra phác đồ điều trị đơn giản so với bệnh tình của cháu, có thể bé Nam đã được cứu sống.
Chị Trương Thị Vân Anh, mẹ của cháu Nam, sau một hồi nghẹn ngào và khóc nức nở vì không thể kìm nén nỗi đau đã kể, rạng sáng ngày 16/10 cháu Nam sốt rất cao, nhiệt độ luôn ở mức hơn 39oC và cháu có biểu hiện khó thở. Với ý nghĩ có thể vẫn như mọi khi cháu bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phế quản nên chị Vân Anh cùng chồng không đưa cháu đi viện ngay mà chỉ điều trị cho cháu bằng cách uống thuốc hạ sốt.
Anh chị dự định chờ đến khi bắt đầu ngày làm việc mới, mới đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương để bác sĩ kê đơn thuốc đặc trị. Nhưng chưa kịp đến thời gian ấy, 6 giờ sáng, Nam đã bị co giật vì sốt quá cao. Chị Vân Anh cùng chồng vội vã bắt taxi, đưa Nam đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu được bác sĩ trực cấp cứu truyền dịch và làm xét nghiệm máu. Dựa trên kết quả xét nghiệm máu và khám bệnh, bác sĩ trực kết luận: Nam bị sốt virus và giảm bạch cầu. Bác sĩ chỉ định sau khi truyền dịch xong, nếu hạ sốt, Nam sẽ về mà không phải nằm viện để tiếp tục theo dõi.
Sau ca trực ấy, bác sĩ Hà Thị Thanh Vân là người tiếp quản điều trị. Khi khám bệnh cho Nam, bác sĩ Vân lại có kết luận khác hẳn so với ban đầu: “Viêm miệng lợi - Sốt cao, hen phế quản”. Bác sĩ Vân còn kê 3 loại thuốc để điều trị cho Nam và kèm theo chỉ định: “Nếu trẻ sốt cao, không hạ, có giật phải khám lại ngay”. Hoặc: “Sau 3 ngày không đỡ khám lại”. Trước khi về bác sĩ Vân còn chỉ định tiêm một mũi thuốc và khí dung cho Nam vì cháu có biểu hiện khó thở. Nội dung này hiện trong sổ y bạ của cháu Nam vẫn còn lưu.
Ra viện buổi chiều thì đến đêm Nam lại sốt cao và khó thở. Cháu uống thuốc hạ sốt lbrafen do bác sĩ Thanh Vân kê nhưng không mấy hiệu quả. Lo ngại bị co giật như sáng hôm trước, chị Vân Anh lại tức tốc bế con đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Trung ương vào 6h sáng ngày 17/10.
Lần này tiếp nhận và khám cấp cứu cho Nam là bác sĩ Trần Văn Quang. Mặc dù cũng chung kết luận như bác sĩ Vân về bệnh tình của Nam nhưng bác sĩ Quang không duy trì đơn thuốc điều trị của bác sĩ Vân mà chuyển sang một đơn thuốc hoàn toàn mới. Đồng thời bác sĩ Quang chỉ định truyền một chai dịch để Nam hạ sốt.
11h30’ cùng ngày, khi đã truyền dịch xong, Nam hạ sốt. Bác sĩ Quang lại quyết định cho cháu xuất viện, dù đây là ngày thứ 2 liên tiếp, cháu phải đi cấp cứu. Về đến nhà chưa được một lúc, Nam lại tái sốt và khó thở. Chị Vân Anh kể lại: “Lúc đó cháu thở dốc ra ngoài và thở rất khó khăn đến nỗi người tím tái. Để cháu dễ thở hơn, tôi phải bế dựng cháu lên và vỗ nhè nhẹ vào lưng”. Tuy nhiên, với những biện pháp không phải của người có chuyên môn cháu ngày càng vật vã hơn. Hốt hoảng, vợ chồng chị Vân Anh lại bế con tất tả trở lại bệnh viện.
24_bac802-to.jpg
Bác sĩ đã tiên liệu sai bệnh của cháu Nam. Có thể lần cấp cứu này tiên lượng được bệnh của Nam, vì vậy cháu được điều trị tích cực như thở ôxy liên tục, khí dung 2 lần. Cháu còn được đưa đi chụp phổi và hình ảnh chụp phổi cho thấy cháu bị tràn dịch màng phổi và phải hút dịch từ phổi ra. Vậy mà mấy tiếng sau chỉ định ấy mới được thực hiện. Và để được hút dịch từ phổi, thực tế vợ chồng anh Tuấn Anh cũng phải tự đôn đáo đi tìm bác sĩ.
Anh Tuấn Anh kể lại giọng đầy bức xúc: “Chờ mãi mà không thấy bác sĩ nào hút dịch cho cháu, sốt ruột, tôi mới hỏi một bác sĩ thì nhận được câu trả lời: phải chờ bác sĩ khoa ngoại”. Thậm chí, bác sĩ này còn mắng tôi: “Đó là việc của chúng tôi. Anh không có quyền hỏi hay can thiệp vào”.
Không thể chấp nhận thái độ làm việc quá bình thản của bác sĩ trực trong khi con anh có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn: cứ dừng thở ôxy thì cháu lại tím tái, anh Tuấn Anh lập tức đi tìm bác sĩ ngoại khoa trực đêm đó. Sau khi xem phim chụp phổi của cháu, bác sĩ ngoại khoa hốt hoảng nói: “Tại sao cháu tràn dịch nhiều thế này mà lại chưa hút”. Và ngay tại giường cháu nằm cấp cứu, bác sĩ ấy đã rút từ phổi của Nam khoảng 300ml dịch. Hút xong, Nam tỉnh táo và chơi ngay. Cháu đòi uống nước, chơi đồ chơi...
Nhưng để khẳng định đã hết dịch chưa thì theo hướng dẫn của bác sĩ, anh Tuấn Anh phải cho cháu đi chụp phim lần nữa vào sáng hôm sau. Với hình ảnh chụp phim mới lần 2, bác sĩ vẫn kết luận cháu còn nhiều dịch trong phổi, phải hút tiếp. Trong khi chờ đợi để hút dịch tiếp từ phổi, một bác sĩ chỉ định cho Nam tiêm “kháng sinh toàn thân”. Chị Vân Anh nói: “Em nghe rõ bác sĩ nói điều này. Bởi lúc ấy, cứ bác sĩ nào nói về trường hợp của con em là em cố gắng nghe thật rõ”.
Và đến 8h30' một y tá đến tiêm thuốc cho cháu Nam. Trước khi tiêm, theo thông thường bao giờ bác sĩ cũng thử phản ứng thuốc nhất là thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Nhưng, chị Vân Anh kể lại, cô y tá tiêm cho cháu không thực hiện việc này mà chỉ tiêm thuốc và tiêm cực kỳ nhanh cho cháu. Tiêm đến mũi thứ hai, được nửa xơranh thuốc, cháu Nam bắt đầu tím tái người, chân tay cứng đờ, mắt nhắm nghiền và tè dầm như không thể kiểm soát được.
Kể đến đây, chị Vân Anh khóc nấc lên không kể được nữa. Anh Tuấn Anh phải tiếp lời: “Từ lúc đó trở đi, cháu Nam không còn biết gì nữa. Và chúng tôi mất cháu từ đấy”.
Kết luận sơ bộ của Bệnh Viện Nhi Trung ương về cái chết của cháu Nguyễn Nhật Nam, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện thì “Cháu Nam bị viêm mủ màng phổi, tràn mủ màng phổi. Và tử vong do sốc thuốc”. Nếu theo kết luận này, rõ ràng, trong 3 ngày cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là 2 ngày đầu, các bác sĩ đã không tiên liệu chính xác bệnh tình của cháu Nam. Và do không tiên liệu chính xác nên các bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp với bệnh tình của cháu.
Sau khi xem lại sổ y bạ của Nam do chúng tôi cung cấp, ông Liêm cũng thừa nhận điều này. Và để giải thích nguyên nhân tại sao có sự tiên liệu sai như vậy, ông Liêm nói: “Do trình độ của bác sĩ”. Tuy nhiên, bên cạnh nhận định “do trình độ” của ông Liêm, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm ở đây cần phải nói đến trách nhiệm của các bác sĩ khi khám cấp cứu cho cháu Nam.
Thứ nhất, khi thấy cháu có biểu hiện khó thở, nghiêm trọng hơn nữa biết cháu từng có tiền sử bệnh tràn dịch màng phổi do bố cháu trình bày khi đưa cháu đến cấp cứu, tại sao các bác sĩ không cho cháu đi chụp phổi mà lại quyết định cho cháu về nhà điều trị trong 2 ngày cấp cứu liên tiếp.
Thứ hai, khi tiêm thuốc, tại sao người tiêm không thử phản ứng thuốc, nhất là trong tình trạng thể trạng của cháu Nam yếu như vậy mà lại tiêm ngay? Giải thích sự việc đó, bác sĩ Liêm cho rằng vì bệnh viện đông bệnh nhân, khoảng 3.000 bệnh nhân mỗi ngày nên việc quyết định cho cháu về nhà điều trị là để giảm tải đồng thời cũng là để đỡ khổ cho người nhà bệnh nhân trong việc chăm sóc.
Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, dù bệnh viện quá tải tới mức nào, trong trường hợp cần thiết phải giữ bệnh nhân ở lại thì đó vẫn là việc phải làm của các bác sĩ, và đó là trách nhiệm của bác sĩ. Vì ở bệnh viện với trang thiết bị y tế đầy đủ, có người làm chuyên môn thì chắc chắn người bệnh sẽ được theo dõi tốt hơn ở nhà.
Từ trường hợp của cháu Nam, đối với các bác sĩ ở Viện Nhi Trung ương, cũng như với toàn ngành y tế không chỉ là bài học về chuyên môn mà còn cả về trách nhiệm của thầy thuốc. Bởi nắm trong tay số mệnh của người bệnh, nếu chỉ thiếu một trong hai yếu tố ấy, bác sĩ có thể gây ra hậu quả khôn lường, cụ thể: mạng người có thể ra đi trong chớp mắt. Cho nên nghề y như người ta vẫn nói phải không ngừng học hỏi và trách nhiệm luôn được đề cao, dù làm việc căng thẳng đến mấy. Và không thể nào khác được...
Benh Vien Nhi Hanoi co nhieu bac si gioi va co trach nhiem lam dac biet la GS Liem. Minh ham on GS Liem rat nhieu. Xin chia buon cung gia dinh em be nhung cung mong khong vi mot viec tai nan nay de danh gia khong hay ve benh vien Nhi hanoi cung nhu Y duc hien nay. Mot con sau lam hong noi canh ma
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top