Ung thư và protein - Giải thích của dược sĩ VN

vl-sinhoc

Senior Member
Các bác,

Em mới đọc bài báo nói về dược sĩ Việt Nam tại link ungthu.com có giải thích về cơ chế ung thư là do sự lệch lạc chức năng của protein, dẫn tới quá trình trao đổi cơ bản tăng mạnh. Quá trình trao đổi cơ bản tăng, tức là quá trình đốt nhiên liệu trong cơ thể tăng, dẫn tới phản ứng tự vệ sinh ra các khối u để tiêu thụ các năng lượng này, tránh cho cơ thể bị sốt cao mất nước. Theo bài báo này, cách giải thích tương tự đã dẫn tới việc đạt được giải thưởng nobel cho một số bác ở Mỹ sau này.

Em có 2 thắc mắc :
1) Nếu đúng là dược sĩ VN đã có ý tưởng giải thích trước mấy nhà nghiên cứu Mỹ trên, thì cộng động Y - Dược -Sinh học VN cần lên tiếng về việc này chứ ?? Vì nếu quả đúng như vậy, thì đây không phải là niềm tự hào của cộng đồng chăng ?? ? ?8)
2) Nếu lý thuyết này quả là đúng, thì quá trình xạ trị dùng phóng xạ để triệt các khối u là quá trình điều trị sai hướng ?? ? Thế thì các kết quả chữa lành bệnh cho các bệnh nhân bị ung thư dùng phương pháp phóng xạ sẽ được hiểu như thế nào ?? ?(trên diễn đàn này, có bài về dùng các hadron để chữa ung thư rất hay của tác giả Bunhia)

Xin các bác chia sẻ ... ?:oops:
 
Re: Ung thư và protein - Giải thích của dược sĩ V

vl-sinhoc said:
Các bác,

Em mới đọc bài báo nói về dược sĩ Việt Nam tại link ungthu.com có giải thích về cơ chế ung thư là do sự lệch lạc chức năng của protein, dẫn tới quá trình trao đổi cơ bản tăng mạnh. Quá trình trao đổi cơ bản tăng, tức là quá trình đốt nhiên liệu trong cơ thể tăng, dẫn tới phản ứng tự vệ sinh ra các khối u để tiêu thụ các năng lượng này, tránh cho cơ thể bị sốt cao mất nước. Theo bài báo này, cách giải thích tương tự đã dẫn tới việc đạt được giải thưởng nobel cho một số bác ở Mỹ sau này.

:
Mình nghĩ rằng cách giải thích cơ chế của bệnh ung thư như trên là chưa thuyết phục. Nó quá chung chung, mà một học sinh cũng có thể nói được . " Sự lệch lạc chức năng của protein" " ? ?quá trình trao đổi cơ bản ?"
Cơ chế của nó diễn ra thế nào ?

Thứ 2 là việc sinh ra các khối u, đâu có phải là do quá trinh" ?trao đổi cơ bản " ?hay đốt nhiên liệu trong cơ thể tăng ?

Changes in DNA <-> ? ?non-functional protein (*) -->( mutation) ---> ?uncontrolled cell division (**) ---> ?malignant cell ---> ?khối u ác tính ?

vl-sinhoc said:
Em có 2 thắc mắc :
1) Nếu đúng là dược sĩ VN đã có ý tưởng giải thích trước mấy nhà nghiên cứu Mỹ trên, thì cộng động Y - Dược -Sinh học VN cần lên tiếng về việc này chứ ?? Vì nếu quả đúng như vậy, thì đây không phải là niềm tự hào của cộng đồng chăng ?? ? ?8)

Hơi nực cười, mình không biết các dược sĩ của ta nghiên cứu về bệnh ung thư từ bao giờ, nhưng chắc không thể nào trước năm 1910, khi mà Kossel gianh giải Nobel y học với nghiên cứu thuộc mảng sinh học tế bào, những protein đặc biệt và nuclear acid được .

Thứ nhì, Sinh học là một ngành khoa học thực nghiêm, từ thực nghiệm ---> lý thuyết . Các bác nhà ta làm hơi ngược nhỉ.

vl-sinhoc said:
2) Nếu lý thuyết này quả là đúng, thì quá trình xạ trị dùng phóng xạ để triệt các khối u là quá trình điều trị sai hướng ?? ? Thế thì các kết quả chữa lành bệnh cho các bệnh nhân bị ung thư dùng phương pháp phóng xạ sẽ được hiểu như thế nào ?? ?

Lý thuyết nào đúng vậy bác ? đọc từ trên xuống dưới mình chưa thấy có lý thuyết nào cả, mà đó chỉ là một cách giải thích mơ hồ, chung chung về bệnh ung thư thôi.

Cái mà xạ trị làm , mình nghĩ rằng đó ?nó hạn chế quá trình (**) ?ở cấp độ nguyên tử .Điều này hoàn toàn có lợi , ngay cả khi "lý thuyết của các dược sĩ nhà ta đúng ", bởi vì ung thư hay khối u đều quá trình phân bào sai .

Có thể thấy sơ đồ đường đi ở trên, (*) hay non-functional protein là yếu tốt ảnh hưởng đến sự phân bào sai .

Thú vị, bởi vì ?topic unfold ?protein ( sự cuộn gấp của protein) của bác hôm nọ chính là hướng ?nghiên cứu để ?để hạn chế ?việc tạo ra các non-functional proteins , từ đó hạn chế được cả quá trình phân bào sai đó .
 
bạn cho cái link chính xác đến cái bài do vị Dược sỹ gì đó viết đi, để mọi người đọc cho kỹ.

ý phân tích của Bunia rất hợp lý.
 
Các bác, link nè :

http://www.ungthu.net/default.asp?nc=6480&id=111

Cái hay là vị dược sĩ này là một người thực ở VN đương thời. Lý thuyết của vị này cũng xuất phát từ các kinh nghiệm lâm sàng chứ không phải đi ngược từ lý thuyết tới thực hành như anh/chị Bunhia nói. Có lẽ do tôi nói không rõ ý nên gây hiểu chưa đúng

:)
 
Re: Ung thư và protein - Giải thích của dược sĩ V

Tôi đọc qua cái liên kết ungthu.net rồi. Về cơ bản tôi đồng ý với nhận xét của Bunhia. Vị dược sỹ kia chỉ sử dụng một số thuật ngữ có vẻ SHPT thôi. Cần phải xác định rõ liệu pháp mà ông DS sử dụng có tác dụng vào con đường nào? phức hệ protein nào? gene nào?

Bunhia said:
Mình nghĩ rằng cách giải thích cơ chế của bệnh ung thư như trên là chưa thuyết phục. Nó quá chung chung, mà một học sinh cũng có thể nói được . " Sự lệch lạc chức năng của protein" "    quá trình trao đổi cơ bản ?"
Cơ chế của nó diễn ra thế nào ?

Hiện giờ theo tôi có 2 hướng lớn tấn công bệnh ung thư: gián tiếp và trực tiếp (đặc hiệu).

Gián tiếp thì có thể bằng cách tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng chung của cơ thể (con đường của các liệu pháp điều trị bằng đông y và có thể cả của ông Dược sỹ nói trên); tổn thương cơ thể ở mức độ nhỏ với mục đích kích hoạt các phản ứng miễn dịch, hệ thống bảo vệ của cơ thể (đấy là suy nghĩ của tôi về hướng xạ trị mà Bunhia đề cập).

Trực tiếp nghĩa là quan tâm đến gene /protein. Sử dụng các dược phẩm có đích tác dụng đặc hiệu. Protein quan tâm có thể là protein bề mặt (liên quan đến cơ chế nhận diện tế bào/ MHC / truyền tín hiệu và thông tin về cấu trúc mô); hoặc gene /protein đóng vai trò chìa khóa trong các con đường sửa chữa đột biến DNA, apoptosis, chu kỳ tế bào .v.v. Đây là hướng chính mà các nhà khoa học phải điên đầu tìm hướng thoát.

PV said:
# Như vậy, lư thuyết về bệnh ung thư của ông khác xa lư thuyết kinh điển và tất nhiên phương pháp điều trị cũng không giống Tây y?

DS said:
# Khác về căn bản. Như đă lư giải ở trên về cơ chế sinh bệnh - các khối u chỉ là hậu quả của con bệnh. Một khi quá tŕnh chuyển hóa protein bị rối loạn, thân nhiệt đột ngột tăng cao bắt buộc cơ thể phải sinh ra những khối u để dung nạp năng lượng dư thừa. Nếu 1 u vẫn chưa đủ sẽ xuất hiện cái thứ hai, thứ ba, thậm chí đến cái thứ 100. Chúng mọc khắp người. Như vậy những khối u đó vừa là hậu quả của con bệnh, một mặt vừa là bệnh, mặt khác lại đóng vai tṛ tạm thời giúp cơ thể tự vệ, chống lại con bệnh. V́ nếu không có những khối u dung nạp năng lượng dư thừa trong quá tŕnh đốt cháy khốc liệt như thế, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng và chết v́ sốt cao. Do vậy phải tôn trọng và không nên tiêu diệt chúng. Và muốn chữa tận gốc ung thư nhất thiết phải lập lại trạng thái cân bằng trong chuyển hóa protein.

Ông DS chỉ vận dụng các nguyên lý của Đông y về tính "nóng" và "lạnh" của cơ thể. Rồi đưa ra 1 cách giải thích của ông.

PV said:
# Tháng 11 năm 2004, tập thể ba nhà hóa học phương Tây (Aaron Ciachenovez, Avram Hershko người Ixraen và Ivwin A. Rose, người Mỹ) đăng quang giải thưởng Noben Hóa học nhờ công tŕnh nghiên cứu, trong đó họ đă lư giải được cơ chế phát sinh bệnh ung thư tương tự như lư luận của ông. Tiếc rằng, ít ai biết, có nhà khoa học Việt Nam đă đi trước họ hàng chục năm…

DS said:
# Có thể tôi đă đi trước họ về mặt lư luận và ứng dụng nó có kết quả trong điều trị một số nạn nhân của chứng bệnh nguy hiểm này. C̣n trong lĩnh vực kỹ thuật cụ thể, nhờ có phương tiện máy móc hiện đại, họ đă “vạch mặt, chỉ tên” chính xác thủ phạm gây ra tai họa.

Điều này PV là người có lỗi vì đã đặt câu hỏi sai. Ông DS chỉ đưa ra 1 cách giải thích nôm na, không hề chứng minh bằng thực nghiệm (dù ông làm lâm sàng nhưng những dẫn liệu ko chính xác và ko có số liệu thống kê để ủng hộ giải thuyết của ông), Với một giả thuyết như vậy ko thể so sánh với một (nói chính xác là một series) công trình khoa học với nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Nếu nói ông DS này có ý tưởng thì ông phải sắp đặt một dãy các thí nghiệm để chứng minh giả thuyết chứ không chỉ tuyên bố bằng lời. Đó là điều căn bản của một nhà khoa học.

Nhưng nếu muốn nhận xét về giả thuyết hay ý tưởng của ông DS thì tôi khẳng định có thể chứng minh là sai.
Lập luận được tóm tắt là: chuyển hóa protein -> thân nhiệt -> sinh khối u

1. Chưa từng có nghiên cứu nào chứng minh có mối liên hệ giữa chuyển hóa protein và thân nhiệt.
2. Thân nhiệt của ng bị ung thư tăng là do sốt, mà sốt thì do nhiều nguyên nhân. Có điều chắc là ko phải ai bị ung thư cũng có thân nhiệt cao hơn 37oC suốt 24/24. Cần phải có số liệu thông kê của bệnh viên K về thân nhiệt của tất cả bệnh nhân ung thư trên 24/24.
3. Tế bào tăng sinh (để tạo thành khối u)  không thể do thừa năng lượng. NL của cơ thể được cung cấp là ở hàm lượng glucose trong máu. và dự trữ là glycogen hay lipid. Nếu thế thì mọi ng bị ung thư sẽ bị tiểu đường 100%.
4. Về mặt phân tử, tế bào: để mà tế bào đủ chất để tăng sinh thì phải cần nhiều nguyên liệu đầu vào amino acid, nucleotide .. chứ ko chỉ NL. Do vậy mọi ng bị ung thư sẽ ăn rất khoẻ. Kiểm tra khả năng ăn của ng bệnh ung thư xem. Họ hẳn là sẽ béo lắm.
5. Nếu thừa NL mà sinh ung thư. Sẽ ko có những bệnh như ưng thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang mà chỉ có 1 loại ung thư và ung thư tổng thế, vì máu đi nuôi cơ thể là như nhau, sao có trường hợp ng này bị ung thư cái này mà ng kia lại ung thư cái kia. Tất cả mọi loại ung thư đều chỉ cần 1 phác đồ điều trị ???
6. Cần phải chụp X quang / siêu âm khối u của ng bị bệnh trước và sau khi điều trị 6 tháng bằng Đông y của ông để kiếm tra.
7. Thuốc của ông ko chữa được bệnh ung thư tủy vì chữa được hay ko là phải đo chỉ số máu. Chắc là thuốc chỉ có tác dụng an thần và tăng thể trạng cho những ng bị ung thư thời kỳ đầu? Vậy cơ chế nào mà ông DS khẳng định thuốc của ông chữa trị "chuyển hóa protein". Ông mà chứng minh 1 điều này thôi thì chắc cũng ẵm cái gì ko chí ít cũng lên Nature. 

Việc này làm tôi nhớ đến bác Trần Văn Tuấn. :(
 
Có thể sửa lại là nguyên nhân gây ung thư từ bên ngoài: lệch lạc chức năng của protein có thể là do protein của virus/thức ăn... bên ngoài đưa vào cơ thể. Thì các bác sĩ đã chẳng công nhận ung thư phần nhiều do ăn uống mà ra là gì.
 
vậy protein trong thức ăn ko bị tiêu hóa thành các amino acid rồi mới hấp thụ vào ruột non ah? Hay ung thư cũng như do 1 loại prion ???
 
Đây là một trong những ví dụ mà các bạn, các nhà sinh học trẽ VN, nên coi nó là một sỉ nhục của sự dốt nát.

Trong thời đại internet ngày nay, ai ai cũng có quyền phát biểu những rác rưởi của mình. ?Tôi tin rằng các bạn trên sinhhocvietnam này đủ sáng suốt để phân biệt rác rưởi của internet.

Vietbio đã tốn công phí thời gian giải thích vì lo rằng những tin bậy bạ như thế này gây hoang mang cho đàn em. ?Thực ra phí công kiểu này có thể đôi khi cũng cần thiết nhưng tốt nhất là mọi người nên làm quen cách lập luận "nói có sách mách có chứng" thì sẽ dể dàng đối phó với hàng trăm ngàn tin tầm phào như thế trên mạng. ?"Sách" và "chứng" ở đây cũng phải từ nguồn có giá trị chứ không phải cứ phang ra bằng chứng bậy bạ đâu đó là xong!

Tuy rất không muốn "bàn luận" thêm về những phát biểu ngu dốt này, nhưng tui cũng cố hình dung cảnh "thầy" áp dụng những cái lố bịch của mình:

Lý thuyết về nguồn gốc ung thư của thầy:
hư hỏng ở gan --> hư hỏng chuyển hóa protein --> đột ngột tăng nhiệt --> sinh ra khối u để hấp thụ năng lượng dư thừa

Vậy một bịnh nhân thấy một cục u ở trên vú của mình đến khám hỏi xem có nên cắt nó đi không, thầy Long la ối ối: "Đừng cắt, đừng cắt, để thầy cho thuốc bổ gan mà uống. ?Chứ cắt đi là coi như tự thiêu mình"

Một bịnh nhân hút thuốc kinh niên đến thăm thầy với triệu chứng của ung thư phổi. ?Thầy kê toa: thuốc bổ gan.

Thực ra thầy hay dùng lá cái gì đó để đắp lên các khối u của bịnh nhân và giúp họ khỏi bịnh. ?Vì thầy rất tôn trọng không muốn tiêu diệt những khối u này nên có thể các chất từ trong lá cái này chui vào khối u, tuyệt đối không gây hấn gì với chúng, di chuyển ngược lên tới chổ bị hư hỏng chuyển hóa protein, chắc là gan, rồi từ đây mọi vấn đề được chỉnh sửa. ?Cơ thể giảm nhiệt. ?Khối u không có lý do gì tồn tại, vì hết nhiệt, phải bye-bye, rồi hết bịnh.

Rồi không biết anh phóng viên hiểu thế nào mà cho rằng khám phá ra cơ chế Ubiquitin là tương tự như thuyết của thầy Long. ?Báo hại cho thầy sập vô bẫy ngu dốt của anh phóng viên này cũng nhận đại là mình đã có trước tư tưởng phát minh của giải Nobel này. ?Nếu ta không có thiết bị kỹ thuật thì cứ nói là ta chịu thua bọn phương Tây ở cái mảng này chứ đừng có tự hào dân tộc mà ba trợn phán rằng tuy nghèo nhưng ta cũng có khả năng lý thuyết lập luận tương tự mà không thấy hổ thẹn. ?Báo hại cho trang web ungthu.net này tuy có cố gắng cung cấp nhiều thông tin bổ ích đã tự bôi nhọ bộ mặt của mình khi đăng những tin khùng như vậy. ?Báo hại cho đàn em của sinhhocvietnam ngây thơ không biết nó là cái gì. ?Báo hại cho những ai rãnh rỗi như tui phải buột miệng những thứ lố lăng không kiềm chế của mình.


Bằng chứng về nguồn gốc sinh ra ung thư đã được nghiên cứu rất nhiều và rất lâu. ?Vì phạm vi bài viết trên này không dể diển tả cho đúng mực được, nhưng tui xin tóm tắt như sau:

1) Môi trường:
Ví dụ sau 2 trận bom nguyên tử ở Nhật thời ww2 và vụ tai nạn lò hạt nhân ở Chernobyl, số lượng người mắc ung thư tăng vọt. ?Các sắc dân Á châu, đặc biệt Đại Hàn và Nhật có tỉ lệ ung thư đường ruột rất cao nhưng những người này khi di dân qua các vùng đất khác, như Âu Mỹ thì tỉ lệ này lại giảm đi. ?Người ta nghi ngờ là do đặc tính thức ăn ở 2 vùng rất khác nhau. ?Người hút thuốc có tỉ lệ ung thư phổi cao hơn người không hút.

2) Di truyền:
Người Ashkenazi Jewish có tỉ lệ ung thư vú cao nhất vì 2.3% dân số có đột biến trên gene BRCA, cao 5 lần so với tần số của đột biến trên các giống dân khác.

3) Vi khuẩn:
Papillomavirus là thủ phạm của ung thư cổ tử cung. ?Vi trùng H. pylori gây bệnh loét bao tử rồi dẫn đến ung thư dạ dày.

Còn các nguyên nhân trên tác động lên tế bào và DNA như thế nào thì cần phải học thật nhiều năm nữa mới mong tìm được câu giải đáp thỏa mản. ?Hy vọng mọi người không có thái độ chờ câu giải đáp gọn nhẹ ăn nhanh như câu tóm tắt của anh phóng viên trên để u tối đầu óc của mình.

Ở mức độ gene và tế bào, càng ngày người ta càng khám phá ra rằng ung thư xuất hiện nhiều ở những mô có tốc độ phân chia tế bào rất nhanh, như ở tế bào biểu mô (tế bào dọc thành ruột, tuyến nhờn, da...) và tế bào máu. ?Các tế bào mầm có mặt ở các mô trưỡng thành cũng có khả năng phân chia và có thể cũng là nguồn gốc của ung thư. ?Vậy phải chăng ung thư là do lỗi sinh ra trong quá trình phân chia tế bào mà cơ thể không kìm chế được. ?Những bịnh nhân nhiễm HIV hoặc người bị triệu chứng suy giảm miễn dịch toàn diện có tỉ lệ phát triển ung thư hơn hẳn người không bị những triệu chứng này. ?Vậy hệ thống miễn dịch có vai trò kiểm soát và tiêu diệt mầm mống ung thư. (Chứ không phải cơ thể của những người này quá nóng nên khối u mọc lên tùm lum như những cục đá lạnh để giảm nhiệt)

Nghiên cứu của Dalla-Favera và cộng sự đã chỉ ra rằng trong cơ thể của người khỏe mạnh, có rất nhiều đột biến ngẩu nhiên xẩy ra trong quá trình tế bào máu sản xuất kháng thể. ?Một trong những đột biến ngẫu nhiên này thúc đẩy phát triển ung thư ở chỉ một số người nhưng không phải ai cũng phát triển khối u. ?Vậy hệ miễn dịch của người này có thể kiểm soát được ung thư tốt hơn người bên cạnh. ?Thế gene nào quyết định việc này? Nếu hệ miễn dịch của tôi không được tốt mấy thì có cách nào uống thuốc để thúc đẩy nó làm việc không? ? Đây là những thứ cần được nghiên cứu. ?(Chứ không phải bấm mạch lòng bàn tay rồi phán tầm bậy).

Thế những lỗi sinh ra trong quá trình tế bào phân chia (có thể do ngẩu nhiên, có thể do tác động của môi trường) làm sao phát sinh ung thư? ?Ông thầy Long ở trên kia cũng biết vụ này thời trai trẽ còn nhiệt huyết nhưng không biết căn cớ nào lại từ giã lối suy nghĩ này mà về vườn nghĩ ra cách giải thích khác rẽ tiền hơn nhiều. ?Không có cách nào ngắn gọn xúc tích để tóm tắt những cơ chế phức tạp của cả một quá trình phát triển tế bào, nhưng tạm hiểu như sau:

Tế bào phân chia --> trưỡng thành ---> biệt hóa --> lão làng --> chết --> tế bào trẽ lên thay thế. ?Khi hoàn tất một giai đoạn phát triển, các cơ chế điều khiển gene sẽ dập tắt chương trình hoạt động của giai đoạn trước và kích hoạt chương trình gene của giai đoạn kế tiếp. ?Nếu quá trình này bị ngăn chận, thí dụ các chương trình biệt hóa và lão hóa tế bào không được kích hoạt và chương trình phân chia không được dập tắt, thì kết quả là tế bào sẽ cứ tiếp tục phân chia một cách không kiểm soát. ?Đã có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng đột biến gene p53 làm tế bào không chết được, đột biến gene cmyc làm tế bào tăng cường sinh trưởng. ?Sự tương tác giữa khối u và môi trường xung quanh xảy ra liên tục, tức là cơ thể chủ đang tìm cách dập tắt sự phát triển của khối u và khối u liên tục phân chia và chọn lọc ra những đột biến có lợi cho nó để ứng phó với môi trường xung quanh. ?Tuy nhiên, ngay cả khi tế bào ung thư có vẽ thắng thế, tức là nó qua mặt được hết mọi sự kiềm chế của cơ thể, nó vẫn nhạy cảm đối với quá trình phân chia liên tục của nó. ?Một khái niệm mới nổi lên gần đây là tính "nghiện" của ung thư vào một đường tín hiệu nào đó. ?Nếu tìm ra được con đường "nghiện ngập" này người ta có thể tấn công vào yếu điểm của nó để tiêu diệt mà không sợ ảnh hưởng đến tế bào xung quanh.

Thí dụ của thành công trong lối suy nghĩ trên của các nhà khoa học đã dẫn đến hiểu biết và áp dụng trong điều trị là thuốc Gleevec, một thuốc đặc hiệu điều trị một dạng ung thư máu. ?Trong ung thư này, một protein kinase là ABL bị đột biến và làm tế bào phân chia độc lập với tín hiệu ngăn chận của cơ thể. ?Gleevec chận đứng hoạt động của protein này và làm chặn đứng ung thư.

Tui không bài bác gì về Đông Y nhưng trong công cuộc phòng chống bệnh tật bảo vệ sức khỏe người dân, người làm công tác trong lĩnh vực này nên tự nâng cao kiến thức của mình, tự trung thực với bản thân mình, biết thì nói không thì tìm cách học thêm, thì sẽ làm đỡ khổ cho người dân và thế hệ trẽ rất nhiều. ?

Chúc mọi người một cuối tuần vui vẽ

PS: tui lâu lâu thấy ngứa mắt ngứa mồm mới thĩnh thoảng chọc gậy vào diễn đàn một chút thôi chứ cũng không có khả năng thời gian thường xuyên tham gia diễn đàn cho vui như trước đây, mong mọi người thông cảm.
 
cho em được hỏi là khi DNA bị thương tổn tế bào có 2 con đường đi 1, apoptosis, 2, là senescent. Nếu bị hỏng cả gene của 2 con đường này mới gây ung thư. Vậy con đường thứ 2 tương đương với tiếng Việt là gì? xảy ra với những loại tế bào nào? Anh biết thì cho em biết với.
 
Tiện chủ đề này, mình muốn hỏi mọi người .

Bạn của mình bị khối u gan, đã mổ và cắt bỏ nó, nhưng mà chân khối u vẫn còn . Hiện tại ở VN có thể chữa được bệnh này không ? Nếu không thì phải sang nước nào để có thể triệt tiêu hoàn toàn khối u , cả chân của nó ?

Thank in advance

---------
B đang tò mò, sao topic về ung thư lại nằm trong box Sinh lý thực vật nhỉ ?
 
01- Về chữa bệnh gan, nếu cắt khối u mà còn vết di căn thì coi bộ hơi mệt à, ở SG thì có Trung tâm Ung bướu. Người than lonxon tui cũng bị bệnh gan, bác sỹ khuyên sang Singapore chữa trị, gía trẻ mà chất lượng cao.

02- bài của dược sỹLlong nằm ở Sinh lý thực là vì DS Long dùng cây cỏ để chữa bệnh ung thư, mà cây thuốc kô là ... thực vật thì là động vật à, vậy nằm ở box Sinh lý thực chắc là đúng rồi (sory, cách lập luận này tui học từ một nơi khác, nay mạo muội đem ra xài, xin tác giả thứ lỗi vì chưa xin bản quyền)
 
Vietbio thử xem định nghĩa của senescence trong Wikipedia, họ định nghĩa nhiều hơn cần thiết nên tui cũng thấy rất đầy đủ đó. ?Còn về tiếng Việt thì gọi là tế bào lão hóa cũng gần nghĩa đó chứ. ?Trong một bài news and views của Norman Sharpless và Ronald DePinho trong Nature gần đây, ông so sánh các cách trừng phạt của cơ thể đối với tế bào ung thư: di đày (exile, tế bào biểu mô không ngừng tróc vỏ, loại bỏ các tế bào hư hỏng), xử trảm (apoptosis, bắt các tế bào ung thư tự kết liễu đời mình), và tù chung thân (senescence, cấm cung không cho hoạt động cho đến khi thành già lão không còn làm ăn được nữa). Nhưng mà dịch theo lối mấy ông này thì không được rồi. Còn về loại tế bào nào lão hóa xảy ra thì tui nghĩ là quá trình thực nghiệm thường dùng các tế bào xuất xứ từ các mô hay bị ung thư như tế bào melanocyte ở da, tế bào biểu mô tuyến tiền liệt, tế bào máu... ?Nếu cùng một cơ chế lão hóa được tìm thấy trên nhiều loại tế bào thì ta có thể an toàn mà suy luận ra cho nhiều loại tế bào chưa được thực nghiệm khác. ?Cũng có thể có nhiều cơ chế lão hóa khác nhau cho các loại tế bào khác nhau.

lonxon nói nhậu có chừng mực là tui tin liền vì nếu không mấy cái bài dịch trên này hay quá trời đâu có thể đến từ anh chỉ biết ba xị suốt sáng chiều. ?Viêm gan là lý do lớn nhất dẫn đến ung thư gan nhưng tui không nghĩ tại vì người VN lúc nào cũng sáng say chiều xỉn là căn do của bịnh gan. ?Nếu bạn lên mạng gỏ hepatitis và Asia thì mới thấy mọi người đứng gần mình và có thể chính mình đều có thể bị nhiễm con vi khuẩn này. ?Đây là lý do chính mà ung thư gan đang hoành hành với tốc độ ghê hồn vì mọi người nhiễm nó đều không biết là mình đang mang nó. ?Điều này làm cho vi khuẩn lan tràn tự do trong mọi người trong quần thể. ?Sau đó, những người có yếu tố di truyền yếu hơn (giả thuyết của tui, chưa chứng minh) sẽ không ngăn chận được sự phát triển ung thư ngấm ngầm thì sẽ hàng loạt phát triển khối u. ?Đây cũng là lý do chính mà bệnh dịch viêm cúm gà rồi truyền sang người đang báo động toàn thể nhân loại. ?Cùng một nguyên lý. ?Dịch cúm nhẹ nhẹ ai cũng qua khỏi rồi truyền nhiễm cho nhau đến khi cơn cúm nhiểm lan rộng đến những người có hệ miễn dịch không đủ sức bảo vệ, thế là hàng triệu người xấu số này sẽ bị nguy kịch. ?Tóm lại, những kiến thức này sẽ giúp bạn và người thân tự đề phòng bảo vệ sức khỏe của mình. ?Hy vọng các bác trong ngành y tế cộng đồng thấu hiểu các vấn đề này và có pp phòng chống thích hợp.

Quay trở về bịnh gan, sau khi thấy số liệu thống kê về bịnh gan của người Đông Nam Á trong đó có VN mình thì tui lại thấy ông Ds Long nào đó có lẽ theo kinh nghiệm đụng bịnh nhân nào cũng có vấn đề gan chăng?

To Bunhia: tui không có kiến thức gì về điều trị bệnh gan cả nên chỉ chúc bạn của bạn có được sự chăm sóc tốt nhất và chóng khỏi bệnh.
 
cảm ơn các bác đã thảo luận rất hay; cách thảo luận này làm cho các misconcepts được sáng tỏ phần nào. Vì nếu không có những tranh luận phản biện như thế này, những người có ít background về vấn đề này có thể coi bài trên ungthu vừa rồi là đúng đắn thì cũng khốn ... Nếu vị dược sĩ trên có đọc phần tranh luận này và xuất hiện trên diễn đàn thì cũng rất hay. Bác nào ở HN mà liên lạc được với vị này thì cũng hay cho diễn đàn ...

Tôi để bài này vào đây thực ra chưa hẳn đã sát với box sinh lý thực vật, nhưng lý do cũng có 1 phần như lonxon nói, một phần vì lười tìm tòi ? :?
Nếu bác mod thấy không hợp thì xin dời sang chỗ mà bác thấy hợp lý hơn
8)
 
Để đề phòng trường hợp bài viết trên www.ungthu.net đột nhiên biến mất không một lời từ giã, tôi xin phép post lại bài viết đó. Nói có sách mách có chứng.

---------------------


THẦY TA CŨNG CHỮA ĐƯỢC UNG THƯ?

Mấy hôm tôi đưa vợ về Việt nam sau ṿng hóa trị thứ hai, bố vợ tôi lại đưa cho tôi mấy bài báo về Dược sỹ Đào Kim Long, người đang có một giả thuyết khá hứa hẹn về nguyên nhân gây bệnh Ung thư, và cũng đang chữa cho nhiều người theo hướng này bằng đông y. Nghe nói t́nh h́nh chữa trị của những bệnh nhân này có vẻ khả quan.

Tôi xin đăng lại mấy bài báo trên tờ "Tri thức trẻ" để các bạn tiện tham khảo. Cũng xin liệt kê luôn địa chỉ của Dược sỹ Đào Kim Long ở đây, pḥng khi các bạn cần t́m tới ông:

Dược sỹ Đào Kim Long
Làng Nhân Vinh, xă Dị Sử,
Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Hóa trị xong cho vợ, tôi cũng sẽ t́m về nhà ông, nhờ ông bắt mạch, cho thuốc. Mời các bạn xem tiếp ba bài báo về ông trên Tri thức trẻ, số 146-148-149.



Kỳ I- Chuyện khó tin nhưng có thật


Một buổi sáng cuối năm 2004. Tại cơ sở chữa bệnh thứ hai của ông trên ngách đường Âu Cơ, Hà Nội. T́nh cờ gặp chị Thục Viên, cô giáo dạy Hóa ở một trường trung học cơ sở Thủ đô thuộc quận Ba Đ́nh - đôi mắt đen lúng liếng trên gương mặt rạng rỡ, thân h́nh đẫy đà, săn chắc không kém cây gị lụa; tôi dám chắc, không ai tin, mới hơn 1 năm trước, không ít người thân, bạn bè đă gạt nước mắt, hụt hơi mường tượng giây phút phải đành ḷng đưa tiễn chị “sang thế giới bên kia”.

Cuối năm học 2002/2003 chị bàng hoàng bởi những dấu hiệu khác lạ trong cơ thể. Chân tay ră rời, đầu óc mộng mị, thể xác mệt lả. Buồn ngủ, mà không thể chợp mắt. Mấy ngày đầu chị nghĩ do thời tiết lúc giao thời buổi cuối xuân chuyển sang đầu hè đỏng đảnh, nóng lạnh, ẩm thấp thất thường. Thế nhưng càng về sau, chị thấy thể trạng ngày sau nặng nề hơn ngày trước. Ban ngày chán ăn, bất kể bữa nào – hễ cho món ăn ǵ vào mồm cũng một cảm giác đắng ngắt. Ban đêm đầu nặng như đeo đá. Mất ngủ. Cơ bắp, thịt da trên cơ thể chị như bị bay hơi, sấy khô – cứ teo biến dần, da dẻ sạm đen, khô ráp. Từ trên 60 kg cân nặng, chị sụt xuống 55, rồi dưới 50kg. Chị buộc phải xin nghỉ việc. Không chỉ chồng con và những người ruột thịt trong nhà, mà các đồng nghiệp, bạn bè cũng bắt đầu lo cho chị. Ba đứa con thương mẹ suy nhược sức khỏe v́ quanh năm tần tảo lo việc dạy học, quản lư cửa hàng cà phê, chợ búa, cơm nước phục vụ cả nhà. Có đồng nghiệp nghi chị mắc bệnh phụ khoa ǵ đó. Bản thân chị không tin, bởi chị không hề thấy đau bụng dưới, không tiểu buốt hoặc tiểu rắt, không bị ngứa ngáy nơi thầm kín… Người bạn là bác sĩ chẩn đoán, có thể đó là những hậu quả tiêu cực của hội chứng thời măn kinh (chị đă bước vào tuổi 52).

Và chị quyết định gơ cửa các bác sĩ chuyên khoa. Hôm đi khám tại bệnh viện B. (theo đăng kư bảo hiểm y tế), cứ tưởng sẽ biết kết quả, về ngay trong ngày, ai ngờ các bác sĩ lắc đầu, bảo bệnh nặng, phải nằm lại để theo dơi, điều trị. Sau 10 ngày thăm khám, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu… siêu âm, chị choáng váng, không tin vào tai ḿnh, khi nghe thông báo kết quả chẩn đoán bệnh. Chị bị suy thận, cuối độ ba! Không biết nhiều kiến thức về bệnh thận, song qua sách báo và các nguồn thông tin khác, từ trước ngày nhập viện, chị đă mang máng ư thức được rằng, sang độ bốn chỉ c̣n nước chạy thận nhân tạo để chờ cơ may thay thận khác. Xin thận của ai bây giờ? Mà có xin được, phải chờ mấy tháng mới đến lượt, trong khi cả nước hiện có tới 72 ngàn người đang phải xếp hàng chờ chạy thận nhân tạo và thay thận? Rồi chi phí chạy thận nhân tạo mỗi tháng dăm, bảy triệu; chi phí cấy ghép hàng trăm triệu và thuốc uống chống đào thải suốt đời… Tiền tạ, tiền tấn - đào đâu ra?

Chị lả đi bởi hàng loạt câu hỏi không thể t́m lời giải như thế. Gia đ́nh nghe tin không ai b́nh luận ǵ ngoài những lời động viên, an ủi, song nh́n gương mặt ủ dột của mọi người, chị biết - tất cả đều thương cho số phận đen đủi của chị. Sau 10 ngày nằm viện, chị không nhớ đă được uống, đă được tiêm bao nhiêu loại thuốc, chỉ nhớ: Trước ngày xuất viện, chị được truyền một bịch máu, song người vẫn lả đi, héo hắt.

Cầm bệnh án suy thận cuối độ ba về nhà, chị định phó mặc sinh mạng cho số phận. Song người thân, bạn bè không nghĩ thế. Không ít người nghi ngờ kết quả chẩn đoán. Nh́n số liệu tiểu cầu hồng cầu của chị tụt đến mức đáng lo ngại (bốn, năm chục và triệu ba, triệu sáu đơn vị) nước tiểu không có protein trong các phiếu xét nghiệm, có người quen làm ngành y nghi chị bị bệnh liên quan đến tủy sống. Và chị được chuyển sang bệnh viện Bạch Mai - đơn vị có khoa Huyết học với tŕnh độ điều trị các bệnh về tủy nổi tiếng hàng đầu đất nước. Sau hàng loạt xét nghiệm và siêu âm các chuyên gia ở đây khẳng định, Thủ phạm dẫn đến t́nh trạng sức khỏe của chị sa sút trầm trọng không phải là bệnh thận. Chị chưa kịp thở phào sung sướng, th́ đă lặng người v́ kết quả chẩn đoán thứ hai. Con bệnh c̣n tồi tệ hơn cả suy thận, cuối độ ba - chị bị ung thư tủy xương!

Phần v́ con bệnh tiến triển, phần v́ tinh thần hoảng loạn từ lúc hay biết tai họa của ḿnh, suốt 20 ngày nằm điều trị ở bệnh viện Bạch Mai hầu như chị chẳng ăn uống được ǵ. Các bác sĩ ở đây đă cho chị uống và tiêm những biệt dược tốt nhất. Chị được truyền tới 3 bịch máu (tổng cộng 1,5 lít), rồi … xuất viện cùng với lời hẹn: Sau 1 tháng, vào khám lại.

Trời mới chớm thu, đă phải mặc áo len, đầu bịt khăn, chân đi tất, mà chị vẫn thấy lạnh buốt từ ruột ra ngoài. Tạo sao, không phải sau một - hai tuần hay hai - ba tháng, mà lại “sau một tháng, vào khám lại”? Đợi chồng con ra khỏi pḥng, chị mới lén hỏi bác sĩ điều trị.

Theo phác đồ điều trị giai đoạn này, bệnh của chị, một tháng là thời gian để uống một số loại thuốc nhất định và tiếp tục truyền máu, trong trường hợp cần thiết. Chị cứ yên tâm, mọi việc sẽ tốt đẹp cả thôi!
Nghe vậy, chị hiểu, thầy thuốc chỉ cốt an ủi chị. C̣n sự thật, đă ung thư tủy xương th́ chỉ c̣n nước chờ người cho tủy như cô gái Li Sơ-u tội nghiệp trong một bộ phim Hàn Quốc, mà có lần chị đă xem trên truyền h́nh. Mà có phải tủy xương ai cũng cho ḿnh được đâu. C̣n hàng trăm điều kiện phức tạp để cơ thể có thể chấp nhận tủy xương lạ. Khó khăn đến nỗi ở Mỹ có cặp vợ chồng đă phải lau nước mắt, cố đẻ thêm một đứa con rồi hy sinh nó để có tủy xương cứu sống đứa lớn hơn… Ngẫm mà nẫu ruột.

V́ nhiều lư do khác nhau, măi gần 2 tháng sau chị mới vào bệnh viện khám lại. Đinh ninh thể nào cũng bị quở trách v́ lỗi hẹn, chị ngỡ ngàng trước thái độ vui vẻ của bác sĩ điều trị. Không những không trách cứ, bác sĩ c̣n cười sảng khoái sau khi xem kết quả xét nghiệm máu của chị. “Kết quả rất tốt. Cả hồng cầu và tiểu cầu đều tăng! Không phải truyền máu”. Nói rồi người thầy thuốc cẩn trọng kê một loạt tên thuốc vào cuốn y bạ của chị. Dặn: - Chị mua uống tiếp, tháng sau khám lại!

Chị lịch sự vâng dạ, cầm cuốn sổ y bạ ra về. Trong ḷng lẫn lộn cảm giác mừng vui, ngờ vực. Bệnh của chị, dù có uống thuốc, b́nh thường cứ sau 1, 2 – 3 tuần hoặc 1 tháng lại bắt buộc phải tiếp máu do hỏng tủy, hồng cầu và tiểu cầu giảm liên tục. Đằng này, mới sau 1 đợt điều trị… Hay có sự nhầm lẫn nào đó? Dẫu chưa tin hẳn, nhưng đều đặn như thế, đến tháng 12/2004, tṛn đúng 365 ngày, cứ sau 1 tháng chị lại có mặt ở bệnh viện để khám và lấy đơn thuốc mới. Nh́n chung kết quả xét nghiệm lần sau khá hơn lần trước. Tất nhiên cả bác sĩ điều trị và bệnh nhân đều phấn khởi. Lần khám áp chót (có xét nghiệm máu) ngày 7/12 thiếu chút nữa chị reo lên khi hỏi bác sĩ kết quả xét nghiệm: Hồng cầu 3 triệu 960 (người khỏe mạnh b́nh thường là 4 triệu; bạn bè trong trường rao hẹn, nhất định chị phải khao to, khi nào đạt 3 triệu sáu!); tiểu cầu: 181 (xấp xỉ mức b́nh thường – con bệnh đă bị đẩy lùi, chị đă khỏe mạnh như xưa!
Bác sĩ điều trị gật gù, cười nụ -“Thực tế chứng tỏ, hướng điều trị là đúng. Nhưng tôi không ngờ kết quả nhanh và tốt như vậy”. Và như mọi lần – người thầy thuốc cần cù lại ghi cho chị một đơn thuốc mới.

Song chỉ có chị và người thân trong gia đ́nh hiểu rơ, sự thực chị đă làm ǵ với hơn chục đơn thuốc trên. Chị lịch sự vâng dạ, cầm cuốn sổ y bạ không phải để xuống quầy thuốc trong bệnh viện, hoặc hiệu thuốc tây nào ngoài phố để mua (ngay số thuốc cho tháng điều trị đầu tiên chị vẫn giữ gần như nguyên xi ở nhà). Chị miễn cưỡng đóng kịch chỉ cốt có… lư do được thăm khám, xét nghiệm hàng tháng!

Thực tế, sau mỗi lần viếng thăm pḥng khám như thế, chị lại leo lên xe máy để con hoặc chồng đưa đến nhà ông Long “báo cáo” kết quả và bốc những thang thuốc mới!




Kỳ II: Gặp thầy hợp thuốc



Sau đợt điều trị 20 ngày ở bệnh viện, cho dù đă được uống, được tiêm những biệt dược tốt nhất và ba bốn lần truyền máu (tổng cộng một lít rưỡi), bác sỹ đă cho xuất viện-điều trị ngoại trú, song thực ḷng chị vẫn chưa vẫn chưa hết hoang mang. Ngoài năm mươi tuổi, mẹ của hai đứa con (nhỏ nhất đă là sinh viên đại học), hơn hai mươi năm “gơ đầu trẻ”, tiếp xúc với khá nhiều đối tượng – chị hiểu, được ra viện bao giờ cũng hàm hai ư nghĩa. Có thể là dấu hiệu “tai qua nạn khỏi” với bệnh thông thường, đồng thời cũng có thể là cái đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài số mệnh, vĩnh viễn chia tay sự sống, trường hợp mắc bệnh nan y. Chị bị ung thư tuỷ xương, chắc chắn đă thuộc nhóm “ra viện” thứ hai.

Không ai hiểu người bệnh bằng chính người bệnh. Ngay những ngày c̣n nằm viện, mặc dù được các bác sỹ và nhân viên y tế chăm sóc hết sức nhiệt t́nh và chu đáo, song chị vẫn linh cảm thấy điều ǵ đó không ổn trong phương pháp điều trị đang áp dụng đối với bản thân. Vẫn biết, “thuốc đắng giă tật” nhưng đă được tiêm, được uống bao nhiêu thứ “thuốc đắng” hảo hạng, mang đủ nhăn mác nước ngoài uy tín nhất… “tật” chưa biết có “giă” hay không, mà đă ngần ấy thời gian, chị vẫn chưa thấy dấu hiệu cải thiện rơ rệt.

Toàn thân vẫn rệu ră, tất cả các khớp xương luôn trong trạng thái gồng lên để duy tŕ tấm thân muốn rũ ra từng mảng. Đầu óc quay cuồng, chóng mặt, không chỉ những lúc đột ngột đứng lên, ngồi trên giường mà cả ngay khi nằm thẳng đuỗn trên giường. Song tất cả vẫn chưa là ǵ so với cảm giác hụt hẫng, mệt mỏi âm ỷ hành hạ dường như suốt ngày.

Chứng kiến nỗi khổ như những cơn mưa trên trời bất chợt đổ xuống người chị, đến khi xuất viện không thấy dấu hiệu khá hơn, thế nên về nhà uống thuốc tiếp được mươi ngày, không chỉ bản thân chị, chồng chị, mà các con chị cũng hoang mang, không biết rồi sẽ chữa trị thế nào.

“Có bệnh vái tứ phương” – đang theo Tây y, nghe người mách bảo, chị chuyển hướng sang Đông y. Song không phải ngay lần chuyển đổi đầu tiên, mọi việc đă “xuôi chèo, mát mái”. Theo lời giới thiệu của người quen, chị được đưa đến một thầy lang chuyên chữa các bệnh nan y có nghề gia truyền đă ba đời, nổi tiếng “mát tay” để bắt mạch, bốc thuốc ở huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.

Đúng là “thuốc tác dụng nhanh” y như lời đảm bảo của thầy. Mới uống hết một thang, sau hai ngày đă thấy toàn thân bới ê ẩm, không c̣n cảm giác bồng bềnh như ngồi trên sóng biển và miệng ăn đă bắt đầu có cảm giác mặn, ngọt. Thế nhưng chị thà chết chứ không uống thang thứ ba. Lư do cũng đơn giản: - Trạng thái ngược với bí đái. Ban đêm cũng như ban ngày – đều đặn, cứ xấp xỉ ba mươi, bốn mươi phút chị bắt buộc phải vào toa-let!

Lại thêm một lần thất vọng. Tây y- mệt lả; Đông y – tiểu nhiều! Cổ nhân đă dạy, “chữa được bệnh, không ai chữa được mệnh. Có lẽ số chị đă hết. Tia hy vọng chưa kịp le lói sau ngày uống thang thuốc Đông y gia truyền đầu tiên, đă vụt tắt ngấm. Thời tiết cuối thu mát mẻ là vậy, mà sao chị thấy ngột ngạt, khó thở. Nhà cửa, cây cối.. tất cả như đổ sập trước mặt chị. Cảm giác thèm ăn, đói ngủ cũng biến mất. Chị thoi thóp quay về trạng thái “xác không hồn”, thầm nhủ ḷng “ thôi đành đứt gánh ra đi” cho đến ngày con gái chị bất chợt kể cho chị nghe về giấc mơ kỳ lạ của nó…

Là nhà giáo, lại là người duy nhất, vô thần, chị không bao giờ tin vào những chuyện chiêm bao, báo mộng… thế nhưng có chi tiết gần giống với chi tiết trong câu chuyện sau này, xả ra hoàn toàn ngẫu nhiên, đúnglúc chị đă sẵn sàng tư tưởng thanh thản bước sang “thế giới bên kia”, bắt buộc chị phải suy nghĩ lại.

Đang lúc đă quên cả thuốc Tây, thuốc ta, con gái chị hồn nhiên kể rằng, đêm qua nó mơ thấy bà ngoại (đă qua đời được dăm năm). Bà bảo, mẹ chưa thể chết. Sẽ có thầy lang chữa khỏi bệnh cho mẹ. Hỏi bà, thầy lang ở đâu, bà bảo – cứ đi qua cầu Chương Dương. Chưa kịp hỏi bà địa chỉ cụ thể, bà đă biến mất…

Chị không loại trừ khả năng v́ thương mẹ, con chị cố ư tưởng tượng ra những giấc mơ lạc quan như thế để động viên chị. Đó chính là một trong nhiều thủ thuật của liệu pháp tâm lư, mà sách báo vẫn nhắc đến. Thế nhưng, điều kỳ lạ xui khiến chị không thể hoàn toàn phớt lờ ‘giấc mơ” của con chính là chi tiết về địa chỉ thầy lang trong “giấc mơ” gần trùng với thông tin liên quan đến hướng đi đến chỗ ở của thầy lang sau này do bạn thân của chị, một cán bộ ngành ngân hàng cung cấp-từ nhà chị, cũng phải “đi qua cầu Chương Dương”!

Số là, phải ngót một tháng sau khi chị ra viện, mọi người thân quen mới biết chị thuộc dạng “bệnh viện cho về nhà điều trị ngoại trú, v́ ung thư tuỷ xương”. Trước đó, mặc dù nhiều người đă vào thăm chị tại bệnh viện, song v́ lư do tếnhị-bản thân chị và người nhà “giữ bí mật”, nên không ai biết bệnh t́nh của chị nghiêm trọng như vậy. Đến khi hiểu ra sự thật, người bạn thân kể trên đă mách chị địa chỉ của thầy thuốc mới. Con trai chị ấy mới chín tuổi trước đó hơn ba tháng vừa phải cắt một quả thận, nhờ uống thuốc của thầy lang “đi qua cầu Chương Dương”, đến nay vẫn khoẻ mạnh b́nh thường.

Hy vọng sống trong chị đă nguội lạnh sau hàng loạt sự cố nẫu ruột, lại ấm dàn lên, khi chị t́m hiểu lya do bạn chị- một phụ nữ nổi tiếng cẩn thận và đặt trọn niềm tin vào Tây y, lại t́m đến thầy lang để cắt thuốc cho con.

Nói chính xác, không chỉ bạn thân cẩn thận, mà cả chồng chị ấy cũng thế, c̣n cẩn thận hơn. Là một nhà giáo có thâm niên nhiều năm trong nghề, trước khi đồng ư để các bác sỹ cắt một quả thận của con, anh đă tham khảo ư kiến của nhiều chuyên gia. Với thực trạng bệnh t́nh nan giải (quả thận có khối u nhỏ, liên tục chảy máu mặc dù các bác sỹ can thiệp bằng đủ h́nh thức) – ai cũng khuyên, bắt buộc phải cắt để cứu quả thận c̣n lại và sinh mạng của con. Cắt rồi, đúng là máu hết chảy, song cả hai vợ chồng lại ngơ ngác v́ nỗi lo khác – mối đe doạ khối u không thể cắt tiệt nọc có thể tiếp tục tấn công bất cứ lúc nào. Và lại xuất hiện lời khuyên: T́m thuốc Đông y để tăng cường thể lực và ngăn chặn khả năng con bệnh tái phát.

T́nh cờ biết chuyện của con anh nhà giáo, dược sỹ Trần Bảo, một cán bộ nghiên cứu dược liệu có kinh nghiệm đă kể cho anh nghe ca bệnh đặc biệt thú vị, mà ngay cả bản thân ông đă chứng kiến. Bệnh trạng c̣n nặng hơn cháu bé, đại tá Hợp bị ung thư thận. Năm 1999 đă cắt ?một quả, bác sỹ điều trị dự đoán tối đa chỉ sống thêm được 6 tháng. Thế nhưng, đến ngày biết chuyện con trai anh, đă hơn 4 năm dài hơn dự đoán trên, đại tá Hợp vẫn sống và khoẻ mạnh. Tất cả nhờ một năm liên tục và thỉnh thoảng uống thuốc của Bạn ông, dược sỹ - lương y Đào Kim Long, mà điạ chỉ đă giới thiệu ở đầu bài viết.

Bây giờ, khi khoẻ mạnh, chị kể rằng, ngoài thông tin về hai ca bệnh đặc biệt - người thật, việc thật mà chị biết được thông qua bạn bè gia đ́nh; c̣n một lư do khác khiến chị đặt niềm tin vào thầy Long, ngay lần tiếp xúc đầu tiên. Thứ nhất là cái Tâm. T́m đến ông dù là nông dân hay trí thức quan chức hay cửu vạn … bất kể giàu nghèo, bất kể bệnh tật ǵ – với ai ông cũng ân cần chu đáo. Bệnh ǵ chữa được, ông bảo được ; bệnh không thể - ông cho lời khuyên thích hợp. Người bệnh quá nghèo ông có thể cho nợ, hoặc chữa không lấy tiền, song không bao giờ né tránh trách nhiệm. Thứ đến là kiến thức. Ngoài kinh nghiệm gia truyền như ông thầy ở Từ Liêm, trước khi trở thành lương y, ông Long đă là dược sỹ được đào tạo chính quy, có bài bản. May mắn được theo học những thầy giỏi, thuộc thế hệ xuất sắc nhất hai ngành y và dược của nước ta như các giáo sư : Hồ Đắc Di, Trương Công Quyền, Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên… , lại ham và tự học một cách thông minh, ông tích lỹ được khối lượng kiến thức Đông – Tây, cổ - kim khổng lồ. Là lương y, song trong không ít trường hợp, ông áp dụng một cách sáng tạo kiến thức về sinh hoá huyết học, vi trùng học, về bệnh học lâm sàng, … theo lư thuyết tây y để sử dụng có hiệu quả nhất các bài thuốc y học dân gian và cổ truyền.

Nắm vững cơ chế trị bệnh cả Tây y và Đông y, ông luôn tỏ ra tự tin và đă truyền được ḷng tin ấy vào hầu hết người bệnh, mà ông bắt mạch, kê đơn. Ḷng tin ấy càng vững chắc khi em trai chồng chị được ông Long chữa khỏi căn bệnh dị thường – nửa mặt tê dại gần mất hết cảm giác, bắp chân đau nhức như bị vỡ ống xương. Trước đó nhiều lần đă uống thuốc Tây ?và cả năm châm cứu ở những cơ sở y tế khác nhưng vẫn vô hiệu. Và khâm phục hơn, khi cả hai cơ sở ông làm việc đều không hề treo biển quảng cáo, ông bao giờ cũng đông bệnh nhân.

Đến nhà ông lần đầu ngày 17 tháng 10 năm 2003, biết chị đă qua bốn lần truyền máu sau khi đă bắt mạch, hỏi han bệnh t́nh và xem qua bệnh án, ông khẳng định có thể chữa được. Hỏi v́ sao, ông bảo, với loại bệnh này và hiện trạng sức khoẻ của chị, c̣n nhận máu, tức cơ thể vẫn c̣n khả năng chiến thắng. Tất nhiên với sự trợ giúp của Tây y( công đoạn truyền máu). Và chị bắt đầu nhờ ông. Mấy tháng đầu, ông cắt cho 5 thang, sau mỗi lần thăm khám; thời gian sau – mỗi lần 10 thang khi bệnh t́nh đă ổn định. Mỗi thang sắc uống 2 ngày kể cả dịp tết Nguyên Đán. Uống hết tháng thứ 14 ông bảo không cần nữa, song chị cẩn thận, muốn “chắc ăn” nên vẫn đề nghị ông tiếp tục cắt thuốc.




Kỳ III: Đi trước tác giả giải thưởng Nobel?


Mặc dù đă nhiều lần tṛ chuyện trực tiếp với một số bệnh nhân và xem kết quả xét nghiệm của cơ sở y tế có uy tín, song tôi vẫn chưa thể hoàn toàn tin vào câu chuyện “Thầy ta chữa được ung thư”. Ngay tại những quốc gia có nền y học phát triển bậ nhất thế giới như Mỹ và Trung Quốc, tỷ lệ nạn nhân ung thư, nhất là ung thư tủy xương may nắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần cũng rất thấp. Người ta sẵn có máy móc hết sức hiện đại với hàng trăm loại biệt dược quư hiếm được tinh chế theo công nghệ tiên tiến nhất; trong khi ông Long chỉ có các loại thảo dược nội địa, chế biến thủ công…

Với hy vọng một phần giải đáp thắ mắc trên, xin giới thiệu nội dung bài phỏng vấn người trong cuộc.


Ông nghiên cứu ung thư từ năm nào?

Từ năm 1966, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. V́ là học tṛ cưng của thấy Lợi(GS.TS Đỗ Tất Lợi), lại nổi tiếng đam mê khoa học, nên tôi sớm “lọt mắt xanh” hai chuyên gia đầu ngành nghiên cứu bệnh ung thư của nước ta thời ấy là thầy Di và thầy Quyền ( GS.Hồ Đắc Di và GS. Trương Công Quyền).
Thầy Quyền trực tiếp giao cho tôi nhiệm vụ nghiên cứu về nấm lớn ( chủ yếu là các loại Linh Chi) để t́m nguyên liệu làm thuốc điều trị ung thư. Sở dĩ các thầy đặt hy vọng vào nấm lớn, bởi như lời thầy Quyền- các loại thuốc chữa nhiễm khuẩn, tức kháng sinh, điển h́nh là Penixinlin giớ khia học lấy từ vi nấm; các thuốc cấp cứu- lấy từ cây cỏ, thí dụ- thuốc trợ tim Neriolin tinh chế từ lá cây trúc đào, thuốc cảm cúm Aspirin tinh chế từ vỏ cây dương liễu; vậy th́ thuốc chữa ung thư phải t́m ở những cây nấm lớn…

Và đó cũng là thời gian ông tiếp xúc với bệnh nhân ung thư đầu tiên?
Đúng vậy. Sự kiện diễn ra năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Thầy Hồ Đắc Di giới thiệu cho chúng tôi một phụ nữ người dân tộc Tày. V́ bị ung thư, cánh tay chị phù nề, ph́nh to nhu quả bí, nhung mầu lại đỏ ḥn quả nhót chín. Chụp X-Quang chỉ c̣n một khối trong suốt, tất cả xương đă bị con bệnh ăn sạch! Thời đó thiếu thốn mọi thứ, kể cả kiến thức về bệnh ung thư. Chắc chị ấy không sống được bao lâu, nhưng h́nh ảnh cái cánh tay khủng khiếp ấy bám riết chúng tôi trong nhiều năm và nó cang thôi thúc chúng tôi tích cực t́m kiếm phương thuốc chữa trị.

Các loại nấm lớn là phương thuốc đó?
Chúng tôi đă nghiên cứu nhiều năm, song các loại Linh Chi không mang lại kết quả như trông đợi. Có thể v́ thời đó giới khoa học hiểu chưa đúng về bệnh ung thư. Họ chỉ biết rằng, ung thư là hậu quả của t́nh trạng rối loạn, chuyển sinh sản tế bào từ gián phân sang trực phân, c̣n lư do tại sao th́ không ai lư giải được. Chỉ biết rằng, đặc điểm của hiện tượng là tế bào sinh sản cực nhanh và hệ quả là phải tiêu thụ nhiều thức ăn, tức thu hút ngày càng nhiều mạch máu để nuôi khối u và cuối cùng nạn nhân sẽ chết v́ suy sụp. Do tin rằng, chỉ cần “dọn sạch” khối u là giải quyết được vấn đề, bởi thủ phạm gây ra bệnh là khối u, thế nên người ta đi t́m trong thiên nhiên những hợp chất khả dĩ thực hiện được nhiệm vụ đó (tương tự như thuốc kháng sinh tiêu diệt vi trùng điều chế từ vi nấm).

Ông làm ǵ, sau thất bại với các loại Linh Chi?
Trước hết, xin lư giải tại sao tôi lại theo học nghành Y Dược và gắn cuộc đời ḿnh với Đông Y. Trước hết v́ nỗi đau gia đ́nh. Thực ra từ nhỏ tôi đă thích môn văn và có năng khiếu học văn (lớp tám đă có thơ đăng báo) thế nhưng bước ngoặt cuộc đời sảy ra năm tôi học lớp 10. Mặc dù gia đ́nh có nghề làm thuốc, song mọi người đều bất lực chứng kiến cảnh em gái tôi mới 16 tuổi chết dần v́ bệnh tim. Hồi đó ở miền Bắc, bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế có uy tín nhất mà cũng không cứu được. Với hy vọng học những kiến thức khoa học khả dĩ giúp những người như em gái tôi chiến thắng bệnh tật, tôi quyết tâm thi vào trường Đại học Y Dược, Hà Nội. Nói vậy, song thực tế cho đến khi trở thành sinh viên, tôi vẫn chưa h́nh dung được cụ thể con đường tiếp theo của ḿnh sẽ như thế nào. Măi đến một hôm tại thư viện Nhân dân (thư viện Quốc gia ngày nay), t́nh cờ t́m được 6 tập sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, cho dù vẫn chưa được học thầy, chưa biết mặt mũi thầy thế nào, song tôi đă vô cùng khâm phục và tự đặt cho ḿnh mục tiêu phải học bằng được nghề Y dược.
Nghiên cứu sách thầy Lợi, mới biết giữa Đông Y và Tây Y có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều có truyền thống sử dụng cây cỏ, con vật làm thuốc phục hồi , tăng cường sức khỏe và chữa bệnh cho con người. Chỉ có điều, Phương Tây có nền khoa học – kỹ thuật phát triển hơn, nên người ta đă chế biến ra nhiều dạng thuốc uống, thuốc tiêm,… khác nhau, sử dụng tiện lợi hơn. Trước đó, các cụ nhà tôi hành nghề chủ yếu dựa vào cuốn “Nam dược thần hiệu”, kiến thức rất hạn chế.
Đọc sách của thầy Lợi, sau này lại trực tiếp được thầy dạy và hướng dẫn nghiên cứu, tôi “bị nhiễm” cả tính đam mê khoa học của thầy – đă làm việc ǵ phải làm ḱ được; đă nghiên cứu cái ǵ, bao giờ cũng đi đến tận cùng gốc rễ. Sau khi nghiên cứu các loại nấm Linh Chi để t́m nguyên liệu chữa ung thư không có kết quả, tôi chuyển sang lĩnh vực vừa nghiên cứu vừa chữa bệnh bằng y học dân tộc cổ truyền và Đông y.

Và quá tŕnh vừa nghiên cứu vừa chữa bệnh đă giúp ông t́m ra nguyên liệu điều trị ung thư?
Đúng thế. Trước hết, muốn chữa bệnh có hiệu quả, người thầy thuốc phải biết được cơ chế phát sinh bệnh. Trong thời gian nhiều năm hành nghề, riêng với bệnh ung thư, với kiến thức về giải phẫu học, bệnh học, sinh hóa… của Tây y, nghiên cứu về mạch và áp dụng kỹ thuật tứ chẩn của Đông y, thực tế điều trị người bệnh đă giúp tôi lư giải được nguồn gốc phát sinh của con bệnh. Sự thực, ung thư là một bệnh thuộc dạng chuyển hóa, mà nguyên nhân sâu xa là t́nh trạng gan bị ngộ độc. Nó hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây bệnh như cách lư giải kinh điển phổ biến. Cụ thể, ung thư là hậu quả của t́nh trạng rối loạn chuyển hóa protein.

Dựa vào những chứng cớ ǵ để khẳng định như vậy?
Thực tế khám và chữa bệnh. Nh́n chung, tất cả người bệnh đến khám (có kết quả xét nghiệm sinh hóa của bệnh viện hoặc không) đều có biểu hiện chuyển hóa cơ bản tăng. Tùy mức độ nặng nhẹ của con bệnh và từng loại bệnh cụ thể - lương y có tŕnh độ sẽ nhận thấy mức độ phát nhiệt từ huyệt lao cung trong ḷng bàn tay với cường độ khác nhau. Mạch người bệnh bao giờ cũng cường hỏa và rối loạn. Đối chiếu với kết quả xét nghiệm, sau thời gian dài nghiên cứu, tôi rút ra kết luận quan trọng. Người bị các bệnh dạng dị ứng như nổi mề đay, á sừng, eczema… thường là nạn nhân của t́nh trạng rối loạn chuyển hóa gluxit. Người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn tim mạch… thủ phạm là rối loạn chuyển hóa lipit sinh ra cholesterol trong máu cao. Và t́nh trạng rối loạn chuyển hóa protein sẽ sinh ra các bệnh ung bướu (lành hoặc ác tính).

Có thể hiểu, t́nh trạng gan bị ô nhiễm khiến cho quá tŕnh chuyển hóa vật chất trong cơ thể bị rối loạn là nguyên nhân sâu xa của bệnh ung thư?
Gan với hai chức năng chính là chuyển hóa và giải độc là cơ quan đóng vai tṛ hết sức quan trọng đối với sự sống, mà cho đến nay khoa học vẫn chưa khám phá hết bí mật của nó. Không phải ngẫu nhiên, khi biết rằng, cho dù đă có lịch sử phát triển hàng chục ngàn năm, song các bệnh có nguồn gốc từ gan bị ô nghiễm lại được Đông y xếp hạng chót trong “tứ chứng nan y” (phong, lao, cổ, lại - phong (hủi, cùi) và lao là hai bệnh nhiễm trùng đă được Tây y giải quyết bằng thuốc kháng sinh, riêng Cổ (xơ gan cổ trướng) và Lại (ung thư) đến nay vẫn là nan y). Thực chất, cả 2 loại bệnh nan y sau cùng đều là hậu quả của trạng thái rối loạn chuyển hóa và đều xuất phát từ gan.

Như vậy, lư thuyết về bệnh ung thư của ông khác xa lư thuyết kinh điển và tất nhiên phương pháp điều trị cũng không giống Tây y?
Khác về căn bản. Như đă lư giải ở trên về cơ chế sinh bệnh - các khối u chỉ là hậu quả của con bệnh. Một khi quá tŕnh chuyển hóa protein bị rối loạn, thân nhiệt đột ngột tăng cao bắt buộc cơ thể phải sinh ra những khối u để dung nạp năng lượng dư thừa. Nếu 1 u vẫn chưa đủ sẽ xuất hiện cái thứ hai, thứ ba, thậm chí đến cái thứ 100. Chúng mọc khắp người. Như vậy những khối u đó vừa là hậu quả của con bệnh, một mặt vừa là bệnh, mặt khác lại đóng vai tṛ tạm thời giúp cơ thể tự vệ, chống lại con bệnh. V́ nếu không có những khối u dung nạp năng lượng dư thừa trong quá tŕnh đốt cháy khốc liệt như thế, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng và chết v́ sốt cao. Do vậy phải tôn trọng và không nên tiêu diệt chúng. Và muốn chữa tận gốc ung thư nhất thiết phải lập lại trạng thái cân bằng trong chuyển hóa protein.

Không thể sử dụng các loại Linh Chi, ông đă dùng biệt dược ǵ làm nguyên liệu chữa trị ung thư?
Sử dụng Linh Chi không có kết quả, tôi tiếp tục sưu tầm và khai thác vốn quư của dân tộc, đúng với lời dạy “Tôi tiên sư kính đạo tiên sư” (Tiếp thu đạo chữa bệnh của các thày thuốc đi trước ở tất cả các nước) và “Nam dược trị Nam nhân” của đại danh y Tuệ Tĩnh, ông tổ thuốc Nam nước nhà. Thực ra trong dân gian có không ít loại thảo dược có thể dùng kết hợp trong các bài thuốc điều trị ung thư. Thế hệ 50-60 tuổi hôm nay có thời đă sống ở nông thôn miền Bắc chắc hẳn chưa quên khúc hát đồng dao trong tṛ chơi rồng rắn của trẻ thơ, trong đó có đoạn:
“Rồng rắn lên mây
Trồng cây núc nắc
Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không?”
Quanh nhà tôi và nhà các thầy lang trong vùng, nhà nào cũng trồng cây núc nắc. Lá của nó được các thầy lang sử dụng phổ biến trong rất nhiều bài thuốc, nhất là trong điều trị các bệnh thuộc dạng dị ứng. Dựa vào cuốn cẩm nang của thầy Lợi, tôi t́m đọc các tài liệu về công dụng chữa bệnh của những thảo dược khác có tác dụng “làm sạch” nội môi như cây núc nắc, các loại kim ngân, ké đầu ngựa… Song song với việc làm đó, tôi triệt để tận dụng kinh nghiệm dân gian (điển h́nh là trường hợp dùng lá cái đắp vào những khối u của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Bắc).

Ông có nhớ bệnh nhân ung thư đầu tiên được chữa khỏi bằng nguyên liệu dân gian?
Chuyện xảy ra đă ngót 20 năm trước. Cậu ta tên là Thiện, người cùng làng. Làm thợ đốt ḷ gạch bỗng nhiên bị sốt cao cả tuần. Hạch nổi khắp quanh cổ. Sau khi thăm khám, bắt mạch, tin chắc bệnh nhân bị ngộ độc than, tôi bảo: bây giờ cháu cứ lên bệnh viện huyện, ở đó người ta sẽ giới thiệu lên bệnh viện tỉnh, bệnh viện tỉnh sẽ kết luận cháu bị ung thư ṿm họng và cấp giấy giới thiệu lên bệnh viện K ở Hà Nội để chữa trị. Nhưng bác biết, nhà cháu nghèo, nếu không có đủ tiền chữa chạy như vậy, về đây bác sẽ chữa cho. Tùy cháu suy nghĩ. Ngay hôm sau, nó mang cho tôi xem tờ giấy của bệnh viện tỉnh giới thiệu lên bệnh viện K. Tôi đă cắt thuốc cho cậu ta uống liền trong một tháng th́ khỏi. Bây giờ làm thợ mộc, thợ nề, vẫn khỏe mạnh b́nh thường.

Thời gian qua ông có bao giờ gặp lại những ca bệnh tương tự như cô gái Tày năm xưa?
Có chứ. Cái ác của ung thư là hễ có khối u bám vào xương (kể cả trường hợp không phải ung thư xương), nếu không chữa chạy kịp thời, con bệnh sẽ ăn hết khúc xương ở đó. Năm ấy, cụ Cam ở làng Giang, xă Nhân La, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên bị ung thư phổi đă chạy lên đầu. Bệnh viện chẩn đoán chỉ có thể sống được 2 tuần. Tôi cắt thuốc, đến tháng thứ ba thấy t́nh h́nh không thể cải thiện, tôi bảo với người nhà là cụ không thể qua khỏi và dặn, khi nào “thay áo”, nhớ kiểm tra hộp sọ của cụ. Ba năm sau, tôi nhận được thông tin: hộp sọ của cụ bị thủng một lỗ bằng quả vải!
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể vượt qua, trường hợp phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Điển h́nh là trường hợp cậu Cốm ở thôn Hoàng Nha, xă Minh Hải, quê tôi và hai cô em bà Điệp, vợ tôi. Năm ấy Cốm bị U K bằng quả ổi ở gốc ngón chân áp út. Tôi dùng lá cái đắp vào khối u và cắt thuốc cho cậu ta uống. Hết 50 thang, khối u biến mất, song chân vẫn c̣n đau. Tôi bảo rằng, cháu c̣n đau dăm, sáu năm nữa v́ mẩu xương ấy đă bị khối u ăn ṃn, cần phải có thời gian phục hồi. Năm nay Cốm 50 tuổi, đă có cháu ngoại. Với hai cô em vợ, một cô bị u bối ở đốt sống lưng L5; cô kia khối u ở vai. Cả hai đều khỏi hẳn sau thời gian đắp lá và uống thuốc.
Quay lại trường hợp chữa khỏi bệnh ung thư tủy xương. Giả sử, bệnh nhân không gơ cửa bác sĩ Tây y, không nằm viện như ttrường hợp cậu Thiện, cậu Cốm, hai cô em bà Điệp…, ông có chữa được không?
Riêng với ung thư tủy xương, các bài thuốc của tôi không thể giải quyết vấn đề, nếu như đối tượng không được tiếp máu trong một thời gian nhất định.

Vậy, theo ông, giữa Đông y và Tây y, nền khoa học nào đóng vai tṛ quan trọng hơn trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân loại?
Thật khó so sánh vai tṛ của Tây y và Đông y trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân loại. Thứ nhất, bởi cả hai đều chưa hoàn chỉnh. Con người là cả vũ trụ thu nhỏ và cả hai mới chỉ khám phá được một phần rất nhỏ bí mật của cái “vũ trụ” thu nhỏ ấy. Được tiếng hiện đại hơn, song tối đa nền y học phương Tây cũng chỉ chiếm khoảng 50% kiến thức về con người của nhân loại. Thế mới hiển hiện thực tế: -Có những sự cố Tây y giải quyết tốt hơn (thí dụ, phẫu thuật cắt ruột thừa bị viêm nhiễm) và ngược lại - có những sự cố Đông y làm tốt hơn (như cảm nắng, cảm gió…). Thứ hai, có không ít loại bệnh nhất thiết phải kết hợp cả hai mới có thể đạt hiệu quả tối ưu. Bệnh của cô Viên là trường hợp điển h́nh Đông y nhất thiết phải có sự trợ giúp của Tây y (khâu xét nghiệm và tiếp máu); Trái lại, với các trường hợp di chứng sau tai biến năo (liệt tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật…) Tây y lại cần sự trợ giúp đắc lực của Đông y trong công đoạn phục hồi chức năng một số bộ phận quan trọng của cơ thể (bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, uống thuốc Nam…).

Theo ông, chúng ta hoàn toàn có thể chiến thắng được hai bệnh nan y c̣n lại?
C̣n tùy thuộc vào t́nh trạng rối loạn chuyển hóa cụ thể. Nếu trạng thái ấy đă vượt quá ngưỡng b́nh thường, th́ không chỉ ung thư, mà ngay đến cảm nắng, sốt xuất huyết… cũng có thể gây tử vong.

Có nhiều người biết về phát hiện mới của ông về cơ chế sinh bệnh ung thư và kết quả điều trị bằng Đông y của ông?
Có, song cũng chỉ giới hạn trong phạm vi Hội nghị khoa học nhỏ. Cuối năm 1992, tại Đại học Dược Hà Nội, tôi đă tŕnh bày lư luận đă được tổng kết từ thực tiễn công tŕnh nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư bằng Đông y của ḿnh. Trong các nhà khoa học có thâm niên nghiên cứu nhiều năm, tôi gặp lại thầy Trương Công Quyền và thầy Đặng Thanh Phúc. Cho dù không có ư kiến phản bác, song nh́n chung mọi người vẫn chưa thật tin tưởng. Giáo sư Trương Công Quyền bảo rằng, nghe anh nói cũng có lư, riêng cách chẩn đoán bằng bắt mạch, tôi thấy c̣n mù mờ lắm, nhưng tôi già rồi, các anh cứ chủ động nghiên cứu tiếp.
Tháng 11 năm 2004, tập thể ba nhà hóa học phương Tây (Aaron Ciachenovez, Avram Hershko người Ixraen và Ivwin A. Rose, người Mỹ) đăng quang giải thưởng Noben Hóa học nhờ công tŕnh nghiên cứu, trong đó họ đă lư giải được cơ chế phát sinh bệnh ung thư tương tự như lư luận của ông. Tiếc rằng, ít ai biết, có nhà khoa học Việt Nam đă đi trước họ hàng chục năm…
Có thể tôi đă đi trước họ về mặt lư luận và ứng dụng nó có kết quả trong điều trị một số nạn nhân của chứng bệnh nguy hiểm này. C̣n trong lĩnh vực kỹ thuật cụ thể, nhờ có phương tiện máy móc hiện đại, họ đă “vạch mặt, chỉ tên” chính xác thủ phạm gây ra tai họa.

Xin cảm ơn ông.



Thay lời kết:

Tường thuật lại vài mẩu chuyện trên - như lời ông Đào Kim Long nhiều lần nhấn mạnh – những người trong cuộc không có mục đích nào khác ngoài mong muốn khẳng định một thực tế:

Trong điều trị không ít chứng bệnh nguy hiểm, tính hiệu quả của Đông y nói chung, Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam nói riêng, không hề thua kém y học phương Tây. Đồng thời, sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân loại sẽ hiệu quả hơn, một khi đội ngũ thầy thuốc biết ứng dụng một cách sáng tạo các thành tựu khoa học hiện đại vào nền y học dân tộc cổ truyền của đất nước ḿnh. Và quan trọng hơn, nhắn nhủ mọi người chớ vội bi quan...
 
May mà có anh Ngô Vũ đứng ra nói vài câu, chứ nếu không thì bọn em đang tưởng mình nằm mơ. Chết thật ...
 
Bunhia said:
Tiện chủ đề này, mình muốn hỏi mọi người .

Bạn của mình bị khối u gan, đã mổ và cắt bỏ nó, nhưng mà chân khối u vẫn còn . Hiện tại ở VN có thể chữa được bệnh này không ? Nếu không thì phải sang nước nào để có thể triệt tiêu hoàn toàn khối u , cả chân của nó ?

Thank in advance

Tôi chỉ nắm và nghiên cứu về cơ chế của ung thư cũng như các hướng giải quyết trong PTN thôi. Còn những việc điều trị lâm sàng cụ thể thì chúng tôi ko thể bằng được những bác sỹ về ung thư (ngay cả so với DS Long cũng ko thể nào bằng). Hy vọng bạn tìm được câu trả lời ở Y khoa.net. Chúc bạn của B may mắn, chóng khoẻ.
 
hôm qua tui đi như cả ngày, nên kô có nhiều thời gian viết bài, mặc dù đã vietbio và anh tuchau đã phân tích những thứ gọi là rác rưởi internet, tui xin phép nhân lúc đang ... chờ bả xã online viết vài ý:

01- Đọc đọan này, tui nổi da gà

Từ năm 1966, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. V́ là học tṛ cưng của thấy Lợi(GS.TS Đỗ Tất Lợi), lại nổi tiếng đam mê khoa học, nên tôi sớm “lọt mắt xanh” hai chuyên gia đầu ngành nghiên cứu bệnh ung thư của nước ta thời ấy là thầy Di và thầy Quyền ( GS.Hồ Đắc Di và GS. Trương Công Quyền).
Thầy Quyền trực tiếp giao cho tôi nhiệm vụ nghiên cứu về nấm lớn ( chủ yếu là các loại Linh Chi) để t́m nguyên liệu làm thuốc điều trị ung thư. Sở dĩ các thầy đặt hy vọng vào nấm lớn, bởi như lời thầy Quyền- các loại thuốc chữa nhiễm khuẩn, tức kháng sinh, điển h́nh là Penixinlin giớ khia học lấy từ vi nấm; các thuốc cấp cứu- lấy từ cây cỏ, thí dụ- thuốc trợ tim Neriolin tinh chế từ lá cây trúc đào, thuốc cảm cúm Aspirin tinh chế từ vỏ cây dương liễu; vậy th́ thuốc chữa ung thư phải t́m ở những cây nấm lớn…

Không ai làm khoa học chân chính mà trơ trẽn đi nói cái điều tự thổi phòng mình lên đế mức kỳ quặc như thế. Không biết thầy Lợivà thầy Quyền nghĩ sau khi đọc đọan này nhỉ  (là thầy Di không còn nữa)???


02-Ý dưới đây thì vietbio và tuchau đã phân tích rồi, ta kô nói đến nữa

Sự thực, ung thư là một bệnh thuộc dạng chuyển hóa, mà nguyên nhân sâu xa là t́nh trạng gan bị ngộ độc. Nó hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây bệnh như cách lư giải kinh điển phổ biến. Cụ thể, ung thư là hậu quả của t́nh trạng rối loạn chuyển hóa protein.


- thức ăn vào ruột, phân giải, acid amin hấp thu vào máu, đến tế bào, xâm nhập vào bào tương, quá trình sinh tổng hợp protein cần acid amine như nguyên liệu căn bản, protein lại được tb sử dụng trực tiếp hoặc tiết ra theo hệ mạch đến các tb khác.

Vậy rối lọan chuyển hóa protein mà DS Long đề cập ở đây phải hiểu theo cấp độ nào?? rối lọan ở ruột,  ở tế bào hay ở lúc sinh tổng hợp protein mới,  hay khi nó là protein tiết?

Đọc ở những phần sau, tôi hòan tòan không thấy ông ta lý giải, ít nhất là chỉ ra  rối lọan chuyển hóa protein đến mức độ nào thì gây ung thư.

Hơn nữa, tôi cố gắng đọc để tìm xem coi bài thuốc ông ta cho bệnh nhân uống chứa những thành phần gì, nó tác động như thế nào để tái lập sự cân bằng chuyển hóa protein, ... thì kô thấy, chỉ thấy ông ta huyên thuyên đủ thứ.


03- Tiếp chổ này

Đối chiếu với kết quả xét nghiệm, sau thời gian dài nghiên cứu, tôi rút ra kết luận quan trọng. Người bị các bệnh dạng dị ứng như nổi mề đay, á sừng, eczema… thường là nạn nhân của t́nh trạng rối loạn chuyển hóa gluxit. Người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn tim mạch… thủ phạm là rối loạn chuyển hóa lipit sinh ra cholesterol trong máu cao. Và t́nh trạng rối loạn chuyển hóa protein sẽ sinh ra các bệnh ung bướu (lành hoặc ác tính).

- Ông ta nc bằng pp nào, có số liệu thống kê, bằng chứng khoa học thực nghiệm kô? Công bố chưa, ở đâu, khi nào, trên tạp chí nào, có uy tín không??


04-

Gan với hai chức năng chính là chuyển hóa và giải độc là cơ quan đóng vai tṛ hết sức quan trọng đối với sự sống, mà cho đến nay khoa học vẫn chưa khám phá hết bí mật của nó. Không phải ngẫu nhiên, khi biết rằng, cho dù đă có lịch sử phát triển hàng chục ngàn năm, song các bệnh có nguồn gốc từ gan bị ô nghiễm lại được Đông y xếp hạng chót trong “tứ chứng nan y” (phong, lao, cổ, lại - phong (hủi, cùi) và lao là hai bệnh nhiễm trùng đă được Tây y giải quyết bằng thuốc kháng sinh, riêng Cổ (xơ gan cổ trướng) và Lại (ung thư) đến nay vẫn là nan y). Thực chất, cả 2 loại bệnh nan y sau cùng đều là hậu quả của trạng thái rối loạn chuyển hóa và đều xuất phát từ gan.

Lịch sử lòai người phát triển từ lúc tìm thấy lửa để chuyển từ đời sống "động vật ăn lông ở lổ" sang "hiện đại" chỉ mới chừng hơn 10 ngàn năm. Ở đâu ra "hàng chục ngàn năm" cái gọi là lịch sử phát triển chẩn đóan chữa bệnh vậy hả trời???



Ở một phát biểu khác

Người bị các bệnh dạng dị ứng như nổi mề đay, á sừng, eczema… thường là nạn nhân của t́nh trạng rối loạn chuyển hóa gluxit. Người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn tim mạch… thủ phạm là rối loạn chuyển hóa lipit sinh ra cholesterol trong máu cao. Và t́nh trạng rối loạn chuyển hóa protein sẽ sinh ra các bệnh ung bướu (lành hoặc ác tính).


Trẻ nhỏ học lớp 9 cũng biết gan là cơ quan điều hòa chuyển hóa glucose cho cơ thể. Vì thế nếu những bệnh nổi mề đay, á sừng, ... (chắc là ý ổng nói đến nhóm bệnh Da liễu) là do rối lọan chuyển hóa glucid thì không có vai trò trách nhiệm của gan ư? Khi đó quan hệ

glucose - gan
và ngộ độc gan - ung thư
rối loạn chuyển hóa glucose- bệnh da liễu

phải hiểu thế nào đây cho đúng về vai trò trung tâm của gan trong cơ thể và các lọai bệnh do nó gây ra?

05- Đọc cái này, mới thấy chóng mặt

Khác về căn bản. Như đă lư giải ở trên về cơ chế sinh bệnh - các khối u chỉ là hậu quả của con bệnh. Một khi quá tŕnh chuyển hóa protein bị rối loạn, thân nhiệt đột ngột tăng cao bắt buộc cơ thể phải sinh ra những khối u để dung nạp năng lượng dư thừa. Nếu 1 u vẫn chưa đủ sẽ xuất hiện cái thứ hai, thứ ba, thậm chí đến cái thứ 100. Chúng mọc khắp người. Như vậy những khối u đó vừa là hậu quả của con bệnh, một mặt vừa là bệnh, mặt khác lại đóng vai tṛ tạm thời giúp cơ thể tự vệ, chống lại con bệnh.

Có ai bị ung thư mà khắp người nổi cả chục đến 100 khối u không?
ung thư buồng trứng thì khối u có cơ hội mọc ở ... khoét mắt bờ môi không???

===) đến đây tui nghi ngờ khái niệm khối u mà ông ta mô tả không phải là khối u trong bệnh ung bướu mà ta vẫn biết.

06-Thêm  một phát biểu

Ông có nhớ bệnh nhân ung thư đầu tiên được chữa khỏi bằng nguyên liệu dân gian?
Chuyện xảy ra đă ngót 20 năm trước. Cậu ta tên là Thiện, người cùng làng. Làm thợ đốt ḷ gạch bỗng nhiên bị sốt cao cả tuần. Hạch nổi khắp quanh cổ. Sau khi thăm khám, bắt mạch, tin chắc bệnh nhân bị ngộ độc than, tôi bảo: bây giờ cháu cứ lên bệnh viện huyện, ở đó người ta sẽ giới thiệu lên bệnh viện tỉnh, bệnh viện tỉnh sẽ kết luận cháu bị ung thư ṿm họng và cấp giấy giới thiệu lên bệnh viện K ở Hà Nội để chữa trị. Nhưng bác biết, nhà cháu nghèo, nếu không có đủ tiền chữa chạy như vậy, về đây bác sẽ chữa cho. Tùy cháu suy nghĩ. Ngay hôm sau, nó mang cho tôi xem tờ giấy của bệnh viện tỉnh giới thiệu lên bệnh viện K. Tôi đă cắt thuốc cho cậu ta uống liền trong một tháng th́ khỏi. Bây giờ làm thợ mộc, thợ nề, vẫn khỏe mạnh b́nh thường.

Ngộ độc than = chắc là ngộc độc gan mà bài báo viết sai chính tả
bằng cách bắt mạch, ông DS Long kết luận là bị ngộ độc gan thì có thể chấp nhận được. Nhưng từ đó ông ta kết luận rằng anh bệnh nhân bị ung thư vòm họng thì ... potay.

- khi người bị mắc ung thư, triệu chứng có phải là sốt cao cả tuần không, hạch có nổi quanh cổ không???

- ông ta đã khẳng định BN bị ung thư vòm họng thì còn kêu anh ta đi khám ở BV tỉnh và lên viện K làm gì? Ông ta kô tự tin vào khả năng chẩn đóan của mình ư? Hay muốn làm reo, kiểu như "Tao nói thế đấy, kô tin mày đi mà hỏi người khác"

- Anh bệnh nhân khi quay lại  đưa ông ta "tờ giấy của bệnh viện tỉnh giới thiệu lên bệnh viện K" nghĩa là kô phải tờ giấy kết quả xét nghiệm. Thế thì cái ung thư vòm họng thì ai  kết luận, hay chỉ có mỗi ông ta???


Đến đây câu hỏi của các nhà Y học hiện đại sẽ đặt ra là "quan hệ giữa ngộ độc gan và ung thư vòm họng  là quan hệ thế nào?" Có ai có câu trả lời không???


07- Đọc câu này thì tui muốn đốt sách mà theo ông ta học nghề bốc ... phét

C̣n tùy thuộc vào t́nh trạng rối loạn chuyển hóa cụ thể. Nếu trạng thái ấy đă vượt quá ngưỡng b́nh thường, th́ không chỉ ung thư, mà ngay đến cảm nắng, sốt xuất huyết… cũng có thể gây tử vong.

Tức là theo ý DS LONG thì sốt xuất huyết chẳng do virus Dengue nào gây ra bệnh cả, nó là do tình trạng cơ thể bị rối lọan chuyển hóa. Và theo cái logic trong mệnh đề ông ta nói thì bệnh cảm nắng và sốt xuất huyết là cùng một nhóm ít hay không có nguy cơ gây tử vong. Ông ta có biết hằng năm TG có bao nhiêu trẻ em chết vì sốt xuất huyết kô??


Sốt xuất huyết ơi là sốt xuất huyết, tao muốn phát sốt vì mày đây.


08-

Kết luận của tôi sau khi đọc xong bài báo này:


Việc chẩn đóan bệnh sai khiến cho việc vạch phát đồ điều trị sai là điều rất hay xảy ra. Ông DS Long đã cứu nhiều người. NHƯNG rất có thể không phải bị ung thư mà có thể bị những rối lọan bất thường của cơ thể. Ví dụ cái anh nào đó bị ngộ độc gan, gây sốt ... ông ta khám bệnh xong bảo là ung thư vòm họng, mặc dù ông ta chưa lập xét nghiệm bệnh và cũng không có cơ quan y tế nào kết luận cái vòm họng anh bệnh nhân bị ung thư, và khi chữa khỏi bệnh cho anh bệnh nhân này ông ta hô hóan lên rằng ông ta chữa khỏi ung thư.

Nói dễ hiểu, tui mua Bình Cắm Hoa về, tui để trên bàn, tui kô cắm hoa mà tui chỉ đổ nước vào đó. Khi đó bạn tui bảo "Sao mày có Bình Đựng Nước đẹp thế". Bạn tôi gọi đó là bình đựng nước hòan tòan không sai, vì trên đó có cái hoa nào đâu. Nhưng mà tui cứ gân cổ cãi đấý là bình đựng hoa sao mày bảo là bình đựng nước.

vậy cùng một vật dụng, hai cách nhìn  khác nhau  nhau cho ra hai tên gọi khác nhau.

ngược lại, tôi đi lấy cái cốc uống beer lọai 1 lít, mua hoa về, cắm vào đó, hoa nở xanh tươi, hoa và cốc uống beer vô tình tạo nên một chỉnh thể không gian đẹp mắt. Tôi mỉm cười khoe với bạn: Bình cắm hoa của tao đẹp quá. Nhưng bạn tôi cãi, đó là cốc uống beer chứ có phải là bình cắm hoa đâu.

Cốc beer 1 lít vẫn là cốc beer 1 lít, chỉ có trường hợp tôi dùng nó cắm hoa thì nó mới thành bình cắm hoa còn thì vĩnh viễn không thể có khái niệm cốc beer 1 lít = bình cắm hoa.

Nói cách khác, theo ý tôi, khái niệm ung thư của ông DS Long nói năng trong bài báo không phải là khái niệm ung thư của Tây Y mà chúng ta chấp nhận từ trước đến nay. Khái niệm ung thư chỉ là cái mà ông ta suy nghĩ và tự cho nó là ung thư.  Và đó có thể xem là một dạng lập lờ đánh lận con đen để đánh bóng tên tuôi, lấy tiền bệnh nhân, những người ung thư thật sự không hề tiếc tiền để mong khỏi bệnh.

Điều cuối cùng: Mong rằng không có ai ở tận vùng Cà Mau đọc bài báo viết về DS Long, để họ không phải vất vả tàu xe mà ra tận Hưng Yên xin chữa bệnh ...ung thư.
 
Xin mọi người đọc tin mới ?nhất liên quan tới việc này :

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/11/3B9E3C9A/

Tôi có một quan ngại là qua việc tranh luận ở trên diễn đàn thì cách chữa bệnh của vị dược sĩ này có nhiều điều nghi ngại, nếu không nói là một kiểu " thày lang " ! ?Nhưng hiện giờ trang bài viết của người chồng đáng thương này đã được in thành sách, thì những thông tin liên quan đến vị dược sĩ này nếu không có những bài viết mang tính phản biện lại, thì vô tình chung sẽ trở thành một dạng quảng cáo cho cách chữa bệnh mà 4 rùm ta hiện đánh giá là sai.
 
vấn đề vượt quá tầm của SHVN.

Xã hội không hiếm những trường hợp như vậy đâu.

Chỉ cần trong SHVN ta thẳng tay loại mấy tay lang băm lang vườn là mừng lắm rồi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top