Lọc sinh học là gi?

Biofilter Fixed Stationary
Biotrickling filter Fixed Flowing
Bioscrubber Suspended Flowing

Bluespring có thể khai triển động học của mấy lọai bioreactor này không ?
 
Reactor type Microorganism Water phase
Biofilter Fixed Stationary
Biotrickling filter Fixed Flowing
Bioscrubber Suspended Flowing

Xin lỗi shortgun và các bạn đọc, tại vì mình chẳng hiểu sao khi đánh ngoài word thì khác mà khi vào đây nó cứ bị dịch khuôn thế này. Ý nghĩa của nó là thế này:

Và tương ứng với 3 dạng reactor ấy VSV ở biofilter và biotrickling filter được cố định trên nguyên liệu lọc (fixed) , còn với bioscrubber thì nó ở dạng suspended ( huyền phù lơ lửng), không được cố định trên nguyên liệu lọc. Tương tự như thế với trạng thái của pha nước thì biofilter ở trạng thái stationary , còn hai loại còn lại là theo dòng.

Xin lỗi các bạn vì sự cố kỹ thuật này, để tuần sau mình có thời gian mình sẽ giải thích kỹ hơn về cơ chế hoạt động của từng loại được không? Cảm ơn các bạn nhiều.

Chúc anh shortgun và các bạn có một tuần làm việc mới đầy hứng khởi và thành công.

:D
 
Cho em hỏi, nếu dùng bioreactor thì liệu có thể xử lý trên quy mô lớn không ạ. Chẳng hạn, xử lý cả một khu vực ô nhiễm rộng hàng ngàn ha. Vì hình như cái bioreactor này tốn tiền lắm, chi phí vận hành nó cũng lớn.
 
To vienduong: Chào mừng viendương tham gia vào diễn đàn, vienduong cứ tích cực tham gia và tích cực thảo luận với mọi người như thế này nhé. :p

Cho em hỏi, nếu dùng bioreactor thì liệu có thể xử lý trên quy mô lớn không ạ. Chẳng hạn, xử lý cả một khu vực ô nhiễm rộng hàng ngàn ha. Vì hình như cái bioreactor này tốn tiền lắm, chi phí vận hành nó cũng lớn.

Chắc chắn là được vienduong ạ, bởi trên thực tế trên thế giới người ta đã áp dụng mô hình này để xử lý với quy mô lớn mà. Đặc biệt biofiltration được coi là sự lựa chọn số một trong việc xử lý khí ô nhiễm ở Đức và Hà Lan, ở Bắc Mỹ thì ít ưa chuộng hơn.

Một số hình ảnh về bioreactor cho quy mô xử lý công nghiệp:
 
Chào các bạn nhé
Mình tự giới thiệu nhé, mình là thành viên mới của diễn đàn và hiện đang làm trong lĩnh vực xử lý rác thải sinh hoạt, phần chính của mình là xử lý rác thải hữu cơ thành compost và phân bón vi sinh.
Mình cũng thấy lĩnh vực biofiltration này rất hay và cũng đang muốn tìm hiểu để ứng dụng ở Việt Nam, nhưng mình lại thiên về hướng sử dụng compost để làm vật liệu lọc hơn. Theo mình thì compost có nhiều đặc tính hơn hẳn đất chứ, nó vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tập đoàn vi sinh vật phong phú, đảm bảo về độ xốp,...
Trước đây mình đã nghiên cứu và làm nhiều về bioremediation rồi nên không tán thành lắm khi bluespring sử dụng bacteria mix để bổ sung vào hệ thống lọc, mình ủng hộ việc sử dụng tập đoàn vi sinh vật tự nhiên hơn, chính vì vậy việc sử dụng compost rõ ràng là có hiệu quả hơn sử dụng đất. Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ của mình thôi, mong nhận được trả lời từ phía các bạn.
:D
 
Trước đây mình đã nghiên cứu và làm nhiều về bioremediation rồi nên không tán thành lắm khi bluespring sử dụng bacteria mix để bổ sung vào hệ thống lọc, mình ủng hộ việc sử dụng tập đoàn vi sinh vật tự nhiên hơn, chính vì vậy việc sử dụng compost rõ ràng là có hiệu quả hơn sử dụng đất. Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ của mình thôi, mong nhận được trả lời từ phía các bạn.
Thế hệ VSV tự nhiên đáp ứng như thế nào trước những thay đổi của đầu vào (nồng độ cơ chất, thay đổi thành phần, ...) ?
 
Chào mừng quynhvan tham gia vào diễn đàn.

Theo mình thì compost có nhiều đặc tính hơn hẳn đất chứ, nó vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tập đoàn vi sinh vật phong phú, đảm bảo về độ xốp,...

Thực ra thì tùy mục đích mà người ta sẽ sử dụng các loại nguyên liệu lọc thích hợp. Mỗi một loại nguyên liệu có một ưu thế riêng , không thể nói là compost hơn hẳn được đất mà điều quan trọng là bạn sử dụng nguyên liệu lọc nào để xử lý loại chất ô nhiễm nào. Thêm nữa khi đưa bioreactor ra quy mô lớn thì trước đó người ta phải tiến hành rất nhiều các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa ra pilot. Khi đưa ra làm trên quy mô lớn nghĩa là người ta đã tính toàn những điều kiện tối thích hợp để hệ thống lọc có thể đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ như nhiệt độ là bao nhiêu, cần bổ sung lượng dinh dưỡng như thế nào, độ pH, chủng VSV...

có lẽ quynhvan đang xếp chung hai khái niệm bioremediation và biological treatment phải không? Với bioremediation thì người ta sẽ làm insitu hay exitu và người ta sẽ sử dụng các chủng tự nhiên tại chỗ hoặc tìm các điều kiện để tăng cường độ thích hợp cho VSV có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.Có lẽ mình nếu có thời gian sẽ post riêng một bài nói về bioremediation được không? Còn trong biological treatment thì chúng ta có thể chọn lựa nguyên liệu, chủng VSV hay các điều kiện thích hợp nhất cho mục đích của chúng ta mà. Trong trường hợp chúng ta sử dụng nguyên liệu nhân tạo như thủy tinh, len.. thì dinh dưỡng và hệ sinh vật là hoàn toàn không có đúng không? Nhưng chúng ta sẽ phải cung cấp dinh dưỡng và innoculate VSV vào hệ thống mà. Và nó sẽ có hiệu quả xử lý rất cao.

Trước đây mình đã nghiên cứu và làm nhiều về bioremediation rồi nên không tán thành lắm khi bluespring sử dụng bacteria mix để bổ sung vào hệ thống lọc, mình ủng hộ việc sử dụng tập đoàn vi sinh vật tự nhiên hơn, chính vì vậy việc sử dụng compost rõ ràng là có hiệu quả hơn sử dụng đất

có lẽ ở phần trên mình đã giải thích rồi, quynhvan có lẽ đang nhầm giữa hai khái niệm bioremediation và biological treatment . Nếu mà trong biological treatment thì việc đưa chủng mix vào có hiệu quả cực kỳ cao . Và thường thì họ dùng chủng mix. Chủng tự nhiên thôi thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu này.

Mình đã từng làm với nguyên liệu compost rồi, và nó thực sự hiệu quả trong việc sử lý H2S. Còn đất thì thực sụ hiệu quả trong việc xử lý BTEX. Song chúng ta vẫn phải nhấn mạnh ở đây là tuy mục đích mà chúng ta sẽ sử dụng nguyên liệu lọc và chủng VSV thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Rất mong được trao đổi cùng quynhvan, vì bọn mình đang cùng chuyên môn phải không?

Thân. :D

Xin lỗi bạn vì mình đã không hồi âm được sớm cho bạn
 
quynhvan said:
Trước đây mình đã nghiên cứu và làm nhiều về bioremediation rồi nên không tán thành lắm khi bluespring sử dụng bacteria mix để bổ sung vào hệ thống lọc, mình ủng hộ việc sử dụng tập đoàn vi sinh vật tự nhiên hơn, chính vì vậy việc sử dụng compost rõ ràng là có hiệu quả hơn sử dụng đất. Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ của mình thôi, mong nhận được trả lời từ phía các bạn.
:D

Chào mừng Quynhvan, rất mong bạn tham gia nhiệt tình với những đóng góp quý báu từ kinh nghiệm thực tiễn của bạn.
Có thể chia bioremediation thành kích thích sinh học và làm giàu sinh học. Trong kích thích sinh học người ta sử dụng tập đoàn vi sinh vật bản địa tuy nhiên khó kiểm soát hiệu quả và tốn thời gian.
Cách sử dụng tập đoàn vi khuẩn đã được nghiên cứu trước đó để bổ sung vào vùng ô nhiễm có thể gọi là làm giàu sinh học, thường có hiệu quả nhanh, nhưng giá thành đắt, khó tiến hành trên quy mô lớn và gặp phải một vấn đề là liệu tập đoàn bổ sung vào có thích nghi được với các điều kiện môi trường, có "cạnh tranh" được với tập đoàn vsv bản địa hay không.
Tuy nhiên, không có cách nào là tối ưu trong mọi trường hợp, người ta sẽ phải cân nhắc giữa giá thành và lợi ích đem lại để quyết định sử dụng phương pháp nào.
to quynhvan: hình như người quen thì phải :d
 
Bluespring cho tớ hỏi tý: công ty của tớ có bộ phận sản xuất, mà khí thải ra có nồng độ methanol khá cao. Tớ muốn áp dụng cái cô em lọc sinh học mà cấu đã giới thịêu, nhưng không biết phải làm như thế nào. Thông số kỹ thuật thế này: lưu lượng: 300 m3/h, methanol 200 mg/m3, nhiệt độ 30oC. Cậu giúp tớ nhé :lol:
 
Chao cac ban nhe
Hien tai minh dang di cong tac o Vinh, cho minh lam ko vao mang duoc nhieu lam, hen khi nao ve se doc va tra loi cac ban sau.
Casper a, nghe cung thay quen phet, co phai hoc o DHBK ko nhi, thuc tap o Vien CNSH. Hien tai Casper dang lam o dau vay?
Thoi, bye ca nha nhe
 
Bluespring cho tớ hỏi tý: công ty của tớ có bộ phận sản xuất, mà khí thải ra có nồng độ methanol khá cao. Tớ muốn áp dụng cái cô em lọc sinh học mà cấu đã giới thịêu, nhưng không biết phải làm như thế nào. Thông số kỹ thuật thế này: lưu lượng: 300 m3/h, methanol 200 mg/m3, nhiệt độ 30oC. Cậu giúp tớ nhé

Bluespring ơi, câu hỏi của tớ có đánh đố quá không?
 
Không đánh đố đâu, anh đợi cho em qua ngoài 25/11 em sẽ trả lời được không? Em đang chuẩn bị bảo vệ luận văn, và nộp thesis. Chắc sau thồi gian đó em mới có nhiều thời gian trả lời ký luỡng hơn ạ.

Chúc anh mọi điều tốt lành
 
Em chỉ là một sinh viên, hơn nữa lại là sinh viên ngành Sư phạm nên không thể bì kịp anh chị ở đây về kiến thức và chuyên môn. Đọc topic này cực kì hấp dẫn, giống như là một buổi thảo luận đề tài vậy. Dù hòan tòan không có chút ý niệm gì về Biofilter trước đó nhưng đọc xong em đã hiểu chút ít. Em có ít ý kiến, mong các anh chị trả lời (mà đừng có chê! :lol: )

1/ Khi theo dõi topic, em thấy hệ thống Biofilter có hai thành phần chính, đó là phần sinh khối và phần mix (không biết có đúng không?). Cơ bản, em được biết 2 dạng mix là đất (bluespring) và compost (quynhvan). Vậy thì có dạng mix ở thể lỏng hay không, và nếu có thì nó thường là "thứ" gì?

2/ Có một giai đọan mọi người bàn về việc chọn sinh khối là Vi khuẩn hay tảo. Em có thiển ý: tại sao mọi người không dung hòa cả 2 chủng này? Vikhuẩn tạo nhiều CO2 như anh lonxon nói, nhưng lại có khả năng phân hủy mạnh và tích cực hơn. Vậy tại sao người ta không dùng Tảo như một công đọan xử lí cuối của qui trình để làm giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường?

Em xin hết ạ. Khong biết có nói gì sai không :lol:
 
Không đánh đố đâu, anh đợi cho em qua ngoài 25/11 em sẽ trả lời được không? Em đang chuẩn bị bảo vệ luận văn, và nộp thesis. Chắc sau thồi gian đó em mới có nhiều thời gian trả lời ký luỡng hơn ạ.

Chúc anh mọi điều tốt lành

Cám ơn em, dĩ nhiên là được rồi. Anh chỉ phân vân hoặc là vấn đề đặt ra ngòai khả năng của em, hoặc là quá "chuối" nên em chẳng thèm trả lời. Chúc em may mắn và thành công.
 
Bioledge said:
2/ Có một giai đọan mọi người bàn về việc chọn sinh khối là Vi khuẩn hay tảo. Em có thiển ý: tại sao mọi người không dung hòa cả 2 chủng này? Vikhuẩn tạo nhiều CO2 như anh lonxon nói, nhưng lại có khả năng phân hủy mạnh và tích cực hơn. Vậy tại sao người ta không dùng Tảo như một công đọan xử lí cuối của qui trình để làm giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường?

Em xin hết ạ. Khong biết có nói gì sai không :lol:


ủa, tui có phát biểu hả, sao kô nhớ dzậy kìa,

hi Bioledge, bộ mấy câu hỏi phân lọai khó lắm hả, sao im ru vậy?
 
2/ Có một giai đọan mọi người bàn về việc chọn sinh khối là Vi khuẩn hay tảo. Em có thiển ý: tại sao mọi người không dung hòa cả 2 chủng này? Vikhuẩn tạo nhiều CO2 như anh lonxon nói, nhưng lại có khả năng phân hủy mạnh và tích cực hơn. Vậy tại sao người ta không dùng Tảo như một công đọan xử lí cuối của qui trình để làm giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường?

Em xin hết ạ. Khong biết có nói gì sai không

Để khi nào Bluespring có thời gian rảnh sẽ trao đổi với cậu kỹ hơn về vấn đề này, tớ chỉ lấn sân một tý thôi, thông cảm nhé Bluespring :lol:

Về mặt khoa học, vấn đề cậu đặt ra tương đối logic. Tớ chỉ nói là tương đối thôi nhé, vì cậu chỉ xét đến mỗi một khía cạnh trong nuôi cấy VSV: nguồn carbon. Để tạo được một hệ sinh thái VSV, cậu còn phải đảm bảo những yếu tố khác nữa như dinh dưỡng, nguồn năng lượng...

Về mặt ứng dụng (vì những nghiên cứu như thế này, khả năng ứng dụng thực tế là cực kỳ quan trọng) vấn đề cậu đặt ra RẤT RẤT THIẾU TÍNH KHẢ THI. Cậu có thể tự phân tích dựa trên những nguyên tắc cơ bản của xử lý môi trường: có cơ sở khoa học, giá thành tối thiểu, hiệu quả, bền vững và đặc biệt là ĐƠN GIẢN, DỄ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG.
 
các bạn ỏi
Tảo dùng tốt quá đi chứ
bạn nào làm về tảo hay liên hệ với mình nhé
Ứnng dụng tảo làm màng lọc sinh học thi tốt quá chứ
chúng mình sử dụng để làm sạch kim laoi nặng đó
và còn sử dụng để làm sạch môi trường nữa
lamvt@vnu.edu.vn
8) mình K42 CNSH- DHKHTN
 
à, đây rồi ông tảo đây rồi

này ông tảo ơi ông xem là có thể nhét mấy chủng tảo của ông vào trong hệ thống lọc sinh học này được không? trong hệ thống này người ta dùng Vi sinh vật mà tảo nhà ông cũng vi nốt, trừ đại tảo, vậy ông xem là có thể thay đổi công nghệ hạ giá thành mang bản chất việtam bằng cách thay vi khuẩn bằng tảo kô?

Đấy nhé, thỏa mãn cho ông đấy nhé, ông muốn thảo này luận này, góp sức cho khoa học Vn này, xin mời ông ạ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top