Thủ khoa ĐH không vào... đại học

OP cut off của mấy ngành thuộc health bên úc là rất cao nhưng đó là dành cho domestic student thui. International students thì nó bắt học foundation trc. Anyway, international students là gà đẻ trứng vàng cho mấy Uni bên úc nên dại gì mà không bóc lột.
International students tuy là gà đẻ trứng vàng nhưng không phải vì thế mà các trường quỵ lụy. Các trường top của Úc (ANS, MU, Monash & SU) đều chọn đầu vào cao hơn hẳn các trường khác ở tất cả các ngành. Ví dụ có thể bạn không vào được Y của Sydney University nhưng bạn có thể vào Y của Monash hoặc Adelaide với cùng điểm số.
Tuy vậy nói điểm cao không khó vì thế này:
Ví dụ một đứa được điểm 99,9% thì không có nghĩa là nó được 100% hầu hết các môn, mà là nó đứng trong nhóm 0,1% percentile; giả dụ ở VN có 500,000 học sinh thi vào ĐH thì bọn 0,1% này đứng trong top 500 (tính điểm thi đại học thì chắc khoảng 28,5 điểm trở lên).
Hơn nữa điểm 99,9% không hoàn toàn là điểm thi, mà có cả điểm đánh giá đạo đức & năng lực từ phía GV. Do đó nếu tranh thủ được cảm tình thầy cô thì cũng sẽ có thêm lợi thế.
Muốn vào các trường tốt thì chọn 2 con đường: sang học cấp 3 bên đó và thi tốt nghiệp lấy điểm xét vào trường. Hoặc như bạn Hưng nói là học Foundation và xét điểm vào trường.
Các trường tầm trung, tầm thấp và tầm.. bậy thì đk vào càng dễ hơn nữa.
Càng về sau này các trường ở Úc đều chạy theo xu hướng thương mại hóa nên trường hợp đóng thật nhiều tiền vào thì nó vẫn chấp nhận cho vào trường như thường (VN gọi là hệ B hay gì đấy).
 
Cho phép em chen ngang một chút! Làm ngành này mà ở Việt Nam liệu có đủ tiền chăm sóc vợ con, bố mẹ, rồi thì lúc ốm đau bệnh tật liệu có tiền mà chi trả thuốc men, viện phí không? Ngoài vấn đề tiền bạc thì còn vấn đề thời gian, liệu có thời gian cho gia đình con cái không hay chỉ chúi đầu vào công việc ...
Câu hỏi tương tự nếu làm việc ở nước ngoài ...
Dạo này em đau đầu quá, bố mẹ cứ khuyên ngăn suốt :eek::eek::eek:
 
。。。不知该写什么才好。。。? :cuta:
Híc, cái này gọi là "đam mê", self-satisfaction. Đôi khi cũng có động cơ cá nhân trong đấy.
Một ông GS về tế bào gốc ở ĐH Harvard Mỹ có 2 đứa con mắc bệnh tiểu đường tuýp I, điên cuồng lao đầu nghiên cứu về tế bào gốc & tiểu đường hòng tìm ra cơ may chữa bệnh cho con. Ông ấy hiện nay là nhà stem cell học nổi tiếng nhất trên thế giới, tác giả của hàng chục bài trên Cell, Nature, Science, New England Journal of Medicine.

Doug%20Melton.jpg
 
mình thấy nếu làm việc bên hướng nghiên cứu thì phần lớn là không giàu, chỉ binh thường , tất nhiên cũng có một số người giàu, nhưng mặt bằng chung của các đồng chí nghiên cứu là ..khá hơn công nhân, nên có lẽ nếu theo hướng nghiên cứu nếu không vì tiền thì là do hám danh hoặc là đam mê, hoặc là kiểu ngầu nhiên do ..dòng đời đưa đẩy.., chứ tui nhìn thấy mấy ông giáo sư quanh mấy viện mấy trường toàn đi ...xe bình thường, nhà cũng bình thường..., muốn giàu chắc phải siêu hẳn...
 
Commercialise của biotech đc xếp vào nhóm highest risk but highest return. Nói chung là hên xui
Số liệu trong ngành biomedical cho thấy chỉ có khoảng 5% nghiên cứu về drug là đi qua đc phase I để vào phase II clinical trial.
 
Hiện tại VN chưa có một nền kinh tế sản xuất thực sự thì các ngành hot như ngân hàng, tài chính vẫn chỉ ăn bám vào nhà nước, là một gánh nặng cho xã hội. VN mình có lợi thế về Toán, và về Biotech cũng có lợi thế là "nhân công rẻ mạt". Vậy thì cứ tranh thủ xuất khẩu lao động 2 ngành này để kiếm thêm tiền bỏ túi thực sự thay vì "túi này bỏ túi kia". Thử hỏi xem số lượng sinh viên tốt nghiệp xuất ngoại có ngành nào bằng hai ngành này (trừ ngoại ngữ thì chẳng nói làm gì).

Impact của Biotech hiện nay chưa phải là therapeutic, mà là diagnostic. Vào các bệnh viện lớn giờ ai mà không thấy các khoa xét nghiệm được trang bị đầy đủ từ PCR, realtime đến ELISA. Thậm chí có nơi còn có Mass Spec.

Dù không phải là công việc lý tưởng lắm, nhưng một khi lực lượng nghiên cứu ở VN đủ mạnh thì buộc các công ty đại lý hóa chất phải chăm sóc khách hàng tốt hơn để có thể giữ ưu thế cạnh tranh. Khi đó sẽ có một số lượng không nhỏ công việc về bán hàng & chăm sóc khách hàng dành cho sinh viên học ngành biotech.
 
mình thấy nếu làm việc bên hướng nghiên cứu thì phần lớn là không giàu, chỉ binh thường , tất nhiên cũng có một số người giàu, nhưng mặt bằng chung của các đồng chí nghiên cứu là ..khá hơn công nhân, nên có lẽ nếu theo hướng nghiên cứu nếu không vì tiền thì là do hám danh hoặc là đam mê, hoặc là kiểu ngầu nhiên do ..dòng đời đưa đẩy.., chứ tui nhìn thấy mấy ông giáo sư quanh mấy viện mấy trường toàn đi ...xe bình thường, nhà cũng bình thường..., muốn giàu chắc phải siêu hẳn...
Giàu thì em chưa nói đến, mà em cũng chẳng ham giàu, chỉ mong đủ sống thôi. Theo đuổi ngành này thì có thể thực hiện được ước mơ của mình, đủ sống thì chắc cũng không thành vấn đề, chỉ lo lúc cha mẹ già yếu, rồi thì con cái, mình không chăm lo được là mình có tội. GF của em cũng cùng ngành nữa mới đau đầu chứ.
救命啊!:eek::eek::eek:
 
Giàu thì em chưa nói đến, mà em cũng chẳng ham giàu, chỉ mong đủ sống thôi. Theo đuổi ngành này thì có thể thực hiện được ước mơ của mình, đủ sống thì chắc cũng không thành vấn đề, chỉ lo lúc cha mẹ già yếu, rồi thì con cái, mình không chăm lo được là mình có tội. GF của em cũng cùng ngành nữa mới đau đầu chứ.
救命啊!:eek::eek::eek:

Neu con co the thi nen chuyen nganh hoc. Co bang TS Biotech ve VN cong tac 1 truong dai hoc danh tieng o HN thi thu nhap max cung chi duoc 5-6 trieu/thang thoi. 5-6 trieu thi chua du tien cho con vao hoc mau giao quoc te. Com an va tien nuoi bo me gia khong con nua. Chuyen nganh de.
 
Hihi, bạn Long nói cứ như thể "no light at the end of the tunnel". Nói như bạn thì mấy công chức nhà nước họ sống thế nào? Các thầy cô dạy ở các trường ĐH họ sống thế nào? Ở VN mặc dù đồng lương nhà giáo còn thấp, nhưng tình hình sẽ phải thay đổi. Ở Hàn này những lúc khủng hoảng kinh tế mới thấy giá trị của công chức nhà nước.:???:Mình cũng đã gặp nhiều người buôn bán nhỏ. Họ nói mặc dù thu nhập của cả gia đình thì cao, nhưng gộp lại chia đầu người ra thì thua làm nhà nước, vừa nhàn vừa hưởng lương đều.

Một số ngành nghề đúng là thu nhập cao hơn hẳn, ví dụ Ngân Hàng, Xây dựng. Nhưng đó là hiện tượng chỉ có ở VN. (ở Úc lương nhân viên ngân hàng bằng lương quét rác thôi). Ở nước ngoài IT rất được chuộng, nhưng ở VN mình biết bạn mình phải bươn chải từng ngày với công ty nhỏ, tốn không biết bao nhiêu khoản lót tay hoặc đi cửa sau để làm "phi vụ".

Đó là chưa nói đến sự thỏa mãn tinh thần khi bạn làm một cái gì đó bạn thích. Khi bạn thích bạn mới làm tốt được. Nếu mà thực sự cảm thấy cái mình đang làm không hợp, và thu nhập không cao thì việc chuyển ngành là lẽ thường rồi.

Bạn được cơ hội đi du học thì đó không chỉ là cơ hội kiếm kiến thức, mà còn kinh nghiệm xã giao & ngoại ngữ nữa. Giả dụ bạn học xong không làm nghiên cứu thì khi bạn làm ngành khác bạn vẫn có lợi thế nhất định so với những người không có ngoại ngữ và kinh nghiệm, dù họ được làm đúng ngành đúng nghề. Ví dụ có một boss Tàu người Thượng Hải đến làm ăn với công ty bạn thì còn ai ngoài bạn vào đây được chọn nữa :mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top